Tỷ lệ mắcbệnh theo nhóm tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường tại thành phố pleiku, tỉnh gia lai năm 2019 2020 (Trang 45)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.2. Tỷ lệ mắcbệnh theo nhóm tuổi

Với 610 trường hợp được xác định là ĐTNC, chúng tôi phân tích tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ theo nhóm tuổi, kết quả được trình bày ở bảng 3.2:

35

Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi Số lượng (n) Tỷ lệ (%) <40 17 2,79 40-49 78 12,79 50-59 171 28,03 ≥60 344 56,39 Tổng 610 100,00 Tuổi trung bình X ± SD 62,5 ± 11,8 TuổiMax 93 TuổiMin 28

Kết quả bảng 3.2 cho thấy, tuổi trung bình của bệnh nhân là 62,5 ± 11,8 tuổi, bệnh nhân ít tuổi nhất 28 tuổi, bệnh nhân cao tuổi nhất 93 tuổi; nhóm dưới 40 tuổi có 17 bệnh nhân, chiếm 2,79%; nhóm 40-49 tuổi có 78 bệnh nhân, chiếm 12,79%; nhóm 50-59 tuổi có 171 bệnh nhân, chiếm 28,03% và nhóm trên 60 tuổi có 610 bệnh nhân, chiếm 56,39%. Chúng ta có thể thấy rõ sự khác biệt theo nhóm tuổi qua biểu đồ 3.2:

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo nhóm tuổi

Theo nghiên cứu của Bùi Thế Bừng (2004) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, tuổi trung bình của bệnh nhân là 55,4 ± 7,2 tuổi ; nhóm tuổi 50 - 59 chiếm tỷ lệ 62,0% [14]. Nghiên cứu của Trần Văn Hiên (2007) tại Bệnh

< 40 40-49 50-59 ≥ 60 2.79 12.79 28.03 56.39 Tỷ lệ ĐTĐ (%)

36

viện Nội tiết Trung ương, tuổi trung bình của bệnh nhân là 54,1 ± 8,8; nhóm tuổi 50 - 59 chiếm tỷ lệ 33,3% [23]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Huyền (2013) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, tuổi trung bình của bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ là 64,0 ± 8,3; nhóm tuổi 60-69 chiếm tỷ lệ 46,3% [28]. Nghiên cứu của Trịnh Thị Ngọc Thùy (2014) tại trung tâm y tế huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định, tuổi trung bình của bệnh nhân là 62,0 ± 13,7; nhóm tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ 58,0% [42]. Nghiên cứu của Hà Thị Huyền (2016) tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Kon Tum, tuổi trung bình của bệnh nhân là 57,9 ± 8,10; nhóm tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ 53,6% [29]. Như vậy, kết quả nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm tuổi của chúng tôi gần và tương đương kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.

Như chúng ta đã biết, tuổi có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ càng tăng cao. Khi cơ thể già đi, đặc biệt là 60 tuổi trở lên thì các chức năng tụy nội tiết bị suy giảm theo, những thay đổi về chuyển hóa glucose cũng tiến triển song hành cùng tuổi. Quá trình lão hóa là nguyên nhân quan trọng nhất của sự đề kháng Insulin, cơ chế làm tăng tỷ lệ ĐTĐ. Vì vậy, cần tuyên truyền, giáo dục những kiến thức chung về bệnh ĐTĐ rộng rãi trong cộng đồng, sức khỏe khi tuổi càng về già, đặc biệt là đối với người mắc bệnh ĐTĐ cao tuổi nhằm phát hiện bệnh sớm hơn, làm chậm sự xuất hiện và làm giảm mức độ nặng các biến chứng của bệnh.

Như vậy, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ tăng dần theo nhóm tuổi trong số người bệnh đái tháo đường, thấp nhất là nhóm tuổi dưới 40 và cao nhất là nhóm tuổi trên 60. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 62,5 ± 11,8 tuổi, bệnh nhân ít tuổi nhất 28 tuổi, bệnh nhân cao tuổi nhất 93 tuổi.

3.1.3. Tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm nghề nghiệp

Với 610 trường hợp được xác định là ĐTNC, chúng tôi phân tích tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ theo nhóm nghề nghiệp, kết quả được trình bày ở bảng 3.3:

37

Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo nhóm nghề nghiệp

Nhóm nghề nghiệp Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Lao động trí thức 67 11,0

Lao động chân tay 140 23,0

Không lao động 403 66,0

Tổng 610 100,00

Kết quả bảng 3.3 cho thấy, nhóm lao động trí thức có 67 bệnh nhân, chiếm 11,0%; nhóm lao động chân tay có 140 bệnh nhân, chiếm 23,0%; nhóm không lao động có 403 bệnh nhân chiếm 66,0%.

Chúng ta có thể thấy rõ sự khác biệt theo nhóm nghề nghiệp qua biểu đồ 3.3:

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo nhóm nghề nghiệp

Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Đợi (2007) tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở nhóm cán bộ hưu trí, làm ruộng và cán bộ công chức lần lượt là 65,3%; 15,7%; 14,3% [19]. Nghiên cứu của Trương Văn Sáu (2007) tại Bắc Giang cho thấy tỷ lệ mắc ở nhóm cán bộ hưu trí, làm ruộng và cán bộ công chức lần lượt là 48,4%; 39,1%; 12,5% [40].

Lao động trí thức Lao động chân tay Không lao động

11

23

66

38

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Huyền (2013) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, tỷ lệ mắc ở nhóm cán bộ hưu trí, làm ruộng và cán bộ công chức lần lượt là 79,0%; 8,3%; 3,7% [28]. Nghiên cứu của Trịnh Thị Ngọc Thùy năm 2014 tại trung tâm y tế huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định, tỷ lệ mắc ở nhóm cán bộ hưu trí, làm ruộng và cán bộ công chức lần lượt là 27,6%; 50,6%; 14,4% [42]. Nghiên cứu của Hà Thị Huyền (2016) tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Kon Tum, tỷ lệ mắc ở nhóm lao động trí óc, lao động chân tay, không lao động lần lượt là 14,5%; 21,7%; 63,8% [29]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với phần lớn các nghiên cứu trên.

Các nghiên cứu ở các thành phố, phần lớn đối tượng bệnh tập trung ở nhóm hưu trí. Các nghiên cứu ở nông thôn phần lớn đối tượng bệnh tập trung ở nhóm làm nông, ít ở nhóm hưu trí. Theo chúng tôi, điều này phản ánh hiện trạng phần lớn đối tượng bệnh nơi đây là công chức, viên chức đã nghỉ hưu và đối tượng được bảo trợ trên 80 tuổi được phân tuyến khám bảo hiểm y tế tại Trung tâm y tế thành phố Pleiku.

Như vậy, tỷ lệ mắc bệnh có sự khác nhau ở các nhóm nghề nghiệp khác nhau trong số người bệnh đái tháo đường, thấp nhất là nhóm lao động trí thức (11,0%) và cao nhất tập trung ở đối tượng cán bộ hưu trí và đối tượng được bảo trợ thuộc nhóm không lao động (66,0%).

3.1.4. Tỷ lệ mắc bệnh theo dân tộc

Với 610 trường hợp được xác định là ĐTNC, chúng tôi phân tích tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ theo dân tộc, kết quả được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo dân tộc

Dân tộc Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Kinh 592 97,00

Khác 18 3,00

39

Kết quả bảng 3.4 cho thấy, tỷ lệ bệnh là người dân tộc kinh có 592 bệnh nhân, chiếm 97,0%; tỷ lệ bệnh ở các dân tộc khác có 18 bệnh nhân chiếm 3,0%.

Sự khác biệt về tỷ lệ bệnh giữa dân tộc kinh và các dân tộc khác có ý nghĩa thống kê (P<0,001). Chúng ta có thể thấy rõ sự khác biệt theo dân tộc qua biểu đồ 3.4:

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo dân tộc

Ảnh hưởng của sự phân bố của từng dân tộc tới sự phát triển bệnh ĐTĐ cũng đã được chứng minh, tỷ lệ bệnh theo dân tộc phản ánh kết cấu các dân tộc của từng vùng. Nghiên cứu của Lý Thị Thơ (2005) tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho thấy tỷ lệ bệnh nhân là người dân tộc kinh chiếm 82,2%; người dân tộc thiểu số chiếm 17,8% [41]. Nghiên cứu của Hà Thị Huyền (2016) tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Kon Tum, tỷ lệ bệnh nhân là dân tộc kinh chiếm 92,8%; người dân tộc thiểu số chiếm 7,2% [29]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần tương đương với một số tác giả nêu trên.

Như vậy, tỷ lệ mắc bệnh giữa dân tộc kinh và các dân tộc khác có sự khác nhau trong số người bệnh đái tháo đường, dân tộc kinh có tỷ lệ mắc bệnh là 97% cao hơn so với các dân tộc khác (3%).

Khác Kinh

3

97

40

3.1.5. Tỷ lệ mắc bệnh theo địa bàn

Với 610 trường hợp được xác định là ĐTNC, chúng tôi phân tích tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ theo địa bàn, kết quả được trình bày ở bảng 3.5:

Bảng 3.5 Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo địa bàn

STT Địa bàn Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

1 Phường Hoa Lư 14 2,3

2 Phường Yên Đỗ 113 18,5

3 Phường Tây Sơn 87 14,3

4 Phường Diên Hồng 119 19,5

5 Phường Ia Kring 12 2,0

6 Phường Hội Thương 155 25,4

7 Phường Trà Bá 11 1,8

8 Phường Chi Lăng 2 0,3

9 Phường Phù Đổng 18 3,0 10 Phường Thắng lợi 5 0,8 11 Phường Yên Thế 38 6,2 12 Xã Diên Phú 4 0,7 13 Xã Gào 3 0,5 14 Xã Chư HDrông 7 1,1 15 Xã Chư Á 7 1,1 16 Xã Trà Đa 6 1,0 17 Xã Tân Sơn 4 0,7 19 Xã Ia Kênh 5 0,8 Nội thành 574 94,1 Ngoại thành 36 5,9 Tổng 610 100,0

Kết quả bảng 3.5 cho thấy, nội thành có 592 bệnh nhân, chiếm

41

bệnh giữa nội thành và ngoại thành có ý nghĩa thống kê (P<0,001). Chúng ta có thể thấy rõ sự khác biệt theo địa bàn qua biểu đồ 3.5:

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo địa bàn

Ảnh hưởng của các yếu tố về địa lý tới sự phát triển bệnh ĐTĐ cũng đã được chứng minh. Tại Việt Nam, điều tra quốc gia về tình hình bệnh ĐTĐ và yếu tố nguy cơ được tiến hành trên cả nước cho kết quả tỷ lệ mắc ĐTĐ ở vùng núi là 2,1%, vùng đồng bằng ven biển là 2,7%, vùng đô thị và khu công nghiệp là 4,4 % [3]. Theo nghiên cứu của Bế Thu Hà (2009) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn, kết quả có 58,5% bệnh nhân cư trú ở khu vực thị xã, thị trấn; 41,5 % cư trú ở khu vực nông thôn [22]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Huyền (2013) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, kết quả có 92,7% bệnh nhân cư trú ở khu vực thành phố; 7,3 % cư trú ở khu vực nông thôn[28]. Nghiên cứu của Trịnh Thị Ngọc Thùy (2014) tại trung tâm y tế huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định, kết quả có 51,2% bệnh nhân cư trú ở khu vực thị trấn; 48,8 % cư trú ở khu vực nông thôn [42]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần tương đương với một số tác giả nêu trên.

Như vậy, sự chênh lệch về tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ giữa nội thành và ngoại thành trong số người bệnh đái tháo đường là khá lớn. Nội thành có tỷ lệ mắc bệnh là 94,1% cao hơn ngoại thành (5,9%).

Ngoại thành Nội thành

5.9

94.1

42

3.2. MỘT SỐ BIẾN CHỨNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Với 610 trường hợp được xác định là ĐTNC, chúng tôi phân tích theo tỷ lệ một số biến chứng, kết quả được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Tỷ lệ một số biến chứng của đối tượng nghiên cứu

Biến chứng Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Tăng huyết áp 295 48,36 Mắt 173 28,4 Thận 61 10,0 Thần kinh 46 7,5 Không biến chứng 35 5,74 Tổng 610 100,0

Kết quả bảng 3.6 cho thấy, biến chứng tăng huyết áp có 295 bệnh nhân, chiếm 48,36%; biến chứng mắt có 173 bệnh nhân, chiếm 28,4%; biến chứng thận có 61 bệnh nhân, chiếm 10,0 %; biến chứng thần kinh có 46 bệnh nhân, chiếm 7,5%; số bệnh nhân chưa phát hiện thấy biến chứng có 35 trường hợp, chiếm 5,74%. Chúng ta có thể thấy rõ sự khác biệt tỷ lệ các biến chứng nêu trên qua biểu đồ 3.6:

Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ một số biến chứng của ĐTNC

Không biến chứng Biến chứng thần kinh Biến chứng thận Biến chứng mắt Biến chứng tăng huyết áp 5.74 7.5 10 28.4 48.36 Tỷ lệ (%)

43

Tăng huyết áp ở người mắc bệnh ĐTĐ do rất nhiều yếu tố phối hợp với nhau. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tỷ lệ bệnh bị biến chứng tăng huyết áp chiếm tỷ lệ khá cao. Theo nghiên cứu của Trương Văn Sáu (2007), tỷ lệ biến chứng tăng huyết áp là 38,3% và tỷ lệ này tăng lên theo thời gian phát hiện bệnh [40]. Nghiên cứu của Tạ Văn Bình (2007), tỷ lệ biến chứng tăng huyết áp là 27,6% [9]. Nghiên cứu của Đào Thị Dừa (2008), tỷ lệ biến chứng tăng huyết áp là 50,0% [20]. Nghiên cứu của Phạm Thị Lan (2009), tỷ lệ biến chứng tăng huyết áp là 37,4% [33]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Huyền (2013), tỷ lệ biến chứng tăng huyết áp là 59,0% [28]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có kết quả gần tương đương với một số tác giả nêu trên. Đối với những bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp, trong điều trị phải đạt mục tiêu huyết áp dưới 130/80 mmHg theo tiêu chuẩn Liên uỷ ban quốc gia Hoa Kỳ VI. Đồng thời, chúng ta cần lưu ý bệnh nhân quan tâm đến vấn đề quản lý tốt huyết áp trong điều trị bệnh ĐTĐ vì nếu tăng huyết áp được can thiệp, có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển và biến chứng cho cả bệnh mạch máu nhỏ và lớn.

Đường huyết tăng cao, không ổn định sẽ gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc. Hậu quả là dịch từ trong lòng mạch như lipoprotein, huyết tương và các thành phần khác thấm qua thành mạch, rò rỉ ra ngoài võng mạc, gây mờ mắt và giảm thị lực tạm thời. Khi bệnh ĐTĐ tiến triển nặng hơn nữa, các mạch máu nhỏ sẽ bị tắc nghẽn, gây thiếu máu từng vùng ở võng mạc. Khi đó, cơ thể xuất hiện cơ chế sản sinh thêm ra các mạch máu mới để bù đắp lại những mạch máu đã bị tổn thương. Tuy nhiên, đa phần các mạch máu mới được tái tạo không đúng vị trí khiến võng mạc bị bong, tăng nhãn áp. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn, dẫn đến mù lòa. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến 1,8 triệu người mù lòa hàng năm do ĐTĐ [10].

44

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Huyền (2013), tỷ lệ biến chứng mắt là 12,3% [28]; Nghiên cứu của Trịnh Thị Ngọc Thùy (2014), tỷ lệ biến chứng mắt là 26,6% [42]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ biến chứng mắt cũng gần tương đương với một số tác giả nêu trên. Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu khác cho tỷ lệ biến chứng mắt cao hơn. Điều đặc biệt nguy hiểm là biến chứng mắt diễn biến âm thầm nên ở giai đoạn đầu, người bệnh gần như không cảm thấy bất kỳ sự thay đổi nào của mắt. Nhiều người vẫn cho rằng mờ mắt chỉ là điều hiển nhiên đi đôi với tuổi già nên không đi thăm khám và điều trị kịp thời. Do vậy, việc kiểm soát tốt chỉ số đường huyết góp phần phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ tránh được tổn thương mắt, phòng ngừa biến chứng tổn thương mắt dẫn đến mù lòa là điều hết sức cần thiết.

Glucose máu tăng cao kéo dài cũng như các yếu tố ảnh hưởng khác như tăng huyết áp, nhiễm trùng tiểu… làm các mạch máu nhỏ ở thận bị dày lên, chức năng thận dần dần bị ảnh hưởng. Khi nồng độ creatinin trong máu tăng cao chứng tỏ sức lọc của cầu thận giảm, có các tổn thương tại thận. Nghiên cứu của Bùi Thế Bừng (2004), tỷ lệ biến chứng thận là 39,2% [14]; Nghiên cứu của Lý Thị Thơ (2005), tỷ lệ biến chứng thận là 39% [41]; Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Huyền (2013), tỷ lệ biến chứng thận là 32.2% [28]; Nghiên cứu của Trịnh Thị Ngọc Thùy (2014), tỷ lệ biến chứng thận là 39,7% [42]. Nghiên cứu của Phạm Ngọc Hoa & cộng sự (2016), tỷ lệ biến chứng thận là 37,3% [26]. Nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ biến chứng thận thấp hơn một số kết quả nghiên cứu nêu trên và đối tượng biến chứng thận trong nghiên cứu của chúng tôi tập trung ở nhóm đối tượng mắc bệnh trên 6 năm.

Bệnh lý thần kinh ĐTĐ cũng là biến chứng thường gặp gây tổn thương thần kinh ngoại vi. Khi đường huyết tăng cao trong máu một thời gian dài sẽ làm tổn thương bao myelin của các sợi dây thần kinh. Bao myelin của các sợi dây thần kinh bị tổn thương kéo theo làm rối loạn các cảm giác. Mặt khác

45

đường huyết cao, độ nhớt của máu tăng sẽ làm tăng lắng đọng cholesterol ở thành mạch gây xơ vữa và có thể bít tắc các mạch máu nhỏ, oxygen và các chất dinh dưỡng nuôi mô cơ và dây thần kinh ở ngoại vi bị suy giảm. Từ đó, tín hiệu thần kinh ngoại vi được truyền dẫn đến tay và chân sẽ bị rối loạn hoặc tê liệt. Điều đáng nói là những tổn thương này vĩnh viễn không hồi phục được nếu 50% số sợi trục bị tổn thương.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Minh (2003), tỷ lệ biến chứng thần kinh là 10,8% [34]. Nghiên cứu của Trương Văn Sáu (2007), tỷ lệ biến chứng thần kinh chiếm 9% [40]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Huyền (2013), tỷ lệ biến chứng thần kinh là 19,3% [28]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy kết qủa tỷ lệ biến chứng thần kinh cao hơn như nghiên cứu của Trịnh Thị Ngọc Thùy (2014), tỷ lệ biến chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường tại thành phố pleiku, tỉnh gia lai năm 2019 2020 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)