Phƣơng pháp đo phổ huỳnh quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng của vật liệu znal2o4 pha tạp cu3+ trong chế tạo LED phát ánh sáng đỏ đỏ xa (Trang 43 - 45)

4. Bố cục của đề tài

2.3.4. Phƣơng pháp đo phổ huỳnh quang

Phƣơng pháp đo phổ huỳnh quang (PL) đã đƣợc chúng tôi sử dụng để nghiên cứu tính chất quang của vật liệu. Phổ huỳnh quang là hàm phân bố năng lƣợng bức xạ của chất huỳnh quang theo tần số hay bƣớc sóng và phụ thuộc vào thành phần, cấu trúc của các tâm bức xạ và tác nhân bên ngoài. Một số đặc điểm của phổ huỳnh quang:

- Năng lƣợng huỳnh quang nhỏ hơn năng lƣợng dùng để kích thích huỳnh quang hay tần số huỳnh quang luôn bé hơn tần số của ánh sáng kích thích.

- Phổ huỳnh quang phụ thuộc vào các tạp chất nằm trong mẫu. Những tạp chất này ảnh hƣởng lớn đến phổ huỳnh quang và một số trƣờng hợp nồng độ pha tạp lớn thì sẽ xảy ra hiện tƣợng dập tắt huỳnh quang.

Nguyên tắc đo phổ: tín hiệu kích thích từ nguồn sáng đƣợc chiếu lên mẫu để kích thích các điện tử từ trạng thái cơ bản lên các trạng thái kích thích. Tín hiệu huỳnh quang đƣợc phân tích qua máy đơn sắc và thu nhận tín hiệu qua đầu thu để biến đổi thành tín hiệu đƣa ra xử lý. Một photodiode đƣợc đặt trƣớc mẫu để theo dõi sự thay đổi công suất nguồn sáng kích thích.

Phổ huỳnh quang của các mẫu đƣợc đo trên phổ kế huỳnh quang Nanolog, Horiba Jobin Yvon, là hệ đo compact với nguồn kích thích là đèn Xenon công suất 450W có bƣớc sóng từ 250nm đến 800nm, có tại viện Tiên tiến Khoa học và Công nghệ (AIST), trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Hình 2. 7. Hệ đo phổ huỳnh quang, kích thích huỳnh quang [16]

Để so sánh cƣờng độ huỳnh quang giữa các mẫu với nhau chúng tôi thực hiện đo trên cùng điều kiện nhƣ: lƣợng mẫu tƣơng đƣơng, khe mở cho ánh sáng đi qua, thời gian tích phân, bƣớc quét, nhiệt độ phòng,…. trên phổ kế huỳnh quang Nanolog spectrofluorometer, Horiba Jobin Yvon, là hệ đo compact với nguồn kích thích là đèn Xenon công suất 450W có bƣớc sóng từ 250 nm đến 800 nm, có tại viện Tiên tiến Khoa học và Công nghệ (AIST), trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội (hình 2.7).

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng của vật liệu znal2o4 pha tạp cu3+ trong chế tạo LED phát ánh sáng đỏ đỏ xa (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)