7. Bố cục của luận văn
1.3.2. Vài nét về truyện ngắn Huỳnh ThạchThảo
22
phẩm của anh được đăng trên báo chí trung ương và địa phương, các tác phẩm cũng đều đặn ra đời. Trong hơn một phần tư thế kỉ cầm bút, nhà văn đã xuất bản 14 tác phẩm bao gồm: Mắt phượng (NXB Đà Nẵng, 1998), Gió trên đồi hoang (NXB Hội Nhà văn, 1999), Đất còn phù sa (NXB Hội Nhà văn, 2001),
Tiếng vọng đồng rừng (NXB Quân đội Nhân dân, 2003), Bên dòng sông Ba Hạ
(Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Phú Yên, 2004), Những mùa hoa cỏ (NXB Lao động, 2004), Chuyện trăm năm (NXB Thanh Niên, 2005), Vực con gái
(NXB Văn hóa Sài Gòn, 2006), Bạn cùng thời (NXB Phụ Nữ, 2006), Người mang tên dòng sông (NXB Công an Nhân dân, 2007), Thuyền hoa (NXB Văn Nghệ, 2008), Gửi nắng cho sông (NXB Quân đội Nhân dân, 2011), Người con bên một dòng sông (NXB Trẻ, 2014), Sông xuôi về biển (NXB Phương Đông, 2014), Mặt trời và những cơn mưa (NXB Hội nhà văn, 2019). Ngoài ra, anh cũng có mặt trên 30 tuyển tập in chung, tiêu biểu như: Truyện ngắn hay và đoạt giải Tạp chí Văn nghệ quân đội (tập 3) (1998), Viết cho giao thừa thiên niên kỉ
(tập 1 và 2) (2000), Những gương mặt văn xuôi trẻ cuối thế kỉ XX (2000),
Truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới (tập 3) (2001), Truyện ngắn xuất sắc về chiến tranh (2002), Tuyển tập truyện ngắn hay cuộc thi sáng tác văn học cho tuổi trẻ (2004), Tuyển tập truyện ngắn Việt Nam (1945-2005) (quyển 4) (2005),… Trên con đường văn nghiệp, anh đạt được một số thành tích đáng kể như: giải thưởng văn học của tổ chức Raddo Bamen và Bộ Giáo dục - Đào tạo (1991), giải thưởng "Tác phẩm Tuổi xanh" của báo Tiền phong (1997), giải Nhì (không có giải Nhất) cuộc thi sáng tác Văn học "Tầm nhìn thế kỷ" (1999 - 2001) của báo Tiền phong, giải thưởng Văn học tỉnh Phú Yên lần thứ nhất (1975 - 2000), lần thứ hai (2000-2005), lần thứ ba (2005 - 2010). Nhà văn sáng tác cả truyện dài, truyện ngắn, tùy bút, mạn đàm, tản văn, ở thể loại nào anh cũng để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng bạn đọc.
23
và thế sự. Huỳnh Thạch Thảo tái hiện chiến tranh từ cách tiếp cận gián tiếp qua việc tiếp xúc với các nhân chứng, những người lính từng tham chiến và trực tiếp từ những dấu ấn của miền ký ức tuổi thơ trong cuộc chiến nên trong trang viết của mình, sự khốc liệt của chiến tranh được Huỳnh Thạch Thảo “ẩn” vào trong các ký ức, những kỷ niệm, những câu chuyện hồi tưởng về quá khứ, qua thân phận các nhân vật.
Ở đề tài thế sự, Huỳnh Thạch Thảo không đi sâu vào phản ánh những khuất tất, những ngang trái, hay sự đổi thay của đời sống xã hội đã tác động vào con người, khiến con người thay đổi trong thời hiện tại như các nhà văn khác. Anh hay nhìn cuộc sống hiện tại bằng cái nhìn soi chiếu từ quá khứ, để từ đó bật lên "tấc lòng" của nhà văn. "Huỳnh Thạch Thảo thường viết về những "vết thương đã lành da" trong tình cảm con người; vì thế anh cố gắng chắt chiu tất cả những gì có thể giúp con người trở nên mạnh mẽ và trong sáng hơn" [40].
Hegel nói: "Trở về với quá khứ là tiến lên phía trước". Điều này có lẽ đúng với những trang viết của Huỳnh Thạch Thảo. Hiếm thấy có nhà văn nào bị ám ảnh bởi thời gian quá khứ nhiều như ở Huỳnh Thạch Thảo. Truyện của anh có đến "90% tác phẩm dùng loại thời gian hoài niệm để kể chuyện quê nhà" [14, tr.97]. Các lớp từ chỉ thời gian lặp lại với tần suất rất cao trong các sáng tác của anh, như: “thuở trước”, “tôi nhớ lúc ấy”, “dần đi vào năm tháng lãng quên”, “nhiều năm tháng trôi qua”, “hơn mười lăm năm”, “nơi mà gần ba mươi năm trước”,… Tác giả nuối tiếc tất cả nhừng gì tươi đẹp của quá khứ, nên thường đặt quá khứ và hiện tại để so sánh những gì còn - mất. Có lẽ nhận định của nhà văn Bùi Việt Thắng khái quát được phần nào sự ám ảnh về thời gian của Huỳnh Thạch Thảo trong từng trang viết: "Một lối văn như thế là phải được chắt lọc kỹ càng từ sự trải nghiệm đời sống, không đơn thuần là quan sát mà là chuyên nghiệp, không phải là
24
nhờ vào lý tính mà nhờ vào trực giác nhạy bén" [40]. Đọc truyện ngắn của Huỳnh Thach Thảo, ta thấy hồn cốt văn chương ông thật gần gũi, thân thuộc, bình dị. Hội thoại giữa các nhân vật trong truyện Huỳnh Thạch Thảo cũng mang đậm nét lối nói của người Phú Yên. Ngôn ngữ trong truyện của ông gây được hiệu quả thẩm mỹ đối với người đọc.
Nhìn lại sự nghiệp văn chương của Huỳnh Thạch Thảo, chúng ta càng trân trọng khát vọng sáng tạo luôn cháy bỏng, cũng như sự công phu lao động chữ nghĩa của ông. Đúng như những người quý trọng Huỳnh Thạch Thảo đã nhận xét: “ ...Huỳnh Thạch Thảo vẫn luôn tha thiết, đắm đuối với nghề cầm bút lắm nhọc nhằn”.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, chúng tôi trình bày một cách khái quát những vấn đề lý thuyết cơ bản làm cơ sở lý luận cho luận văn. Qua những nội dung vừa trình bày, chúng tôi tóm lại một số điểm như sau:
- Bất kể một ngành khoa học nào muốn tồn tại với tư cách là một ngành khoa học riêng biệt thì trước hết phải xác định cho được đối tượng nghiên cứu của mình, rồi tiếp đến là xác định những nội dung, những khái niệm cơ bản và phương pháp tiếp cận. Phong cách học tuy mới được phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu trong vài ba thập kỷ gần đây, song nó đã có một lịch sử từ lâu đời. Tuy nhiên việc xác định một cách đúng đắn đối tượng và những vấn đề cơ bản của lĩnh vực khoa học này thì không phải đã được hoàn chỉnh ngay từ đầu. Ngay cả cho đến bây giờ, một số vấn đề cơ bản của phong cách học cũng chưa phải đã được thống nhất trong quan niệm của các nhà phong cách học, chẳng hạn như tên gọi, một số khái niệm cơ bản,…
- Chương này trình bày lý thuyết về phong cách học là tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận về phong cách, lí luận về vận dụng ngôn ngữ. Nó xác định các khái niệm và phạm trù của phong cách học. Nó tạo tiền đề cho phong
25
cách học thực hành và lý thuyết về phương tiện tu từ và biện pháp tu từ.
- Bên cạnh đó luận văn cũng trình bày một vài nét về tác giả Huỳnh Thạch Thảo cũng như sự nghiệp sáng tác của ông. Chúng tôi thấy đây là cây bút cứng cỏi và có cá tính. Tác phẩm của ông đề cập đến nhiều vấn đề đời sống xã hội của quá khứ và hiện tại được thể hiện bằng nhiều hình thức phong phú, mới mẻ. Trong đó, truyện ngắn được xem là một hướng đi thành công, một đóng góp của tác giả đối với sự phát triển của văn học Phú Yên. Với óc hài hước, thâm thúy, vốn hiểu biết sâu rộng, khả năng làm chủ ngôn ngữ, Huỳnh Thạch Thảo đang có một vị trí khá vững chắc ở thể loại này. Vì thế, việc phân tích phong cách sử dụng ngôn ngữ trong truyện ngắn của Huỳnh Thạch Thảo hứa hẹn sẽ có nhiều điều thú vị. Vấn đề này chúng tôi sẽ triển khai ở những chương tiếp theo trên các bình diện: ẩn dụ và hoán dụ, so sánh và nhân hóa, điệp từ ngữ, liệt kê và tăng tiến.
26
Chương 2
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA TRONG TRUYỆN NGẮN HUỲNH THẠCH THẢO