Liệt kê và tăng cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ truyện ngắn của huỳnh thạch thảo (Trang 54 - 59)

7. Bố cục của luận văn

2.3.2. Liệt kê và tăng cấp

2.3.2.1. Khái niệm

“Phép liệt kê là phương thức xếp đặt một loạt các khái niệm, sự vật, hình ảnh, có khi chỉ là những tên riêng, những con số lạnh lùng để tự nó nói lên hay tự nó kích thích trí tưởng tượng của người đọc.” [22, tr.212]

Phép tăng cấp thực chất cũng là một loạt liệt kê nhưng một sự sắp xếp có hướng hoặc là tiến dần (tiệm tiến) hoặc là lùi dần (tiệm thoái) [22, tr.213]

2.3.2.2. Phép liệt kê và tăng cấp trong truyện ngắn Huỳnh Thạch Thảo

Trong truyện ngắn Huỳnh Thạch Thảo, phép liệt kê và tăng cấp được sử dụng rất nhiều và không kém phần sinh động, độc đáo. Nó là phương thức giúp tác giả diễn tả một cách đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng, đồng thời làm cho câu văn trở nên sinh động, nhịp nhàng.

Trong tập truyện ngắn “Mặt trời và những cơn mưa”, để gây ấn tượng với độc giả về “Quán mèo rừng”, tác giả đã khéo léo liệt kê một loạt các loại thịt mèo theo hướng tăng dần về màu sắc tạo nên ý nghĩa và sắc thái biểu cảm.

51

(189) Lâu nay, thú rừng con nào bị ốm, bị chết thì quán Mèo rừng sẽ mổ thịt dù thịt đỏ, đen, vàng, tím lẫn lộn, dù cắc kè hay kỳ nhông, kỳ đà hay cá sấu đều vào xoong chảo bốc mùi thơm lựng trước những cặp mắt hau háu như cọp rình mồi của dân đâm cha chém chú, nhưng đó là thịt…. [54, 137]

Các động từ “mổ”, “rình”, và các từ ”đỏ, đen, vàng, tím” được sắp xếp tăng dần về màu sắc; các ngữ danh từ “cặp mắt hau háu”, “dân đâm cha chém chú”, cũng được sắp xếp một cách có chủ ý, từ hình dáng bên ngoài đến sắc thái bên trong. Những điều này đã tác động mạnh mẽ vào nhận thức của người đọc, khiến người đọc không khỏi rùng rợn trước lối tư duy nhạy bén và khả năng lập luận sắc sảo của tác giả. Biện pháp tu từ này cũng được tác giả vận dụng thành công trong tập truyện của mình.

(190) Những mái nhà bên dưới, những con đường, hàng cây, dòng xe cộ qua lại đầy thân quen. Nơi của mặt trời tỏa sáng, mặt trời luôn hiển hiện trong thời gian của tháng, của năm mà không có nơi nào nhiều vậy. Những cung đường Thu qua, những vùng đất Thu đến với rừng, với biển, với cao nguyên, với hải đảo cũng đều ít có mặt trời vì mưa, vì sương mù, vì ngày đông rét buốt dù nơi đó thiên nhiên rất đẹp… [54, 73]

Ở đây, phép liệt kê, tiệm tiến còn kết hợp với điệp ngữ để nhấn mạnh, mở rộng ý, làm câu văn chặt chẽ trong lập luận, cân đối về nhịp điệu. Mặt trời và những cơn mưa đã được tác giả đẩy lên mức cao trào và không kém phần sinh động. Bên cạnh lối liệt kê tiệm tiến, nhiều trường hợp Huỳnh Thạch Thảo còn khéo léo kết hợp phép liệt kê và tiệm thoái:

(191) Vậy là hết. Hết đợi, hết chờ, hết mọi ngóng trông, hết thúc hối cùng giục giã… và hạnh phúc dâng tràn mọi lúc mọi nơi. [54, 36]

(192) Tiếng còi hú, tiếng bánh sắt rin rít trên đường ray trôi chầm chậm qua cửa ga sáng đèn rồi những ngôi nhà, những con đường, những hàng quán loang loáng trước mắt, sau rốt là bóng đêm hun hút. [54, 36]

52

Trong tập truyện này, tác giả liệt kê một loạt tên theo ngôi thứ và gọi theo tên đệm để nói đến việc làm hàng ngày cũng như tình cảm của những người cùng quê:

(193) Những người đàn bà bỏ quê ra phố được gọi theo ngôi thứ có cô Bảy, thím Sáu, bác Ba, dì Chín và rồi gọi theo tên “đệm.” của cái nghề bất đắc dĩ như “Bảy mắm”, “Tư bánh tráng”, “Tám bánh canh”, “Sáu mủng”,...

[54, 125-126 ]

Cách liệt kê ở các ví dụ trên đã tạo nên tính bất ngờ, hài hước, gây hứng thú với người đọc.

Bên cạnh việc kết hợp linh hoạt phép tăng cấp và liệt kê, trong nhiều truyện ngắn cùng tập truyện “Mặt trời và những cơn mưa”, phép liệt kê còn được tác giả sử dụng trong những tập truyện ngắn khác như: Mưa đang trôi qua sông, Gửi nắng cho sông, Sông xuôi về biển, Vực con gái,…

Qua những điều đã phân tích ở trên, có thể phép liệt kê và tăng cấp đã được Huỳnh Thạch Thảo sử dụng rất đa dạng và linh hoạt. Phương thức tu từ này đã làm cho câu văn của ông trở nên uyển chuyển, đa dạng về nhịp điệu, chứa đựng nhiều thông tin nhưng không kém phần hấp dẫn bởi sự chọn lọc và xếp đặt khéo léo các từ ngữ, chi tiết gây ấn tượng cho độc giả.

Tiểu kết chương 2

Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ giữ vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện nghệ thuật của tác phẩm văn học. Hình tượng nghệ thuật phản ánh hiện thực đời sống, tâm hồn con người thông qua ngôn ngữ. Đối với toàn dân tộc Việt Nam thì ngôn ngữ là một vốn rất quý vì nó đã được trau dồi trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Đọc từng trang viết của Huỳnh Thạch Thảo chúng ta có thể nhận thấy phong cách ngôn ngữ mà nhà văn sử dụng, như cách ví von so sánh, cách nói ẩn dụ, cách nói hoán dụ, nhân hóa hay cách nói điệp ngữ,... thể

53

hiện qua các cuộc hội thoại của các nhân vật khác biệt rất nhiều với cách nói của những tác giả khác.

Chương này trình bày một số phong cách ngôn ngữ tiêu biểu tạo nên phong cách truyện ngắn Huỳnh Thạch Thảo, đó là:

Biện pháp ẩn dụ và hoán dụ được Huỳnh Thạch Thảo sử dụng không nhiều nhưng cũng khẳng định được nét riêng của anh.

Biện pháp so sánh và nhân hóa. Biện pháp so sánh là biện pháp tu từ được Huỳnh Thạch Thảo sử dụng nhiều nhất trong sáng tác với 100 lượt xuất hiện. Về cấu trúc so sánh không có gì đặc biệt, nhưng tác giả có sự sáng tạo đặc biệt ở việc lựa chọn đối tượng so sánh. Các đối tượng được lựa chọn để miêu tả trong phép so sánh là những sự vật, hiện tượng, hình ảnh về thiên nhiên gần gũi với con người làng quê, đa phần các đối tượng so sánh trong truyện ngắn Huỳnh Thạch Thảo đều rất độc đáo.

Biện pháp nhân hóa cũng là biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng với 30 lượt. Huỳnh Thạch Thảo đã lựa chọn những đối tượng nhân hoá rất phong phú: đó là những đồ dùng của con người, đó là nét đẹp văn hóa, đó là các hiện tượng trong tự nhiên, sự vật và con người.

Biện pháp điệp từ ngữ , liệt kê và tăng cấp được dùng không nhiều. So với hai biện pháp so sánh và nhân hoá thì biện pháp điệp từ ngữ, liệt kê và tăng cấp xuất hiện ít hơn nhưng biện pháp này đã góp phần rất quan trọng đối với việc tạo nên nét riêng trong sử dụng ngôn ngữ của nhà văn. Với biện pháp điệp từ ngữ, liệt kê và tăng cấp Huỳnh Thạch Thảo đã cho độc giả tiếp cận với đặc trưng diễn đạt ngôn ngữ mang dấu ấn riêng trong truyện ngắn của ông.

Có thể nói, bằng một số biện pháp dùng ngôn ngữ trong sáng tác, Huỳnh Thạch Thảo đã có những sáng tạo riêng. Từ đó, cũng có thể thấy phong cách nhà văn Huỳnh Thạch Thảo được định hình, chính là phong cách của một nhà văn gắn bó sâu sắc với đất và người nơi quê hương tác giả. Cũng chính điều đó đã khiến cho độc giả luôn yêu mến và nhớ đến nhà văn cũng như tác phẩm của ông.

54

Chương 3

MỘT SỐ LỚP TỪ VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ CÚ PHÁP TRONG TRUYỆN NGẮN HUỲNH THẠCH THẢO

Trong tất cả các phương tiện mà con người sử dụng để giao tiếp thì ngôn ngữ là phương tiện thoả mãn được tất cả các nhu cầu giao tiếp của con người. Sở dĩ ngôn ngữ trở thành một công cụ giao tiếp vạn năng của con người một phần vì nó song hành cùng con người, từ lúc con người xuất hiện cho đến tận ngày nay. Chính vì vậy, trong sáng tác văn chương, ngôn ngữ là phương tiện cơ bản và quan trọng nhất để thể hiện đặc điểm của tác phẩm. Nhà văn Huỳnh Thạch Thảo đã sử dụng hiệu quả các phương tiện ngôn ngữ trong các sáng tác của mình.

Tìm hiểu ngôn ngữ trong truyện ngắn Huỳnh Thạch Thảo không thể không tìm hiểu các phương tiện ngôn từ mà ông đã dùng. Có thể nói, làm nên phong cách riêng, trong đó có màu sắc địa phương trong tác phẩm của Huỳnh Thạch Thảo một phần là bởi hệ thống từ ngữ được ông lựa chọn.

Không kể những lớp từ ngữ tiếng Việt giàu hình ảnh như các nhà văn khác thường dùng, trong truyện Huỳnh Thạch Thảo còn có khá nhiều từ ngữ của địa phương và lớp từ khẩu ngữ tiếng Việt,…

Ngoài những lớp từ vừa nói trên, được nhà văn Huỳnh Thạch Thảo sử dụng khá nhuần nhuyễn, về cấu trúc ngữ pháp, ông còn dùng nhiều cách kết hợp từ ngữ theo lối nói riêng của người Phú Yên.

Chương này chỉ tập trung nghiên cứu ba lớp từ ngữ và các phương tiện tu từ cú pháp góp phần làm nên phong cách của truyện Huỳnh Thạch Thảo, đó là:

1) Lớp từ địa phương tiếng Việt; 2) Lớp từ khẩu ngữ tiếng Việt;

55

3) Lớp từ mang đậm phong cách Huỳnh Thạch Thảo;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ truyện ngắn của huỳnh thạch thảo (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)