7. Bố cục của luận văn
2.3.1. Điệp từ ngữ
“Điệp từ ngữ là quy tắc diễn đạt mà ở trong một câu, một đoạn văn hoặc cả bài văn, thơ người ta lặp lại một cách có ý thức hai hoặc nhiều lần những từ hay ngữ như nhau, những câu hay đoạn câu như nhau nhằm mục đích nhấn mạnh nội dung biểu đạt”.
Điệp từ ngữ được thiết lập dựa trên cơ sở qui luật tâm lí: sự vật, hiện tượng xuất hiện nhiều lần sẽ gây một sự chú ý. Nhưng điệp từ khác hẳn với sự trùng lặp do hạn chế về vốn từ hoặc sự diễn đạt vụng về, mà là việc làm có ý thức, có tính chủ động với mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng mới mẻ trong diễn đạt, cái mà người ta gọi là “vẻ đẹp lặp lại” (phản phúc mỹ) hoặc “vẻ đẹp đi về” (lai phúc mỹ)”. [29, 132-133]
Trong truyện ngắn của mình Huỳnh Thạch Thảo cũng sử dụng phép điệp như bao nhà văn khác. Nhờ phương thức tu từ này, tác giả có điều kiện mổ xẻ, lật đi lật lại các vấn đề, làm cho nội dung phản ánh được nhấn mạnh, khắc sâu trong lòng độc giả. Huỳnh Thạch Thảo sử dụng phép điệp ở nhiều cấp độ khác nhau. Ngay ở kiểu điệp thông thường, phổ biến như điệp từ ngữ, ông vẫn cố gắng thể hiện một cái gì đó khác biệt. Khác biệt thể hiện ở chỗ những yếu tố được lặp lại tưởng chừng không liên quan gì đến nhau, nhưng qua cách lý giải logic của Huỳnh Thạch Thảo, những yếu tố ấy lại gắn kết,
48
quan hệ chặt chẽ với nhau. Điển hình như, để chứng minh cho tính cách của con người, tác giả đã sử dụng lối điệp vòng.
Ví dụ (43): Ngân khép vội đôi chân dài, mắt ngước nhìn dò hỏi, đôi mắt nâu rợp làn mi ươn ướt ánh lên màu xanh của trời mây, cỏ hoa cùng biển biếc. Tú cười, nheo mắt “Ngân thổi hay lắm, con ốc gì vậy?”. Thoáng nhíu mày, tiếng Ngân chao nhẹ “Ốc gọi hồn” và quắc mắt dò hỏi “Ưở, ông ra chi dậy?”. [50,116]
Cách điệp từ “mắt” để diễn tả hành động cùng một lúc của nhân vật. Tác giả không thiếu từ, bí từ mà đó là sự lặp lại có ý thức với dụng ý khắc sâu vào người đọc những hành động lúng túng của Ngân khi lần đầu gặp Tú. Bên cạnh lối điệp vòng, nhiều trường hợp tác giả cũng dùng điệp từ ngữ nối tiếp để giúp người đọc hình dung một cách rõ ràng về những âm thanh vang lên trong đêm khuya.
Ví dụ (44): Gã Chất ngừng lời. Trăng đã lên ngang đỉnh tháp, vẫn hắt ánh sáng bàng bạc cùng gió miên man thông thống cả sườn đồi, có tiếng cú rúc đầu đình, tiếng xào xạc của lá, tiếng chó sủa vu vơ vòng vọng bên dưới quyện trong lời kể nghe đến thì thào. [50, 131]
nhiều từ được lặp lại đứng cạnh nhau với mục đích liệt kê.
Ví dụ (45): Thằng Phong, thằng Bửu, thằng Hòa và cả thằng Sáu cà lết… cái thằng tật nguyền với chiếc xe đạp cà tàng bán cà rem (kem), chiếc ná cao su móc trước ghi đông xe đi rong ruổi khắp xóm. [53,7]
Tác giả đang muốn nhấn mạnh đến những con người một thời trong thời chiến, một thời quên mình vì sự nghiệp giải phóng quê hương giờ chỉ còn là hoài niệm. Không dừng lại ở đó, trong truyện ngắn của Huỳnh Thạch Thảo, phép điệp nối tiếp đã nhấn mạnh nỗi vất vả cuộc sống mưu sinh của người dân lao động miền biển.
49
chồng đá những đá lấn đến sát mé biển, một vòng cung rộng có eo Vũng Rô, mũi Nậy, hóc Chõ để dân tứ chiếng tràn về đây đục đá kiếm sống, từng tốp hàng chục người với búa tạ, xà beng, búa tay, mũi chạm mà làm thuê cho từng ông chủ tư nhân đấu thầu bãi đá. Đá mênh mông, đá ngút ngàn, đá chẻ ra vuông vức chồng đống cho từng đoàn xe ào ạt cuốn bụi đến chở. [52,188] Trong truyện ngắn “Sông xuôi về biển”, nỗi khổ của người dân miền biển khi phải đối mặt với những hiểm nguy biển cả mênh mông tác giả nêu lên rất chân thực và sâu sắc:
Ví dụ (47:) Hôm sau và hôm sau nữa, biển vẫn lặng yên trong nắng tràn trề. Lại thu dây, thả dây, gỡ cá, mổ cá đưa vào hầm ướp lạnh rồi tiếp tục thu dây, thả dây để tránh cơn mưa chiều đột ngột đến và đi với chớp giập nhì nhằng, mây đen kéo sà thấp trôi vùn vụt trên cánh sóng cùng bầy cá chuồn lao mình chấp chới. (126)
Phép liệt kê, điệp từ kết hợp với lối sóng đôi cú pháp đã được tác giả vận dụng rất thành thục, làm cho câu văn trở nên dồn dập, gấp gáp. Từ “thu dây, thả dây” được lặp đi lặp lại 2 lần cùng với cụm từ “rồi tiếp tục” nhằm nhấn mạnh sự vất vả trong công việc của nhân vật. Có thể thấy, tác giả đã rất am hiểu nỗi vất vả nghề biển, sự nguy hiểm người làm biển phải đối đầu hàng ngày với sóng to biển rộng. Ngoài những ví dụ trên, rất nhiều truyện ngắn khác cũng sử dụng hình thức điệp cú pháp, sóng đôi cú pháp làm các câu trong chuỗi lời nói tạo thành một khối chặt chẽ, làm nổi bật nội dung thông báo, thuyết phục người đọc.
(108) Biển mênh mông, trời càng mênh mông, cả nắng lẫn gió cũng mênh mông vì không còn thấy đất liền hay cù lao nhỏ.
(109) Phía trước, phía sau, bên trái, bên phải lại mênh mông nước và hướng đi của tàu như thung lũng nước xa tít tắp.
50
hút của đại ngàn, bọn anh chỉ hay gặp dân đào đãi vàng và cánh lấy gỗ hay bọn tìm trầm.
Hình thức điệp cú pháp như trên không những tạo nên sự cân đối, nhịp nhàng cho lời văn mà còn thể hiện được sự phong phú và phức tạp trong suy nghĩ và tình cảm của người nói.
Tóm lại, việc sử dụng phép điệp ở nhiều cấp độ khác nhau đã làm cho vấn đề nói đến trong truyện ngắn Huỳnh Thạch Thảo không trở nên khô khan, nhạt nhẽo mà được nhấn mạnh, lật xới kĩ càng. Cách điệp từ, cụm từ, điệp cấu trúc cú pháp làm cho câu văn được liên kết chặt chẽ, có điểm nhấn, giàu tính nhạc, để lại ấn tượng sâu sắc cho độc giả.