7. Bố cục của luận văn
3.1.3. Lớp từ mang đậm phong cách Huỳnh ThạchThảo
3.1.3.1. Nhận xét chung
Ngoài hai lớp từ ngữ là: từ ngữ khẩu ngữ và từ địa phương, trong truyện Huỳnh Thạch Thảo còn một lớp từ ngữ đặc biệt, đó là lớp từ mang đậm phong cách Huỳnh Thạch Thảo.
Chúng tôi gọi đó là lớp từ mang đậm phong cách Huỳnh Thạch Thảo là bởi những từ ngữ này do ông sáng tạo và chỉ ông mới dùng như vậy. Để hiểu được những từ ngữ này, nhà văn phải chú thích nghĩa bên cạnh hoặc người đọc phải dựa vào ngôn cảnh để suy ra nghĩa.
Theo thống kê bước đầu của chúng tôi, số từ mang đậm phong cách Huỳnh Thạch Thảo khá nhiều: có 30 trường hợp.
Những từ ngữ này có thể là từ ngữ mới do Huỳnh Thạch Thảo tự sáng tạo bằng cách mượn vỏ ngữ âm của tiếng Việt, gán cho nó nghĩa mới hay đó cũng có thể là những cụm từ tiếng Việt do nhà văn kết hợp các từ để tạo nghĩa
62
bất thường, khác lạ.
3.1.3.2. Phân loại và miêu tả lớp từ mang đậm phong cách Huỳnh Thạch Thảo
Theo thống kê của chúng tôi, những từ ngữ được Huỳnh Thạch Thảo sáng tạo có thể là danh từ (cụm danh từ), động từ (cụm động từ), song loại thứ hai chiếm số lượng nhiều hơn.
3.1.3.2.1. Từ ngữ là danh từ hay cụm danh từ
Theo tư liệu của chúng tôi, từ ngữ là danh từ hay cụm danh từ do Huỳnh Thạch Thảo sáng tạo có 10 trường hợp. Dưới đây là một số ví dụ:
Ví dụ (28): - Mời các anh vào ăn cơm. - Nam gọi, miệng nhe ra khuyết hai răng cửa ngồ ngộ.
- Gì hả mậy? Chuẩn bị ngon lành chưa, khách nhà thuyền ấy.
[52, 110]
Mậy là từ mà Huỳnh Thạch Thảo thường sử dụng trong các tập truyện của mình. Ở đây được dùng với nghĩa thân mật, với tình cảm mang đậm chất vùng quê, nơi Huỳnh Thạch Thảo sinh ra, lớn lên. Tuy sống trong khoảng thời gian không dài nhưng nơi đây đã đọng lại bao nỗi niềm thương nhớ, bao kỷ niệm mà Huỳnh Thạch Thảo đã từng nói “ Dù hiện giờ đang ở Thành phố với đầy đủ tiện nghi nhưng tôi không thể nào quên một miền quê để thương, để nhớ”. Miền quê đó cứ mỗi lần nhắc đến nó còn hiển hiện như mới ngày hôm qua. Miền quê có đồng ruộng, có dòng sông, có bãi biển. Nơi tuổi thơ của Huỳnh Thạch Thảo có biết bao nhiêu tình bạn một thời đùa vui, tinh nghịch. Vì thế, người đọc thường gặp những từ Huỳnh Thạch Thảo thường dùng như: mày, tao, cái thằng,... Huỳnh Thạch Thảo nói “Anh tâm đắc nhất là đề tài quê hương. Quê hương nó giống như mỏ quặng càng đào lên lại có những quặng mới để anh sáng tác”. Như ví dụ dưới đây:
63
nhà với mệnh danh năm eo có hai đứa chúng mày gặp nhau mà sinh ra một nhi đồng đẹp như thiên thần để xứ nẫu quê mùa trở nên rạng rỡ thì sướng rồi. [49, 23]
Từ năm eo, xứ nẫu ở đây được tác giả dùng với nghĩa là địa danh riêng, địa danh mà dù cho bây giờ đôi bạn học ngày nào đã nên vợ, nên chồng đang sống ở một thành phố phồn hoa nhưng luôn tự hào về miền quê của mình mỗi khi nhắc đến.
Có những từ người Phú Yên thường dùng, nhưng khi Huỳnh Thạch Thảo đưa vào trong truyện ngắn của mình nó lại thể hiện nét mới.
Ví dụ (30): Cũng bình thản như Hoàng, dì Tư đập nhẹ vành thúng cho rơi hết những hạt bên trong trước khi đem ra chái nhà lợp bằng lá dừa để cất. Lúc quay lại, mắt nhìn ra sông, miệng trách:
- Thằng hỏi lạ, mùa này nước lớn làm gì có dắt, hến. - Ừ há, con quên.
Hoàng cười khỏa lấp, mắt vẫn nhìn sông. Mùa này nước đang lên cao, không rõ nước sông hay nước biển tràn vào. Đợt lũ vừa rồi còn đọng lại vệt bùn ngang gốc ô rô, phủ qua đám cóc kèn hoa trắng, vài vũng bùn còn đóng váng nơi Hoàng ngồi.
- Chừng nào mày vào trỏng? [52, 22]
Chái, trỏng được nhà văn dùng để thay bằng hiên nhà, trong ấy... Ở đây tác giả tạo từ mới bằng cách đã khéo léo dùng một khẩu ngữ thay cho một yếu tố của từ vốn có, cụ thể, tác giả đã thay yếu tố chái, trỏng bằng yếu tố hiên nhà, trong ấy. Cách sử dụng từ như vậy, ta thấy được Huỳnh Thạch Thảo là nhà văn của làng quê, nhà văn đậm chất nông dân. Vì vậy, trong truyện ngắn ông thường chú ý đặc biệt đến những người lao động nghèo. Họ là lực lượng đông nhất trong xã hội, là những người dễ bị tổn thương nhất trước những thay đổi của đời sống xã hội, nên sự quan tâm của các nhà văn đối với
64
họ là điều dễ hiểu. Những người lao động nghèo trong Nơi khoảng không bao la ra đi từ các vùng quê hẻo lánh, nghèo khổ của miền Trung tìm đến với thành phố để mưu sinh. Họ làm nghề lau cửa kính cho các tòa nhà cao tầng ở thành phố, cái nghề mà "Ôi chao, lỡ sơ sẩy rơi là nát bét như đống cứt bò. Thằng thợ lặn còn húp chén mắm nhỉ chống lạnh lẫn tăng độ can đảm, tên lau chùi tử thi để nhập quan còn nốc được li rượu mà khử mùi và tăng sức đề kháng. Còn đây hả, cấm chất kích thích, cấm tiệt" [50, tr.15].
Tương tự, ví dụ (31): Gã trưởng tàu này thả chiếc neo vững chãi tuột xuống mặt cát đến chục sải tay, bảo: “Cho nó trụ lại, kẻo buồn buồn lại lang thang sang tàu khác thì vỡ nợ, trưởng tàu trắng máu trôm liền!... ”. [50, 47]
Trắng máu trôm ở đây được nhà văn dùng để chỉ không còn gì (tiền). Cách dùng từ trắng máu trôm thể hiện cách nói hài hước, hóm hỉnh của Huỳnh Thạch Thảo. Qua đó ta thấy, Huỳnh Thạch Thảo rất am hiểu lời ăn tiếng nói của người dân vùng biển, những con người luôn là đề tài mà ông đưa vào trong truyện ngắn của mình, những cảnh đời sóng gió luôn đeo bám số phận của họ, nơi mà vẫn còn đó bao kỷ niệm của một thời. Vì thế, ta thường bắt gặp thời gian quá khứ xuất hiện rất nhiều trong truyện ngắn Huỳnh Thạch Thảo.
3.1.3.2.2 .Từ ngữ Huỳnh Thạch Thảo sáng tạo là động từ hay cụm động từ
Loại từ ngữ này có số lượng không nhiều. Theo thống kê của chúng tôi, mới chỉ có 20 trường hợp. Xin dẫn một số ví dụ dưới đây:
Ví dụ (32): Hoàng trầm tư hút thuốc dõi mắt nhìn ra dòng sông mờ tối có vài bóng thuyền câu dập dềnh trôi phía xa, văng vẳng tiếng cười phía bến cá vọng đến chao chao trong gió. [52, 96]
Chao chao, có nghĩa là tiếng gió nghe lao xao từ xa vọng đến. Thông thường những nhà văn khác thường sử dụng từ lao xao để diễn tả âm thanh nghe từ xa, Huỳnh Thạch Thảo dùng từ chao chao để diễn tả âm thanh tiếng cười nơi bến cá của một làng chài vọng đến trong gió.
65
Có thể nói, trong truyện Huỳnh Thạch Thảo có khá nhiều những kiểu kết hợp lạ, bất thường, kiểu như: “tréo ngoe” (không đàng hoàng, không thẳng ), “Đụng, toi đời, mất xác” (gây sự, chết, không còn xác), “ngậu xị dấm dẳng” (Rối lên, rầm lên), “tóe hoa cà hoa cải”,...
Dưới đây là một số ví dụ về những tổ hợp từ do Huỳnh Thạch Thảo sáng tạo:
Ví dụ (33): Mà cũng buồn cười ông ạ, các đơn vị kinh doanh sao cứ dùng từ tổng hợp hay liên doanh để làm đủ thứ, ngửi hơi tiền là chơi, bất kể lời lỗ và tréo ngoe chẳng ăn nhập gì với việc làm, Loan đầu bò lợi dụng danh nghĩa để tung chiêu… [52, 96]
Ví dụ (34): Phan lắc đầu “Đụng lão ấy dễ toi đời, tránh xa ra cả con Thùy, mày coi chừng mất xác!“. [52, 95]
Ví dụ (35): ...Đùa thôi, cố gắng lên để được chấp nhận bốn chữ “viết sạch nghĩa sâu” mày nhé, đừng khách khí khi lỡ kêu mày tao, trước đó thời của bọn mình thường ngậu xị, dấm dẳng tao mày hoài, vậy mà muôn vàn yêu thương mới khổ. [49, 6- 7]
Ví dụ (36): Nắng lắm, nắng tóe hoa cà hoa cải. Bóng nắng đổ xuống, người lom khom dõi nhìn bóng mình hất trên cát mà muốn thu nhỏ để chui tọt vào. [51, 166]
Ví dụ (33): Huỳnh Thạch Thảo dùng từ tréo ngoe để nói đến sự không hợp lý ở đời trong cuộc sống thời hậu chiến. Chiến tranh đã đi qua, cuộc sống trở lại đời thường, những con người một thời quên mình vì Tổ quốc, vì đồng đội nhưng bây giờ lại tìm mọi thủ đoạn để kiếm tiền. Đó là sự tréo ngoe ở đời mà Huỳnh Thạch Thảo nói đến. Chiến tranh lùi xa hơn bốn mươi năm nhưng đâu đó dấu tích của nó vẫn còn âm ỉ trong mọi người dân Việt Nam. Về thời bình, những người lính từng xông pha trận mạc, lại có khi cảm thấy hụt hẫng, chông chênh giữa thời buổi coi trọng giá trị vật chất. Các nhân vật người lính
66
trong truyện ngắn của ông cũng nằm trong tình trạng chung của người lính thời bình. Nếu người lính trong chiến tranh vệ quốc trước đây được biết đến với phẩm chất anh dũng, kiên cường, sự hi sinh cao cả, thầm lặng được bộc lộ rõ nhất, thì người lính trong cái nhìn thời bình lại được phản ánh ở những góc độ rất đời thường.
Nhân vật Già Tư trong Mưa đang trôi qua sông là trung đội trưởng trung đội đặc công, "sau hơn mười năm ở cứ, hơn ba mươi năm về lại quê nhà, từ một chàng trai vâm váp, nụ cười rộng mở nhưng không cản nổi dòng thời gian đã thành một kẻ già nua, cũ kỹ" [53, 10], về lại thời bình vẫn luôn nhớ da diết đồng đội của mình. "Nhắc đến Quyên, hay nghe ai nói tên Quyên, ngực ông buốt nhói như có vật gì đè nặng. Nặng hơn nhiều khi nghe tin thằng Chiến ngã xuống bên rào thép gai Mỹ, rồi thằng Hạ, thằng Hòa, thằng Dũng cũng hi sinh. Đau hơn nhiều khi nghe tin thằng Phong phải ra tòa và vào vòng lao lí vì tội tham ô" [53, 10]. Nhân vật chú Sáu trong Gửi nắng cho sông [51] cũng là lính đặc công. Hai mươi năm sau đận giải phóng, vì mặc cảm thương binh, lại bị nhiễm chất độc Dioxin quái ác, nên chú Sáu lẩn trốn, không dám gặp lại người con gái vì ông mà đợi cả đời.
Ngậu xị, dấm dẳng ở ví dụ: (35) Huỳnh Thạch Thảo nói đến sự khờ khạo, quê mùa của đôi bạn sinh ra ở làng quê, tuổi thơ của họ đong đầy bao kỷ niệm, có những buổi trốn học đi thả diều, bắt dế, có những buổi cùng nhau chăn bò trên cánh đồng quê. Cuộc sống là thế, nhưng đầy niềm vui, đầy tình thương mến. Chính vì vậy, đọc những tập truyện ngắn Huỳnh Thach Thảo ta bắt gặp những cuộc tình đầy thơ mộng. Truyện đầu tập sách Người về trong sương là tình cảm lãng đãng của cô gái công chức tên Nga với hai anh em
sinh đôi, người còn sống kẻ đã mất. Rồi truyện Chân mây cuối trời, tác giả
gợi lên những kỷ niệm đẹp nhưng giấc mơ “song hỷ” cuộc tình vẫn xa ngái. Có ai đã ví tình yêu như chiếc bóng. Khi ta quay lưng, bóng đuổi theo,
67
lúc ta muốn nắm bắt, bóng chập chờn phía trước. Sự từng trải và cách sử dụng ngôn từ của Huỳnh Thạch Thảo đã cho người đọc cảm nhận điều này nơi
truyện Chiều bên kia sông. Ở truyện Người về thả khói tìm xưa là sự hòa trộn
giữa tình yêu và tình đất bao đời nơi làng quê từ thế hệ ông bà, cha mẹ nối tiếp đến con cái.
Ở ví dụ 36 tóe hoa cà hoa cải với nghĩa là nắng gắt, nắng to, nói đến cuộc sống ở làng biển, nơi không chỉ đối đầu với sóng to, gió lớn mà còn đối đối đầu với mùa hè khắc nghiệt của thiên nhiên.
Tóm lại, lớp từ mang đậm phong cách Huỳnh Thạch Thảo đã đem lại hiệu quả không nhỏ, chúng đã góp phần làm nên dấu ấn riêng cho các truyện ngắn của ông. Mỗi truyện ngắn là mỗi cảnh đời mà bạn đọc thường thấy bóng dáng của chính Huỳnh Thạch Thảo, thấy được ngôn từ mang đậm phong cách của ông. Viết về tình yêu, về những cuộc tình có đủ nụ cười và nước mắt, hy vọng và thất vọng, ngọt bùi và đắng cay, về tình bạn tuổi còn thơ, về thế sự đời thường, về những hoài niệm về chiến tranh,… nhưng kết thúc đều có hậu. Mỗi truyện khép lại chính là mở ra lối mới cho bạn đọc suy ngẫm về cách dùng từ mang đậm phong cách Huỳnh Thạch Thảo.
Nhìn lại sự nghiệp văn chương của Huỳnh Thạch Thảo, chúng ta càng trân trọng khát vọng sáng tạo luôn cháy bỏng trong ông cũng như sự công phu lao động chữ nghĩa của ông. Đúng như những người quý trọng ông đã nhận xét: “ ...Huỳnh Thạch Thảo vẫn luôn tha thiết, đắm đuối với nghề cầm bút lắm nhọc nhằn”.