7. Bố cục của luận văn
3.1.2. Lớp từ khẩu ngữ
3.1.2.1. Nhận xét chung
Nhà văn Huỳnh Thạch Thảo là người dân Phú Yên. Ông sinh ra và gắn bó với vùng quê miền Trung nước ta. Đa phần đối tượng được Huỳnh Thạch Thảo phản ánh trong truyện ngắn của mình là những người dân sống ở miền đồng bằng ven biển. Vì vậy, ngôn ngữ trong truyện ngắn của ông phần nhiều là “ngôn ngữ” của người dân sinh sống ở miền đồng bằng, ngôn ngữ của những người sống chung với đồng ruộng ven biển chứ không phải là “ngôn ngữ” của những người ở thành thị.
Đọc truyện ngắn của Huỳnh Thạch Thảo có thể nhận thấy cách diễn đạt, cách hành văn của ông mộc mạc, nhiều khi chúng ta còn nhận ra những nét thông tục đời thường trong ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật. Đây cũng là một bằng chứng khẳng định sự ảnh hưởng của môi trường và văn hoá phong tục quê hương đến nhận thức cũng như tư duy nghệ thuật của Huỳnh Thạch Thảo.
Kết quả khảo sát thu được 40 từ ngữ thuộc phong cách khẩu ngữ với 265 lượt sử dụng. Dưới đây là một số tiểu loại từ ngữ khẩu ngữ thường gặp trong sáng tác của Huỳnh Thạch Thảo mà chúng tôi đã thống kê được.
- Nhóm từ (ngữ) xưng hô - Nhóm từ (ngữ) cảm thán - Nhóm từ ngữ khác.
3.1.2.2. Phân loại và miêu tả lớp từ khẩu ngữ trong truyện ngắn Huỳnh Thạch Thảo
3.1.2.2.1. Nhóm từ ngữ xưng hô
Theo tư liệu của chúng tôi, nhóm từ ngữ khẩu ngữ dùng để xưng hô xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm của Huỳnh Thạch Thảo.
Hầu hết những từ ngữ khẩu ngữ Huỳnh Thạch Thảo dùng để xưng hô là những từ ngữ biểu thị thái độ suồng sã, thân mật trong giao tiếp hàng ngày
58
như: mày, mậy, tao, chúng mày, chúng tao, thằng, nó, thằng xứ Nẫu,...
Xin dẫn một vài ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (9): Ôi dào, thằng xứ Nẫu đang cày trên cánh đồng tri thức, coi chừng tẩu hỏa nhập ma có ngày! [53, 135]
Ví dụ (10): Mày chỉ cần ngó xem ra sao rồi có dịp vào kể tao nghe là ngon rồi, con đường lên tháp vào mùa mưa còn trơn lầy không? [51, 53]
Ví dụ (11): Uống chứ mậy, rượu tao cất ngon khỏi chê, mày kể cái gì ngoài ấy tao nghe một chút. [51, 56]
Ví dụ (12): Lại nghe thằng Vũ, đứa bạo gan nhất không dùng dây bảo hiểm ở độ cao chóng mặt khiến anh định đuổi, đang bô bô: Ông già tao từng kể, chỗ xóm Bầu có người từng đi câu cá, lúc giật cần, dính luôn con rùa vàng, trên mai khắc chữ Hời. Lão giàu trông thấy, mua ruộng đầy dẫy, khổ nỗi lại không con, có người mách lão đi chùa, nhưng lão đếch đi... [50, 127- 128]
Đôi khi tác giả sử dụng từ ngữ khẩu ngữ xưng gọi là những từ ngữ thể hiện thái độ thân mật, chẳng hạn, trong truyện “Gửi nắng cho sông”, nói về tình bạn giữa Nam và Nguyên đã từng gắn bó với nhau từ nhỏ, dù bây giờ mỗi người sống một nơi nhưng khi gặp lại vẫn tinh nghịch như ngày nào.
Ví dụ (13): Nhìn kết quả sinh thiết không có K mà bướu lành tính dạng bã đậu, Nguyên cười hềnh hệch, hàm răng cải mả nhô hẳn ra ngoài, Nam trách “Lạy mày, đừng kêu tao là khỉ nữa”, Nguyên vẫn cười “Thì ngày xưa nhà mày nuôi khỉ cả bầy dưới chân tháp Nhạn, tên mày cũng là cu khỉ mà, tao quen rồi”. [51, 95]
3.1.2.2.2. Nhóm từ ngữ cảm thán
Bên cạnh lớp từ ngữ khẩu ngữ dùng để xưng gọi, Huỳnh Thạch Thảo còn sử dụng khá thường xuyên lớp từ ngữ cảm thán, như: chao, ơi, thiệt tình,…
59
Ví dụ (14): Chao! Kỷ ơi, con Hiền lên thăm mày. Cô bé văn khoa gặp chàng sĩ quan Đà Lạt trong đêm “Hát cho đồng bào tôi nghe” tại Sài Gòn ba năm về trước. [52, 195]
Ví dụ (15): - Ê Kỷ, tao chuồn đây! Lại tiếng trả lời khẩn thiết: - Khoan đã , mày… [48, 35]
Ví dụ (16): Thiệt tình, lúc đánh Mỹ mình không ngán, mà lại ngán sự xâm thực của sông nước. [51, 89]
Ví dụ (17): Anh nghĩ gì mà ngồi im re vậy? – Côi hỏi. [51, 86]
Nếu đọc truyện ngắn của Huỳnh Thạch Thảo, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy lớp từ cảm thán xuất hiện nhiều và gần như trải đều trong toàn bộ các sáng tác. Lớp từ ngữ này có vai trò rất quan trọng trong việc biểu lộ cả m xúc của nhân vật, có khi nó được dùng để biểu thị sự ngạc nhiên trước một sự việc hay hành động nào đó của nhân vật đối thoại; cũng có khi đó là những tiếng kêu thoát ra trong tâm hồn, trong suy nghĩ của mỗi con người, mỗi nhân vật trong truyện ngắn. Vận dụng có hiệu quả lớp từ ngữ này, Huỳnh Thạch Thảo thêm một lần nữa cho người đọc thấy được tài năng của mình trong việc vận dụng ngôn ngữ trong sáng tác.
3.1.2.2.3. Nhóm từ ngữ khẩu ngữ khác
Ngoài nhóm từ khẩu ngữ là từ ngữ xưng hô hay từ ngữ cảm thán, trong truyện Huỳnh Thạch Thảo còn xuất hiện khá nhiều cụm từ thường dùng trong khẩu ngữ, như: nổi cả da gà, sởn cả tóc gáy, ôn dịch, chút nữa, cho đã, vắt vẻo, vương vãi,...
Ví dụ (18): Tiến nổi cả da gà khắp mình, lắc đầu sởn cả tóc gáy lúc Tăng Huy rít hơi thuốc dài rồi ho sặc sụa. [50, 69]
Ví dụ (19): Mà mày có bao giờ học khoa tán gái đâu mà đi dụ dỗ gái vị thành niên tội nghiệp thế kia hở thằng ôn dịch, có bao giờ ban đêm nằm ngủ
60
với người thiệt của tấm hình này mà cảm thấy tội lỗi ngút trời không hả mày
[49, 20]
Ví dụ (20): Chút nữa về nhà tôi thì ông sẽ thấy, thằng Tạo thuở còn học với mình, cái thằng lúc nào cũng hỉ mũi xành xạch không ngờ lại lang thang khắp nơi rồi có vợ ngoài An Nhơn, nó gửi vào cho nhân dịp tết loại mai sáu cánh, thật đẹp. [50, 61]
Ví dụ (21): Khỏi, bảo con bé dọn tất trên này. Vừa ăn vừa nói chuyện
cho đã, mai ngủ bù cũng được, mà có gì ăn nấy nghe ông, cấm bày vẽ rắc rối.
[49, 12]
Ví dụ (22): Té ra, gốc gác gia đình Trà cũng người miền Trung nắng đổ, mưa dầm. Và những gì của ngày xưa thì Thạch đã từng nếm trải nên nó cứ thao thao kể, cứ cười toe, mắt long lanh sáng vì hai người nghe và hiểu được tiếng miền ngoài… [53, 138]
Ví dụ ( 23): “Chú gì ơi ăn mận không?”. Hoàng quay nhìn thấy ba cô nhóc đang vắt vẻo trên nhánh cây, hồn nhiên nhai và nhả hột vương vãi
xuống sân. [53, 117]
Ví dụ (24): Thằng Thành khoát tay nói với cả bọn: “Quái, sao vùng này lắm mèo, mà con nào cũng bự chảng, hay thiệt”. Khó hiểu gì đâu, vùng này nhờ suối lắm cá, nương rẫy tươi tốt thì đủ loại thỏ, chồn, chuột, gà đến đây sinh sống thì mèo hoang rừng cũng đổ về kiếm ăn. [50, 78]
Ví dụ (25): Cả đêm qua thức trắng nơi hòn Cò trong Cà Ná cùng nhóm bạn ngồi uống rượu sát thềm biển đến sáng bảnh, giờ mệt nhão người.
[51, 57]
Ví dụ (26): “Mai trời lặng, ra khơi ngon lành. Chị Ngân đoán thì
ngay chóc, chị đang thổi ốc ma đó! Mai anh ra phía bên kia cù lao, nơi có bụi dứa gỗ um tùm, chắc chắn nước trong ngăn ngắt, xanh lè, tha hồ anh chọn rong tảo gì đấy. Mà cũng kỳ, nơi anh có biển, sao phải mò ra vùng này?”. [50, 115]
61
Ví dụ (27): Con Khánh tỉnh queo nhắc mày trước mặt chồng nó, thằng ấy nhăn mặt bỏ ra xe dộng cửa rầm rầm, nó còn nhìn theo cười ruồi rồi đi.
[51, 55]
Loạt ví dụ vừa dẫn cho thấy cách dùng từ ngữ như trên rất bình dị và gần gũi, đó là lời nói thường dùng trong giao tiếp hàng ngày. Có thể do sử dụng từ ngữ thuộc phong cách khẩu ngữ mà dường như trong từng trang viết, từng câu văn của Huỳnh Thạch Thảo đều cho người đọc cảm nhận được những cách nói năng, những cách thể hiện cảm xúc trong giao tiếp hàng ngày của người dân ở miền trung.
Đọc các truyện ngắn và tìm hiểu đặc điểm của lớp từ khẩu ngữ thông tục, độc giả có thể thấy được sự gần gũi của Huỳnh Thạch Thảo đối với lối sống, lối sinh hoạt và ngôn ngữ đời sống hàng ngày của những con người trên quê hương ông.