7. Bố cục của luận văn
3.1.1. Lớp từ địa phương
3.1.1.1. Nhận xét chung
Cần phải nói ngay rằng, lớp từ địa phương trong truyện Huỳnh Thạch Thảo không nhiều nhưng chúng đã góp phần không nhỏ vào việc làm nên đặc điểm truyện ngắn của ông. Theo tư liệu điều tra của chúng tôi, trong bảy tập truyện ngắn mới thấy có 20 trường hợp.
Từ ngữ địa phương trong truyện Huỳnh Thạch Thảo chủ yếu là những từ ngữ chỉ cây cối, từ ngữ chỉ sự vật hay xưng hô. Đây là lớp từ thường được dùng ở khu vực miền Trung Trung Bộ nước ta mà đặc biệt là Phú Yên.
3.1.1.2. Phân loại lớp từ địa phương trong truyện Huỳnh Thạch Thảo 3.1.1.2.1. Phân loại theo ngữ nghĩa
Như vừa nói, từ địa phương trong truyện Huỳnh Thạch Thảo không nhiều. Dựa vào ngữ nghĩa, có thể chia lớp từ này thành hai nhóm: từ địa phương là những từ chỉ tính cách và từ địa phương là những từ chỉ hành động. Dưới đây là một vài dẫn chứng tiêu biểu.
a) Từ địa phương là từ mang nghĩa chỉ tính cách
Đó là những từ chỉ các đối tượng như xóm làng, đồ dùng, cây cối, hay cách xưng hô, ví dụ:
Ví dụ (1): Vậy mà vui, đâu như lúc trước ra vô chỉ có một mình bả!
[51, 93]
Ví dụ (2): Mầy biết tánh tao rồi mà, mình làm mình chịu, chẳng phải của mình thì không bao giờ táy máy dến, chỉ chuyện thiên hạ và cũng cần một cuộc sống như mọi người, tao chỉ bị vận đen ám. [49, 17]
Ví dụ (3)”Dẫy na, thì mày cưới quách nó, có gì tao chịu”. Ông nhìn bước đi ngúng nguẩy rồi bỏ chạy ra khỏi hầm lúc anh xã đội gọi với: “Tao thấy mầy khóc khi dìu nó lên cáng, giờ còn bày đặt”. [53, 40]
56
Ví dụ (4): ”Tụi mày ra thăm tao là vui, để tao gọi lính canh tàu cái đã, rồi tưng bừng cho khí thế! ”. [53, 104]
Ví dụ (5): Chú Thạc, chú “dìa”hồi nào? [48,91] Ví dụ (6):
-Chừng nào mày vào trỏng?
- Mai giỗ nội, mốt con đi, đợt này chắc lâu về nghe dì Tư.[52, 22]
Tất cả những từ gạch chân trong các ví dụ dẫn trên là từ địa phương. Đó có thể là từ chỉ tính cách, từ xưng hô.
b) Từ địa phương là từ chỉ danh xưng
Theo điều tra bước đầu của chúng tôi, trong 7 tập truyện của Huỳnh Thạch Thảo mới chỉ thấy từ địa phương là từ chỉ hành động có 1 trường hợp, xin dẫn ra dưới đây:
Ví dụ (7): Cái sẹo được đắp lá mất hai tháng trời mới lành nhưng không lặn, nó nhăn nhúm, xơ tướp như vỏ chanh vắt kiệt nước. [53, 39]
Ví dụ (8): Mày đem gói quà về cho mấy đứa nhỏ, hộp sâm đưa qua cho bả chứ tao giữ làm gì. [51, 24]
Bả có nghĩa là bà, cô, dì, thím,... Giống như một đại từ dùng để thay thế khi nói về một người nào đó mà người Phú Yên thường dùng trong giao tiếp.
3.1.1.2.2. Phân loại theo từ loại
Theo ý nghĩa của các từ địa phương vừa nói trên, có thể thấy từ địa phương được Huỳnh Thạch Thảo sử dụng gồm hai loại: từ địa phương là danh từ và từ địa phương là động từ. Tất cả những từ mang nghĩa chỉ tính cách là danh từ và từ mang nghĩa chỉ hành động là động từ. Xin xem lại các ví dụ ở mục 3.1.1.2.1.
Tóm lại, như đã nói, từ địa phương trong sáng tác của Huỳnh Thạch Thảo không nhiều, song chúng có vai trò không nhỏ vào việc làm nên đặc trưng miền Trung trong truyện ông.
57