Điệp cú pháp và phép đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ truyện ngắn của huỳnh thạch thảo (Trang 71 - 75)

7. Bố cục của luận văn

3.2.1. Điệp cú pháp và phép đối

3.2.1.1. Điệp cú pháp

Biện pháp điệp cú pháp là biện pháp lặp đi lặp lại một cấu trúc cú pháp, trong đó có láy đi láy lại một số từ nhất định và cùng diễn đạt một nội dung

68

chủ đề. Phép điệp cú pháp có nhiều biến thể: điệp nguyên vẹn, điệp bộ phận, điệp có láy từ và không láy từ,…

Phép điệp cú pháp có tác dụng vừa triển khai ý một cách hoàn chỉnh, vừa làm cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu. Lối điệp cú pháp được Huỳnh Thạch Thảo dùng trong các tập truyện ngắn như: Sông xuôi về biển, Mưa đang trôi qua sông, Mặt trời và những cơn mưa,... Truyện ngắn Huỳnh Thạch Thảo có các hình thức điệp cú pháp chủ yếu sau đây:

- Điệp nguyên vẹn: Đây là phép điệp mà các câu trong truyện được lặp lại hoàn toàn về hình thức cũng như về nội dung ngữ nghĩa.

Trong tập truyện Mặt trời và những cơn mưa, Huỳnh Thạch Thảo sử dụng thành công phép điệp này:

Rồi nghẽn đường. Rồi thông đường. Rồi chà đạp lên nhau để chạy. (160)

Giấc ngủ mệt không sâu cứ mơ màng nửa thức nửa tỉnh, đôi lúc lại nghe tiếng chân ai đó, tiếng gõ cửa rất nhẹ rồi bước xa dần. Đôi lúc lại nghe tiếng gió lay trên nhánh cây đập khẽ vào tường, cả tiếng máy điều hòa góc phòng phun hơi lạnh nhè nhẹ đều đều. (5)

Biện pháp điệp nguyên vẹn cũng được nhà văn vận dụng trong tập truyện “Mưa đang trôi qua sông”:

Nặng hơn nhiều khi nghe tin thằng Chiến ngã xuống bên rào thép gai giặc Mỹ rồi thằng Hạ, thằng Hòa, thằng Dũng cũng hy sinh. Đau hơn nhiều khi nghe tin thằng Phong phải ra tòa và vào vòng lao lý vì tội tham ô. (10)

- Điệp bộ phận: Là điệp lại một bộ phận nào đó của câu. Có nghĩa là về hình thức thì cấu trúc ngữ pháp giống nhau, song về sắc thái ngữ nghĩa thì đã có một sự thay đổi nào đó. Chẳng hạn như trong tập truyện Bạn cùng thời:

69

chẳng một xu dính túi, vào xứ này còn trần lưng làm phu, còn làm tàu hủ, còn

lột vỏ dưa hấu chín đem muối trong hũ sành…(43 - 44) Và trong tập truyện Mưa đang trôi qua sông:

Những con đường lắm dốc ngoằn ngoèo, những bậc tam cấp hất ngược

lối lên, xuôi theo lối xuống, những trảng cỏ ướt mịn sương đêm, những

chòm cây phủ ánh trăng bàng bạc và những đôi trai gái thì thầm trong văng vẳng tiếng ngâm thơ lan xa. (146)

- Điệp phát triển: Là dạng điệp lặp lại toàn bộ câu trước rồi tiếp đến là một ý mới bổ sung. Trong tập Mưa đang trôi qua sông có nhiều kiểu lặp này. Chẳng hạn như:

Thành phố thấy thươngthấy nhớ nhiều hơn mỗi khi anh thả trôi ý nghĩ về em sau những bộn bề công việc. Thành phố quanh năm chỉ có một thứ gió, ngọn gió quẩn quanh vướng lại bên những khối bê tông, những bức tường phô phang các bảng quảng cáo xênh xang, ngọn gió luồn qua những cây cầu vắt trên dòng sông lững lờ trôi, thơ thẩn lục bình và dăm ba thứ rác hớ hênh của nền văn minh đô thị. Ngọn gió vẫn chuyên cần nhưng không có cơ hội để phóng túng.(16)

Nhìn chung truyện ngắn Huỳnh Thạch Thảo nổi bật lên hình thức điệp nguyên vẹn và điệp bộ phận. Ở mỗi hình thức Huỳnh Thạch Thảo chủ yếu khai thác yếu tố ngôn từ làm nổi bật hình ảnh, tạo tính sinh động, hấp dẫn trong truyện ngắn của mình.

3.2.1.2. Phép đối

Phép đối là biện pháp đặt những từ ngữ có âm thanh, có ý nghĩa đối chọi nhau, có đặc điểm ngữ pháp giống nhau vào cùng những vị trí như nhau trong kết cấu của câu, để tạo sự hài hòa, đối xứng về nhịp điệu và ý nghĩa.

70

Phép đối có biểu hiện đa dạng: đối trong nội bộ câu, giữa các bộ phận của câu; đối giữa hai câu với nhau. Phép đối được dùng phổ biến trong thành ngữ, tục ngữ, câu đối, thơ Đường luật, văn biền ngẫu,…

Ví dụ:

- Chim có tổ, người có tông (Tục ngữ)

- Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng, Hậu học văn: trừ thói cửa quyền.

(Câu đối)

Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

(Nguyễn Du – Truyện Kiều)

Trong truyện ngắn của mình, Huỳnh Thạch Thảo sử dụng phép đối rất ít. Theo khảo sát của chúng tôi, Huỳnh Thạch Thảo sử dụng 5 trường hợp phép đối nội bộ câu.

Ví dụ: Mà chỉ đêm thôi, ban ngày chị vẫn bình thường, như một người vợ hiền, chị giặt áo cho anh, đi phố với anh, cười đùa tung tăng bên anh vậy mà đến nửa đêm thì chị vùng dậy chạy ra vườn hét lên hoảng loạn, đêm không là giấc ngủ bình yên với người đàn bà anh yêu. [53, 56]

Chiến tranh đã đi qua hơn bốn mươi năm nhưng những nỗi đau vẫn còn âm ỉ với số phận của người đàn bà trong cuộc sống đời thường. Huỳnh Thạch Thảo sử dụng phép đối đêm, ngày để người đọc thấy được sự ám ảnh của chiến tranh vẫn còn đó trong người đàn bà mỗi khi đêm về. Hoặc để nói vẻ

71

đẹp hoang dã của nhân vật Vọng thuyền trưởng đánh cá mỗi chuyến ra khơi Huỳnh Thạch Thảo lại có những trang viết.

Vọng lại cười, hàm răng trắng tương phản với làn da đen bóng, trông đẹp lẫn hoang dã. Nam phía xa đang đi dần lại người chui chúi phía trước bởi độ nghiêng của mũi thuyền trồi sụp theo sóng nước. [52,110]

Nhìn chung, Huỳnh Thạch Thảo sử dụng phép đối không nhiều, nhưng qua đó người đọc cũng thấy được nét riêng trong truyện ngắn của ông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ truyện ngắn của huỳnh thạch thảo (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)