Các dạng thoái hóa đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thoái hóa đất phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong phát triển nông nghiệp huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 31 - 33)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.2.2. Các dạng thoái hóa đất

Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, có một số cách phân loại về các dạng THĐ sau:

- Dựa vào suy thoái tính chất lý, hóa, sinh học của đất: Đất có thể bị thoái hóa theo thời gian cả về chất (như nhiễm mặn) và định lượng (như xói mòn) những đặc điểm lý, hóa, sinh học của nó, do vậy một số loại thoái hóa

tính chất lý hóa của đất chính được xác định:

+ Thoái hóa vật lý: Sự phá vỡ cấu trúc của đất thông qua sự phá vỡ các tập hợp. Điều này dẫn đến việc mất chức năng các khe hở của đất, dẫn đến giảm sự thẩm thấu trên bề mặt, tăng lượng nước chảy ra và giảm khả năng thoát nước. Theo thời gian, điều này dẫn đến giảm lượng khí cung cấp cho thực vật và quần thể sinh vật. Các quá trình suy thoái vật lý bao gồm: xói mòn, se khít khe hở và đóng vảy, nén chặt.

+ Thoái hóa hóa học: Các quá trình dẫn đến mất cân bằng hóa học trong đất, bao gồm nhiễm mặn, mất chất dinh dưỡng, chua hóa và độc tố hóa.

+ Thoái hóa sinh học: Sự phá vỡ nhân tạo cấu trúc của đất (ví dụ, thông qua làm đất) có thể dẫn đến hoạt động quá mức của quần thể sinh vật trong đất do oxy hóa và khoáng hóa quá mức chất hữu cơ dẫn đến mất cấu trúc và chất dinh dưỡng.

- Trong Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ở tại Điều 16 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT,

các loại hình THĐ được quy định gồm: Đất bị suy giảm độ phì, khô hạn, hoang mạc hóa; đất bị hoang hóa; sạt lở đất; kết von, đá ong hóa; đất bị chai cứng, chặt bí; ô nhiễm đất; xói mòn đất; đất bị ngập úng; đất bị mặn hóa; đất bị phèn hóa.

+ Đất bị suy giảm độ phì: Xác định một số đặc trưng của đất bị suy giảm độ phì thông qua các đặc trưng của đất như tầng đất mặt mỏng, tầng đất mặt bị bạc màu, cấu trúc rời rạc hoặc cục tảng, nhiều đá lẫn, ... hoặc thông qua sự sinh trưởng, phát triển của thực vật trên đất như sự cằn cỗi của cây trồng, sự xuất hiện của thực vật chỉ thị (sim, mua, …).

+ Đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa: xác định một số đặc trưng của đất bị khô hạn, hoang mạc hoá, sa mạc hoá thông qua các đặc trưng của khí hậu và chế độ tưới, đặc trưng của đất hoặc thông qua sự sinh trưởng, phát triển của thực vật trên đất và sự xuất hiện của thực vật chỉ thị.

+ Đất bị kết von, đá ong hóa: xác định một số đặc trưng về kích thước, tỷ lệ phần trăm kết von và dạng kết von trong đất (phân biệt rõ đốm loang lổ đỏ vàng hay các ổ kết von đỏ vàng mềm hoặc kết von cứng dạng ôxit sắt hay các tầng đá ong).

+ Đất bị xói mòn: xác định một số đặc trưng về độ dày tầng đất mặt, bề mặt đất (có khe rãnh), độ dốc địa hình, thảm thực vật, …

+ Đất bị mặn hóa, phèn hóa: Xác định những khu vực bị xâm nhập mặn do ảnh hưởng của tự nhiên theo chu kỳ hoặc bất thường (ranh giới xâm nhập mặn), cây chỉ thị (nếu có); Xác định những vùng đất không phải là đất phèn, đất mặn đã chuyển từ canh tác nước ngọt sang nước mặn, lợ (nuôi trồng thủy sản, trồng cây ngập mặn), cây chỉ thị (nếu có). Xác định những khu vực đất phèn, đất mặn ít hoặc mặn trung bình chuyển sang nuôi trồng thủy sản nước mặn (có đào đắp ao nuôi làm thay đổi bề mặt tự nhiên của đất, các tầng phèn tiềm tàng bị chuyển thành phèn hoạt động).

Đồng thời, các dạng thoái hóa thường được đánh giá tổng hợp và phân hạng thành 3 mức độ, với công thức:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thoái hóa đất phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong phát triển nông nghiệp huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)