Quy trình nghiên cứu thoái hóa đất hiện tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thoái hóa đất phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong phát triển nông nghiệp huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 38 - 44)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.3.2. Quy trình nghiên cứu thoái hóa đất hiện tại

Nghiên cứu THĐ hiện tại chú trọng đến các dấu hiệu thoái hóa về mặt hóa học, dinh dưỡng, vật lí, sinh học, hình thái thảm thực vật thể hiện trên các loại hình sử dụng đất. Các chỉ tiêu dùng để đánh giá THĐ hiện tại là: Độ chua; Hàm lượng mùn; Độ ẩm đất; Hàm lượng dinh dưỡng tổng số, dễ tiêu; Cation Ca2+ và Mg2+; Dấu hiệu thảm thực vật (thông qua hiện trạng sử dụng đất). Trên cơ sở phân tích, đánh giá các đặc điểm lí hóa, dấu hiệu thực vật, hiện trạng sử dụng đất để xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đó với các mức độ THĐ hiện tại. Quy trình đánh giá được tiến hành như sau [13]:

Bước 1. Phân cấp theo các đặc điểm thoái hóa ưu thế.

Bước 2. Phân cấp theo quá trình biểu hiện như xâm thực, rửa trôi, laterit, đá ong, đất lầy thụt, glây hóa, mặn hóa, phèn hóa, cát bay, cát chảy, …

Bước 3. Phân cấp theo mức độ thoái hóa: yếu, trung bình, nặng; hoặc thoái hóa toàn diện, thoái hóa từng mặt hoặc thoái hóa nông, thoái hóa sâu.

Căn cứ vào các dấu hiệu khác nhau mà phân biệt thành các mức độ THĐ hiện tại.

- Các dấu hiệu định tính: giảm sút tầng dày, mất tầng A, xuất hiện đá lẫn, đá lộ, kết von, xuất hiện mặt chắn vật lí, cấu trúc đất bị phá vỡ, nhiều nguyên tố dinh dưỡng bị giảm sút, sự thay đổi chỉ thị thực vật.

- Các dấu hiệu thoái hóa dinh dưỡng: Sử dụng phương pháp thống kê đưa ra các giá trị trung bình, giá trị lớn nhất (max), giá trị trung bình tối thiểu (min) về giá trị dinh dưỡng của các loại đất. Sau đó đối chiếu so sánh với các

số liệu phân tích lí hóa học đất trên các loại hình sử dụng đất khác nhau nhằm đưa ra các kết quả về mức độ THĐ.

THĐ hiện tại thường được phân thành 3 cấp: - H1: Không thoái hóa hoặc thoái hóa yếu. - H2: Thoái hóa trung bình.

- H3: Thoái hóa mạnh.

Sau đó bằng phương pháp ma trận tương quan cho phép xác định thực trạng THĐ tổng hợp:

Hình 1.1: Phương pháp đánh giá theo ma trận [13]

Trong đó: H là các mức độ thoái hóa hiện tại; T là các mức độ thoái hóa tiềm năng. H1 và T1: Thoái hóa nhẹ.

Hi và Ti: Thoái hóa nặng.

A, B, C, D: Thực trạng thoái hóa.

Hình 1.2.Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ đánh giá tổng hợp THĐ [6]

Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu đánh giá THĐ của một số vùng trong cả nước, các nhà khoa học cũng đã đề xuất một số quy trình nghiên cứu, đánh giá hoang mạc hóa.

1.4. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN THOÁI HÓA ĐẤT

Theo báo cáo của IPCC năm 2007, BĐKH được hiểu là mọi thay đổi của khí hậu theo thời gian do sự thay đổi tự nhiên hoặc kết quả hoạt động của con người [32]. Như vậy, nguyên nhân của BĐKH là do chính bản thân của điều kiện tự nhiên, nội tại của nó hoặc là do bên ngoài tác động vào.

Ngoài ra, theo định nghĩa của Tổ chức Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) trong báo cáo lần thứ Tư (AR4) năm 2007, BĐKH là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài. Nói cách khác, BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu [23].

đến quá trình THĐ trên phạm vi toàn quốc, nhất là bốn khu vực ưu tiên chống sa mạc hoá của Việt Nam, và sẽ còn tác động xấu trong nhiều năm tới.

Những thay đổi về điều kiện thời tiết (nhiệt độ, lượng mưa, hiện tượng khí hậu cực đoan,…) đã làm diện tích đất bị xâm nhập mặn, khô hạn, hoang mạc hóa, ngập úng, xói mòn, rửa trôi, sạt lở… xảy ra ngày càng nhiều hơn ở nước ta [1]. Nhiều nghiên cứu cho thấy, dưới sự tác động của BĐKH, đã có sự gia tăng nhanh chóng diện tích hoang mạc ở các vùng khô hạn, bán khô hạn, kể cả một số vùng ẩm ướt. Theo kết quả điều tra gần đây nhất, cả nước có tới 9,34 triệu ha đất đồi núi trọc, đồi cát, trảng cỏ có liên quan tới hoang mạc hóa, chiếm 28% tổng diện tích đất đai trên toàn quốc, trong đó khoảng 7,85 triệu ha chịu tác động mạnh bởi THĐ với trên 4 triệu ha đất trống trọc chưa sử dụng, khoảng 2 triệu ha đất đang được sử dụng nhưng đã bị thoái hóa nặng và 1 triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi còn nhiều vùng đồi núi trọc đang bị mưa lũ làm lở đất, xói mòn và suy thoái đến khô cằn hoang mạc. Đây là những vấn đề đáng lo ngại, là thách thức lớn cho việc sử dụng đất của nước ta hiện nay.

Theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đang cập nhật, nhiều yếu tố nguy cơ gây nên THĐ sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, nếu không kịp thời có biện pháp bảo vệ. Nhiệt độ ở tất cả các vùng của Việt Nam đều có xu thế tăng so với thời kỳ cơ sở (1986-2005), với mức tăng lớn nhất là khu vực phía Bắc. Lượng mưa năm có xu thế tăng, tuy nhiên lượng mưa mùa khô ở một số vùng có xu thế giảm. Đặc biệt nghiêm trọng, tình trạng nước biển dâng sẽ kéo theo nguy cơ xâm nhập mặn, ngập úng khiến đất bị thoái hóa nhanh mạnh hơn. Ước tính nếu nước biển dâng 1m, khoảng 16,05% diện tích đồng bằng sông Hồng, 1,47% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, 17,84% diện tích Tp. Hồ Chí Minh, 39,40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập [23]. Hiện tượng triều

cường, mực nước biển dâng, gây sạt lở bờ biển, bờ sông, ngập nước và xâm nhập mặn, hạn hán, THĐ trên diện rộng.

Như vậy, BĐKH làm cho nhiệt độ tăng cao, nắng nóng, khô hạn kéo dài, mực nước biển dâng cao, mưa lớn, lũ lụt, lũ quét,… đều gia tăng do tác động của BĐKH, dẫn đến quá trình THĐ sẽ diễn ra khắc nghiệt hơn, diện tích đất bị thoái hoá và diện tích hoang mạc hoá sẽ mở rộng hơn trong tương lai, nếu không có chiến lược lâu dài.

Tiểu kết chương 1

Dưới tác động của các quá trình tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người, hiện tượng THĐ ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt trong bối cảnh BĐKH, thoái hóa đất đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Do vậy, thoái hóa đất trở thành một vấn đề được quan tâm đặc biệt của hầu hết các quốc gia trên thế giới và Việt Nam.

Nghiên cứu tiềm năng THĐ dưới sự hỗ trợ của Hệ thông tin địa lí (GIS) nhằm định hướng SDHL đất trên cơ sở vận dụng các tiêu chí gây THĐ tiềm năng (Đá mẹ, vỏ phong hóa, độ dốc, tầng dày đất, đặc trưng địa mạo – thổ nhưỡng, tính cực đoan của khí hậu), với 3 cấp độ của mỗi chỉ tiêu (tiềm năng thoái hóa yếu, tiềm năng thoái hóa trung bình và tiềm năng thoái hóa mạnh đến rất mạnh), từ đó chồng xếp, đánh giá và xác định các vùng có nguy cơ THĐ. Kết quả đó là cơ sở để định hướng SDHL đất đai và là cơ sở để xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên đất.

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN SƠN HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thoái hóa đất phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong phát triển nông nghiệp huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)