7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
2.2.1. Địa chất
Qua nghiên cứu các công trình khảo sát địa chất ở tỉnh Phú Yên, nhận thấy, huyện Sơn Hòa có chế độ hoạt động kiến tạo lâu dài và cấu trúc địa chất tương đối phức tạp, được cấu thành từ các đá có tuổi từ Proterrozoi (P2) đến Kainozoi (K2). (hình 2.2)
chảy trồi lên qua các đứt gãy thuộc hệ tầng Đại Nga, Phức hệ Cù Mông trong Tân kiến tạo. Thành phần khoáng trong đá có ít thạch anh và fenfat, chủ yếu là plagioclabazo và piroxen kém bền với nước nên rất dễ bị phong hóa hóa học, tạo nên lớp vỏ phong hóa dày. Ở huyện Sơn Hòa, đá bazan phân bố chủ yếu ở các xã Sơn Hội, Cà Lúi, EaChaRang, KrôngPa, Sơn Định, thị trấn Củng Sơn, ... Đất bazan có hàm lượng dĩnh đưỡng tốt, giàu khoáng, phù hợp phát triển cây công nghiệp dài ngày.
b. Đá phiến: Đá phiến thuộc các loại đá trầm tích, chủ yếu thuộc hệ tầng Tắc Pỏ, hệ tầng Đray Linh, phức hệ Định Quán, hệ tầng Mang Yang, … phân bố ở vùng đồi núi thấp phía Tây và Tây Nam của huyện. Đá phiến có thành phần chủ yếu là thạch anh, khoáng sét bị nén ép mạnh tạo nên cấu trúc hình lớp rõ rệt, đá thường có màu xám, đen và dễ bị phong hóa, tạo thành đất feralit vùng đồi núi thấp. Đất thường giàu khoáng sét, dinh dưỡng cao, thành phần cơ giới nặng, tầng đất khá dày thích hợp cho các loại cây nông nghiệp.
c. Đá cát kết: Thuộc loại đá trầm tích được thành tạo chủ yếu trong các thành hệ địa chất như phức hệ Đắc Bùng, hệ tầng Đơn Dương, hệ tầng Đèo Bảo Lộc, phức hệ Định Quán, ... phân bố rải rác trong các xã của huyện. Thành phần đá chủ yếu là các kết hạt từ khoáng giàu silic, canxi, sắt và khoáng sét bị phong hóa. Đá có màu nâu nhạt hoặc vàng nhạt, có lượng thạch anh cao, hình thành loại đất tương đối nghèo dinh dưỡng, có thành phần cơ giới nhẹ, tầng dày mỏng, ít thích hợp cho việc trồng trọt.
d. Đá granit: Là loại đá chiếm diện tích lớn nhất có mặt ở hầu hết các xã thuộc địa bàn huyện, thuộc các thành hệ địa chất như Phức hệ Đèo Cả, phức hệ Vân Canh, phức hệ Bến Giằng – Quế Sơn, phức hệ Nha Trang, ... Thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh, plagioclas biotit, muscovit, thường có màu đỏ vàng hay xám. Đất hình thành từ đá granit, có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh dưỡng, lân và kali, đất dễ bị khô hạn, ít thích hợp cho cây nông nghiệp.
e. Sản phẩm bồi tụ:Được thành tạo bởi các trầm tích có nguồn gốc sông (aQ21-2) phân bố rải rác dọc thung lũng sông Cà Lúi, sông Lam, sông Tha, ... và các con suối dưới dạng bãi bồi cao; nguồn gốc hỗn hợp từ đá tảng đến cát sỏi, độ mài mòn của chúng không đều nhau. Thành phần chủ yếu là trầm tích hạt vừa và mịn, sét cát màu xám đen, màu trắng, xen lẫn nhiều chất hữu cơ đã phân hủy. Đất được hình thành từ sản phẩm này thường có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể sử dụng cho phát triển nhiều loại cây trồng nông nghiệp (lúa, hoa màu,…)
2.2.2. Địa hình, địa mạo:
Qua tham khảo các tài liệu [21, 28], kết hợp nghiên cứu thực địa, nhận thấy rằng huyện Sơn Hòa có địa hình tương đối phức tạp, do nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng núi - cao nguyên ở phía Tây và vùng đồng bằng ven biển ở phía Đông. Diện tích đồi, núi chiếm trên 70% tổng DTTN toàn huyện, có hướng nghiêng và thấp dần từ Tây sang Đông, với các dạng địa hình chính:
a. Địa hình núi:Địa hình núi phân bố ở phía Tây và Tây Nam của huyện Sơn Hòa, chiếm khoảng gần 50% DTTN toàn huyện, có độ cao từ 300 - 800m, được phân hóa thành 2 dạng (núi trung bình và núi thấp). Trong đó núi trung bình chiếm khoảng 35% DTTN toàn huyện, phân bố chủ yếu ở các xã Phước Tân, Sơn Định, Sơn Hội, Cà Lúi, Ea Chà Rang. Có độ cao trung bình phổ biến từ 500m - 800m, đỉnh cao nhất là núi La Hiêng (1318 m), độ dốc trung bình khá lớn từ 200 – >250. Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi các núi cao xen kẻ thung lung nhỏ hẹp. Mức độ xâm thực, bào mòn ở đây phát triển, tạo điều kiện cho quá trình xói mòn, rửa trôi tầng đất mặt xảy ra vào mùa mưa. Nên cần bảo vệ, phục hồi diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng nhằm bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất tiềm năng, giữ đất và giữ cân bằng sinh thái của toàn vùng. Địa hình
núi thấp chiếm khoảng 15% diện tíchphân bố ở độ cao từ 300 -500 m, độ dốc trung bình từ 150 - 200, địa hình lượn sóng bị chia cắt nhẹ bởi các dãy đồi và thung lũng xen kẽ đồng bằng. Đất dễ bị rửa trôi, tầng dày mỏng do lớp phủ thực vật còn ít.
b. Địa hình đồi và thung lũng: Địa hình đồi và thung lũng chiếm diện tích lớn nhất (27% tổng DTTN), phân bố chủ yếu ở các xã Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân. Là vùng chuyển tiếp giữa địa hình núi và đồng bằng, phân bố ở độ cao từ 200 - < 300m. Vùng đồi huyện Sơn Hòa có hình thái khá phức tạp, độ dốc trung bình từ 8 - 250, xen kẽ với những khu vực tương đối bằng phẳng. Do mưa tập trung theo mùa với lượng lớn nên quá trình phong hóa diễn ra mạnh
mẽ, đẩy mạnh quá trình san bằng, bào mòn, nhiều nơi lộ đá gốc, các vách đá mài mòn. Bên cạnh đó, ở các vùng đất thấp của địa hình đồi là kiểu địa hình và thung lũng ven sông gồm các hồ trũng lấp đầy sản phẩm lũ tích tụ từ vùng đồi núi xung quanh; các thung lũng trung lưu sông, hoặc các thung lũng ngòi, suối trong vùng đồi. Địa hình đồi và thung lũng là vùng đất có khả năng sản xuất nông nghiệp của huyện Sơn Hòa.
c. Địa hình đồng bằng: Địa hình đồng bằng là dạng địa hình thấp và khá bằng phẳng, chiếm khoảng 28% tổng DTTN của toàn huyện. Phân bố tập trung ở các xã Sơn Hà, Sơn Nguyên, Suối Bạc, thị trấn Củng Sơn .... Địa hình đồng bằng được hình thành bởi sự chia cắt của các dãy núi và sự bồi tích của các sông nhánh với độ cao trung bình từ 100 - 200m, độ dốc phổ biến < 80. Dạng địa hình đồng bằng phân bố chủ yếu dọc theo sông Ba và các nhánh sông như Cà Lúi, sông Lam, sông Tha, ... Đặc trưng của địa hình đồng bằng là địa hình tương đối bằng phẳng, điều kiện giao thông khá thuận lợi, đất đai màu mỡ nên đưa vào sử dụng có hiệu quả cho hoạt động kinh tế nông nghiệp.
2.2.3. Khí hậu
Huyện Sơn Hòa có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa chuyển tiếp giữa khí hậu Đông và Tây Trường Sơn, phân hóa thành hai (02) mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa). Đặc trưng khí hậu ở đây vừa chịu ảnh hưởng của hoàn lưu tín phong, vừa chịu ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa khu vực Đông Nam Á, nên khí hậu vừa mang đặc trưng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vừa mang đặc trưng của vùng Tây Nguyên). Qua nghiên cứu các tài liệu của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Phú Yên cho thấy, khí hậu huyện Sơn Hòa có một số đặc điểm:
a. Bức xạ, nắng:Huyện Sơn Hòa có tổng lượng bức xạ và số giờ nắng tương đối lớn. Lương bức xạ trung bình hằng năm của huyện dao động từ 135 -150 kcal/cm2/năm, Số ngày nắng trung bình khoảng 225 ngày/năm. Số giờ nắng trung bình đạt 2354 giờ/năm. Chế độ nắng cao nhất vào các tháng từ tháng
III -VII, thấp nhấtvào các tháng từ tháng XI - XII. Với tổng số giờ nắng trung bình hàng tháng cao, nên huyện rất thuận lợi việc phát triển cây trồng để phủ xanh đất trống quanh năm, sẽ góp phần lớn vào việc giảm thiểu THĐ do xói mòn và rửa trôi.
b. Chế độ gió: Hằng năm, huyện Sơn Hòa chịu ảnh hưởng của hai mùa gió hướng Đông Bắc và hướng Tây. Hướng gió Đông Bắc chủ yếu tập trung từ tháng X - IV năm sau. Hướng gió Tây tập trung từ tháng V- IX hàng năm. Ngoài ra, Sơn Hòa cũng chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng xuất hiện vào tháng V kéo dài đến tháng VIII.
c. Nhiệt độ: Do có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa chuyển tiếp nên nền nhiệt ở huyện Sơn Hòa tương đối cao, trung bình khoảng khoảng 220C – 250C. Nhiệt độ cao nhất có năm đạt đến 400C đến 420C (vào tháng IV hoặc V). Nhiệt độ thấp nhất đạt 180C (tháng XII hoặc tháng I), không có mùa đông lạnh (bảng 2.1)
Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình tháng trạm Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Sơn Hòa 22,1 23,2 25,4 27,7 28,7 28,5 28,4 28,2 27,0 25,4 24,1 22,5 25,9
Nguồn: Trung tâm KTTV tỉnh Phú Yên
Nhiệt độ có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao. Những vùng có độ cao dưới 200m có nhiệt độ trung bình khoảng 22 -270C, những vùng núi cao từ 500m trở lên, theo quy luật đai cao, càng lên cao nhiệt độ trung bình giảm 0,6o C/100m.
d. Lượng mưa: Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy, huyện Sơn Hòa có lượng mưa trung bình tương đối lớn, khoảng 2275 mm/năm, có sự phân hóa rõ theo mùa (bảng 2.2). Số ngày mưa trung bình trong năm đạt khoảng 130 - 150 ngày, tập trung chủ yếu trong các ngày từ tháng VIII - XII. Lượng mưa lớn nhất vào tháng X (661 mm) có khi đạt đến 1.300 mm/ tháng, thấp nhất vào tháng II (44 mm).
Bảng 2.2. Lượng mưa trung bình các tháng và năm tại Sơn Hòa (mm) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Sơn Hòa 60 44 48 50 83 91 95 107 319 661 456 261 2275
Nguồn: Trung tâm KTTV tỉnh Phú Yên.
Quan sát thấy, huyện Sơn Hòa có lượng mưa tập trung hơn 70% vào 4 tháng (từ tháng VIII – XII). Do lượng mưa lớn và tập trung nên thường gây lũ lụt, kết hợp với đặc điểm địa hình là đồi núi nên thường xảy ra xói mòn, sạt lở ảnh hưởng lớn đến thổ nhưỡng, lớp phủ thực bì, hoạt động sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của người dân.
Hình 2.3. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa TB các tháng huyện Sơn Hòa
Tuy nhiên, trong các tháng mùa khô, Sơn Hòa vẫn có lượng nước mưa tương đối, không hoàn toàn khô kiệt như một vài địa phương khác thuộc Đông Trường Sơn như Tuy An, Đồng Xuân,... và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.
e. Độ ẩm và bốc hơi:Huyện Sơn Hòa có độ ẩm không khí cao và lượng bốc hơi cũng tương đối lớn. Độ ẩm trung bình năm là 81,4%, cao nhất là vào tháng X (90%) thấp nhất là tháng VII (70%). Trong mùa khô, mặc dù có lượng mưa tương đối, nhưng vẫn còn ảnh hưởng của tín phong Đông Bắc và gió Tây khô nóng hoạt động mạnh nên nhiệt độ các tháng cao, lượng bốc hơi lớn, độ ẩm có khi giảm mạnh. Vì vậy, trên địa bàn huyện cũng thường xảy ra thời tiết nắng nóng và khô hạn, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân. Lượng
0 5 10 15 20 25 30 35 0 100 200 300 400 500 600 700
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Lượng mưa (mm) Nhiệt độ (0C)
bốc thoát hơi tiềm năng biến động khá mạnh trong năm và chủ yếu trong mùa hè, cũng là nguyên nhân chính làm hao hụt lượng nước tương đối lớn trên bề mặt đệm, mực nước ngầm. Tháng có lượng bốc hơi lớn nhất là tháng VII (187mm). Mùa hè được coi là thời kì khô hạn nhất trong năm do lượng bức xạ Mặt Trời lớn, nền nhiệt độ cao, lượng bốc hơi lớn, lượng mưa giảm mạnh, độ ẩm thấp.
f. Bão và ấp thấp nhiệt đới, dông, sương mù: Hằng năm, huyện Sơn Hòa vẫn chịu ảnh hưởng của bão và ấp thấp nhiệt đới gây ra mưa to, hình thành lũ, lụt. Ngoài ra, mỗi năm trên địa bàn huyện Sơn Hòa còn thường xảy ra khoảng 109,4 ngày dông (được đo ở trạm Sơn Hòa). Bên cạnh đó còn có hiện tượng sương mù khoảng 17,5 ngày/năm [21].
2.2.4. Thủy văn
Huyện Sơn Hòa là một huyện có nhiều hệ thống sông ngòi chảy qua, hầu hết các sông này đều bắt nguồn ở phía Đông dãy Trường Sơn chảy qua miền núi, trung du, đồng bằng và đổ ra biển. Các hệ thống sống bao gồm sông Ba, sông Cái, sông Trà Lúi, sông Trà Bương, Sông EaMlach, ....Trong đó, ngoại trừ sông Ba, các sông còn lại đều có lưu vực dòng chảy chủ yếu nằm trong địa bàn tỉnh Phú Yên và đều có đặc điểm là ngắn và dốc.
- Sông Ba: Là sông lớn nhất chảy qua huyện Sơn Hòa, có tổng diện tích lưu vực khoảng 1.950 km2, đoạn chảy qua địa bàn huyện có chiều dài khoảng 47,5 km, đi qua các xã Krông Pa, xã Sơn Hà, xã Suối Trai và thị trấn Củng Sơn. Sông Ba là con sông có giá trị tiềm năng lớn cho huyện Sơn Hòa và toàn tỉnh Phú Yên, đặc biệt là các giá trị về thủy lợi, cung cấp nước tưới, cát xây dựng, bồi đắp phù sa cho phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện, đồng thời cũng là nguồn cung cấp phù sa chính cho vùng đồng bằng Tuy Hòa của tỉnh Phú Yên. Sông Ba có độ dốc lớn, nước sông chảy siết, khả năng tập trung nước nhanh, dễ gây ngập úng. Dưới tác động của BĐKH một số đặc trưng hình
thái và dòng chảy sông Ba có sự thay đổi và nhiều biểu hiện thất thường [21].
- Sông Cái: Dài 10 - 15km, chiều rộng 30 - 35m, chảy qua xã Sơn Phước. Sông có nhiều nhánh nhỏ. Vào mùa lũ, mực nước sông thường dâng nhanh gây thiệt hại lớn đến sản xuất và các khu vực dân cư ven sông.
- Sông Cà Lúi: Có tổng chiều dài 48km, diện tích lưu vực là 190 km2. Sông Cà Lúi bắt nguồn từ phía Tây Bắc đổ vào phía bờ trái sông Ba tại buôn Lê, xã Krông Pa.
- Sông Trà Bương: Là con sông cạn và nhỏ, có chiều dài 5 km, chiều rộng 8 - 10m. Sông chảy chủ yếu trên địa bàn xã Sơn Hội với nhiều hướng chảy nhỏ qua các xã lân cận.
- Sông EaMlach: Dài 14 km, chiều rộng trung bình 10 - 15m, chảy qua địa bàn xã Phước Tân (phía Bắc huyện Sơn Hòa). Đây là con sông có nhiều hướng chảy khác nhau mang đặc trưng hình thái của vùng cao - sơn nguyên Sơn Hòa.
- Sông Ngã Hai: Là nhánh nhỏ của sông Ba chảy qua, với chiều dài 15km, chảy qua địa bàn các xã Sơn Hà, Sơn Nguyên, Sơn Xuân, Sơn Long.
- Sông Con: Có chiều dài 30km, diện tích lưu vực 238km2, do nhiều dòng suối như suối Bạc, suối Vực Cui, suối Cau hợp lại và nhập vào sông Ba ở thôn Thành Hội (xã Sơn Hà).
- Sông Hà Lan: Chiều dài 10 – 25 km, lòng sông rộng 25 - 30m, là con sông có nhiều nhánh chảy nhất của huyện Sơn Hòa, chảy qua xã KrôngPa. Sông cung cấp nguồn nước tưới cho các xã phía Nam.
- Sông Tha: Có chiều dài 25km, diện tích lưu vực 148 km2.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện Sơn Hòa còn có một số dòng suối nhỏ khác như: Suối Cái, Suối Nhông, Suối Đục...
Nhìn chung, mạng lưới sông suối của huyện Sơn Hòa khá phát triển, nhưng phân bố không đều. Ở các vùng núi trung bình và núi thấp có mật độ
lưới sông dày hơn vùng đồi và đồng bằng. Do đặc điểm của địa hình nên sông ngòi ở đây thường ngắn và dốc, hình thái phức tạp. Kết hợp với đặc điểm của khí hậu, các sông thường có lượng nước giữa mùa khô và mùa mưa chênh lệch lớn. Mùa mưa, tốc độ dòng chảy bề mặt lớn, thúc đẩy quá trình xói mòn, rửa trôi ở những nơi địa hình dốc, mất lớp phủ thực vật, hiện tượng lũ lụt diễn ra phổ biến, gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống. Mùa khô, lưu lượng nước của các sông đều thấp, nhiều suối bị khô cạn, gây ra tình trạng hạn hán.