Đánh giá tiềm năng thoái hóa đất theo tiêu chí hình thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thoái hóa đất phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong phát triển nông nghiệp huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 69 - 91)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.1.2. Đánh giá tiềm năng thoái hóa đất theo tiêu chí hình thành

a. Loại đất:

Toàn huyện Sơn Hòa có 08 nhóm đất và 17 loại đất. Đất đai của huyện được hình thành từ sản phẩm phong hóa của nhiều loại đá mẹ có nguồn gốc khác nhau, (như đá bazan, đá phiến, đát cát kết, các sản phẩm bồi tụ khác, …). Tùy thuộc vào các loại đất mà có thể phân biệt các dạng nguy cơ THĐ khác nhau. Qua nghiên cứu và tham khảo các tài liệu về đánh giá THĐ, nguy cơ thoái hóa của các loại đất ở huyện Sơn Hòa được xác định ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Dạng, nguy cơ và cường độ thoái hóa của loại đất ở huyện Sơn Hòa. TT Loại đất hiệu Ký Dạng, nguy cơ thoái hóa Cường độ thoái hóa

1 Đất bãi cát ven sông C Xói mòn, sạt lở Mạnh

2 Đất phù sa được bồi hàng năm Pb Rửa trôi, vùi lấp Trung bình 3 Đất phù sa không được bồi, chua

Pc Suy giảm độ phì nhiêu chua hóa

đất Yếu

4 Đất phù sa glây

Pg Ngập úng, lầy hóa, chua hóa đất, vùi lấp

Trung bình 5 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf Xói mòn, rửa trôi Yếu 6 Đất phù sa ngòi suối Py Xói mòn, rửa trôi Trung bình 7 Đất xám trên macma acid và đá cát Xa Xói mòn, suy giảm độ phì Mạnh 8 Đất xám bạc màu trên đá macma acid và

đá cát Ba Xói mòn, sạt lở, suy giảm độ phì Mạnh

9 Đất nâu thẫm trên đá Bazan Ru Xói mòn, rửa trôi Trung bình 10 Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung

tính Fk Xói mòn Trung bình

11 Đất nâu vàng trên đá macma bazơ và

trung tính Fu Xói mòn Trung bình

12 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs Xói mòn, rửa trôi Trung bình 13 Đất đỏ vàng trên đá macma acid Fa Xói mòn, rửa trôi Mạnh 14 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq Xói mòn, rửa trôi, suy giảm độ phì Trung bình 15 Đất mùn vàng đỏ trên đá macma acid Ha Xói mòn, rửa trôi Trung bình 16 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D Rửa trôi, vùi lấp, gley Yếu 17 Đất xói mòn trơ sỏi đá E Xói mòn, suy giảm độ phì Mạnh

Từ kết quả xác định các dạng, nguy cơ và cường độ thoái hóa của các loại đất, luận văn đã đã tiến hành đánh giá các mức độ thoái hóa tiềm năng từ các loại đất ở huyện Sơn Hòa. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.2 và hình 3.1.

Bảng 3.2. Kết quả mức độ thoái hóa tiềm năng các loại đất ở huyện Sơn Hòa

STT Cường độ thoái hóa Diện tích (ha) Tỷ lệ %

1 Tiềm năng thoái hóa mạnh 72.559,55 77,57

2 Tiềm năng thoái TB 14.737,80 15,76

3 Tiềm năng thoái hóa yếu 6.244,95 6,68

Tổng diện tích 93.542,3 100

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả đánh giá

Quan sát bảng 3.2. và hình 3.1. cho thấy, các loại đất ở huyện Sơn Hòa có tiềm năng thoái hóa rất lớn. Mức độ tiềm năng thoái hóa từ trung bình đến mạnh chiếm gần 94% diện tích đánh giá. Trong đó, mức độ tiềm năng thoái hóa mạnh chiếm 77,57% diện tích đánh giá. Vì vậy, trong sử dụng đất cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, cần có các biện pháp hạn chế thoái hóa, đặc biệt dạng thoái hóa do rửa trôi, xói mòn.

Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ % cường độ thoái hóa các loại đất ở huyện Sơn Hòa

Trong đó, một số xã có cường độ thoái hóa mạnh chiếm diện tích rất lớn như xã Sơn Hội (15.729,5 ha) chiếm > 93% diện tích tự nhiên của xã, xã Phước Tân (11.448,4 ha) chiếm 94% diện tích của xã. Do 2 xã này chủ yếu có diện tích Fa chiếm tỷ lệ lớn, do vậy khả năng bị THĐ và rửa trôi rất cao. Đồng thời

77% 16%

7%

Tỷ lệ % tiềm năng thoái hóa các loại đất huyện Sơn Hòa

2 xã này chỉ có loại THĐ từ trung bình đến mạnh, không có cường độ yếu. Ngoài hai xã trên, một số xã cũng có diện tích tiềm năng thoái hóa mạnh các loại đất chiếm tỷ lệ lớn như xã Sơn Phước (8.327,1 ha), Eachà Rang (7.904,4), xã Sơn Nguyên (5.827,1 ha). Hầu kết các xã này đều có diện tích thoái hóa tiềm năng mạnh chiếm trên 80% diện tích của xã. Từ nghiên cứu trên, cho thấy thật sự cần thiết phải có những định hướng, giải pháp vừa sử dụng, canh tác các loại đất vừa phải chú trọng đến công tác bảo vệ đất ở huyện Sơn Hòa.

Bảng 3.3. Diện tích tiềm năng thoái hóa các loại đất theo đơn vị hành chính

Tiềm năng

thoái hóa mạnh

Tiềm năng thoái hóa trung bình

Tiềm năng thoái hóa yếu Tổng diện tích Cà Lúi 3.632,3 591,0 4.223,33 Củng Sơn 362,8 575,0 1305,9 2.243,71 Eachà Rang 7.904,4 66,9 71,3 8.042,58 Krông Pa 3.018,0 1142,1 4.160,05 Phước Tân 11.448,4 707,0 12.155,34 Sơn Định 3172,8 2430,5 5.603,34 Sơn Hà 2.728,4 876,0 2017,3 5.621,68 Sơn Hội 15.729,5 1011,1 16.740,64 Sơn Long 655,4 3975,1 4.630,51 Sơn Nguyên 5.827,1 325,0 340,7 6.492,87 Sơn Phước 8.327,1 391,2 82,9 8.801,21 Sơn Xuân 3.521,4 1405,5 3,9 4.930,90 Suối Bạc 1.290,6 2383,4 11,7 3.685,69 Suối Trai 4.941,3 1269,1 6.210,44 Tổng 72.559,5 14.737,8 6.244,9 93.542,30

Hình 3.2. Bản đồ thoái hóa tiềm năng các loại đất huyện Sơn Hòa, Phú Yên

b. Độ dốc:

Yếu tố độ dốc có một tác động rất lớn đến quá trình THĐ do xói mòn và rửa trôi vật chất. Đối với những khu vực có độ dốc lớn, nguy cơ xói

mòn, trượt lở đất rất dễ diễn ra, cộng với những khu vực có lượng mưa trung bình năm lớn, sẽ gây nguy cơ rất cao cho quá trình xói mòn, rửa trôi và sạt lở đất. Theo tham khảo các tài liệu nghiên cứu [8,12,14], chỉ tiêu độ dốc trong đánh giá tiềm năng THĐ được xác định:

- Khu vực có độ dốc phổ biến > 250: Thoái hóa tiềm năng mạnh - Khu vực có độ dốc phổ biến từ 80 – 250: Thoái hóa tiềm năng trung bình

- Khu vực có độ dốc < 80: Thóa hóa tiềm năng yếu.

Trên cơ sở mô hình số độ cao DEM, luận văn thành lập bản đồ độ dốc

(phụ lục 2) phục vụ đánh giá tiềm năng THĐ theo độ dốc. Kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Thoái hóa tiềm năng đất theo độ dốc ở huyện Sơn Hòa, Phú Yên

STT Cường độ thoái hóa Diện tích (ha) Tỷ lệ %

1 Tiềm năng thoái hóa mạnh 30194,08 32,28

2 Tiềm năng thoái TB 24409,32 26,09

3 Tiềm năng thoái hóa yếu 38938,9 41,63

Tổng diện tích 93.542,3 100

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả đánh giá

Từ kết quả bảng 3.4 cho thấy, tỉ lệ diện tích tiềm năng THĐ theo độ đốc ở cường độ từ trung bình đến mạnh chiếm trên 58% diện tích, tập trung chủ yếu ở một các xã như xã Phước Tân (9700,23 ha tiềm năng THĐ từ trung bình đến mạnh), xã Sơn Hội có 12.665,48 ha (chiếm 75,7 diện tích đất của xã) có tiềm năng THĐ theo độ dốc từ trung bình đến mạnh (bảng 3.5)

Nhận thấy, hầu hết các xã thuộc vùng đồi, núi của huyện Sơn Hòa có tiềm năng thoái hóa theo độ dốc rất lớn. Phần lớn diện tích ở các khu vực này cũng đã được địa phương quan tâm, có chiến lược bảo vệ và trồng rừng phòng hộ nhằm bảo vệ đất, chống xói mòn rửa trôi và các biện pháp nhằm hạn chế THĐ do độ dốc tác động.

Bảng 3.5. Diện tích tiềm năng thoái hóa từ tiêu chí độ dốc theo đơn vị hành chính Tiềm năng thoái hóa mạnh Tiềm năng thoái hóa trung bình Tiềm năng thoái hóa yếu Tổng diện tích Cà Lúi 2.007,4 955,4 1260,5 4223,3 Củng Sơn 2243,7 2243,7 Eachà Rang 857,3 1.832,0 5.353,3 8.042,6 Krông Pa 978,9 3.181,1 4160,0 Phước Tân 7.396,3 2.304,0 2.455,1 12.155,3 Sơn Định 2.507,5 1.085,0 2.010,8 5.603,3 Sơn Hà 2.133,5 350,6 3.137,6 5.621,7 Sơn Hội 8.008,2 4.657,3 4.075,2 16.740,6 Sơn Long 365,0 2.209,2 2.056,3 4.630,5 Sơn Nguyên 1.234,2 2.820,9 2.437,8 6.492,9 Sơn Phước 4.512,7 1.051,5 3237,0 8.801,2 Sơn Xuân 493,3 4015,2 422,5 4.930,9 Suối Bạc 174,6 258,6 3252,5 3.685,7 Suối Trai 504,0 1.890,8 3815,6 6.210,4 Tổng 30194,1 24409,3 38938,9 93542,3

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả đánh giá

Hình 3.4. Bản đồ thoái hóa tiềm năng đất theo độ dốc huyện Sơn Hòa

c. Tầng dày (độ dài tầng đất mịn): Trong sản xuất nông nghiệp, độ dày tầng đất mịn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, từ đó ảnh hưởng rất lớn sản lượng và chất lượng của cây trồng, đặc biệt đối với cây hàng năm. Đồng thời, độ dày tầng đất mịn cũng cho thấy được các quá trình phong hóa đá mẹ và quá trình chuyển hóa vật chất hữu cơ nhằm cung

cấp thành phần vật chất khoáng và mùn trong đất. Độ dày tầng đất mịn còn ảnh hưởng đến quá trình lưu thông nước để hình thành dung dịch đất, quyết định đến độ phì nhiêu của đất. Do vậy, tiêu chí độ dày tầng đất mịn cũng là một tiêu chí được chú trọng trong đánh giá tiềm năng THĐ. Theo nghiên cứu từ tài liệu tham khảo [12, 14], tiêu chí độ dày tầng đất mịn được xác định:

- Tầng dày < 50 cm: Tiềm năng thoái hóa mạnh

- Tầng dày từ 50 – 100 cm: Tiềm năng thoái hóa trong trung bình - Tầng dày >100cm: Tiềm năng thoái hóa yếu

Để đánh giá tiềm năng THĐ từ tiêu chí độ dày tầng đất mịn, tác giả tiến hành bóc tách lớp tầng dày thổ nhưỡng từ bản đồ đất huyện Sơn Hòa (phụ lục 3), tiến hành gộp nhóm tầng dày theo các cấp xác định, từ đó gán giá trị cường độ thoái hóa phục vụ cho việc đánh giá. Kết quả đánh giá tiềm năng thoái hóa từ độ dày tầng đất mịn được thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Thoái hóa tiềm năng đất theo tiêu chí tầng dày ở huyện Sơn Hòa

STT Cường độ thoái hóa Diện tích (ha) Tỷ lệ %

1 Tiềm năng thoái hóa mạnh 47.622,07 50,91

2 Tiềm năng thoái TB 26.004,7 27,80

3 Tiềm năng thoái hóa yếu 19.915,53 21,29

Tổng diện tích 93.542,3 100

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả đánh giá

Quan sát bảng 3.6 cho thấy, tiềm năng THĐ có cường độ từ trung bình đến mạnh của huyện Sơn Hòa ở tiêu chí tầng dày là rất lớn, chiếm đến 77% diện tích đánh giá. Trong đó, tiềm năng THĐ với cường độ mạnh chiếm đến gần 51% diện tích (47.622,07 ha). Điều này cho thấy, tài nguyên đất ở huyện Sơn Hòa hầu hết có tầng đất mịn tương đối mỏng, nên rất dễ bị ảnh hưởng khi có tác động của quá trình sản xuất của con người, dẫn đến dễ bị suy thoái. Do vậy đây là một cơ sở nhằm giúp người dân lưu ý trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, cần tăng cường các biện pháp kỹ thuật, nhằm nâng cao độ dày tầng đất mịn, hạn chế quá trình rửa trôi, suy thoái chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến chất

lượng của cây trồng.

Hình 3.5. Biểu đồ tiềm năng THĐ theo tiêu chí tầng dày ở huyện Sơn Hòa

Bên cạnh đó, kết quả còn đánh giá cho thấy, các xã như Sơn Hội, Sơn Phước, Phước Tân, Cà Lúi, Phước Tân, Suối Bạc có tiềm năng THĐ theo tiêu chí tầng dày có cường độ từ trung bình đến mạnh chiếm đến gần 80% diện tích, thậm chí trên 90% diện tích (bảng 3.7).

Bảng 3.7. Diện tích tiềm năng thoái hóa từ tiêu chí tầng dày theo đơn vị hành chính

Tiềm năng thoái

hóa mạnh

Tiềm năng thoái hóa trung bình

Tiềm năng thoái hóa yếu

Tổng diện tích (ha) Cà Lúi 2.357,3 1.729,6 136,4 4.223,3 Củng Sơn 401,5 331,2 1511,1 2243,7 Eachà Rang 3.603,8 1.504,3 2934,5 8.042,6 Krông Pa 978,9 1985,7 1195,4 4160,0 Phước Tân 9.185,3 2.510,5 459,5 12.155,3 Sơn Định 2.700,5 1.211,0 1.691,9 5.603,3 Sơn Hà 2.509,1 552,3 2560,3 5.621,7 Sơn Hội 10.510,7 4.850,3 1379,6 16.740,6 Sơn Long 910,5 1323,6 2396,3 4630,5 Sơn Nguyên 2.884,4 1.841,3 1767,1 6492,9 Sơn Phước 5.803,0 1532,2 1466,0 8.801,2 Sơn Xuân 1.580,1 2.928,4 422,5 4.930,9 Suối Bạc 2.357,7 907,6 420,3 3.685,7 Suối Trai 1.839,3 2.796,6 1574,6 6210,4 Tổng 47622,1 26004,7 19915,5 93542,3

Hình 3.6. Bản đồ tiềm năng thoái hóa đất theo tầng dày huyện Sơn Hòa

Điển hình, huyện Sơn Hội có tổng diện tích tiềm năng thoái hóa từ trung bình đến mạnh khoảng 15.361,04 chiếm 91,7% diện tích tự nhiên của xã, xã Cà Lúi có đến 4.086,93 ha diện tích cường độ thoái hóa từ trung bình đến mạnh, chiếm đến 96,7% diện tích. Điều này cho thấy, tài nguyên đất ở Sơn Hòa có tiềm năng thoái hóa rất cao, nên người dân trong quá trình canh tác cần chú ý bổ sung dinh dưỡng và cải tạo đất nhằm tăng độ dày tầng đất mịn cho đất.

d. Độ cao địa hình

Độ cao địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành đất và tính chất đất. Theo độ cao địa hình, tương quan nhiệt ẩm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển hóa vật chất trong đất. Độ cao địa hình còn tác động đến quá trình hình thành đất thông qua sự thay đổi lượng mưa theo độ cao, đồng thời kết hợp với độ dốc và chiều dài sườn dốc, ảnh hưởng rất lớn đến sự di chuyển vật chất từ trên cao xuống gây xói mòn, rửa trôi hoặc thậm chí là sạt lở, trượt lở đất. Do vậy, bên cạnh độ dốc, độ cao địa hình là một trong những tiêu chí đánh giá tiềm năng THĐ được lựa chọn. Theo nghiên cứu [8, 12], tiêu chí đánh giá tiềm năng THĐ theo độ cao địa hình được luận văn xác định:

- Độ cao địa hình < 300m: Tiềm năng thoái hóa yếu

- Độ cao địa hình từ 300 – 700m: Tiềm năng thoái hóa trung bình - Độ cao địa hình > 700m: Tiềm năng thoái hóa mạnh

Kết quả đánh giá tiềm năng thoái hóa đất từ tiêu chí độ cao địa hình cho thấy (bảng 3.8 và hình 3.7):

Bảng 3.8. Thoái hóa tiềm năng đất theo tiêu chí độ cao địa hình ở huyện Sơn Hòa

STT Cường độ thoái hóa Diện tích (ha) Tỷ lệ %

1 Tiềm năng thoái hóa mạnh 2.963,67 3,17

2 Tiềm năng thoái TB 37.440,95 40,03

3 Tiềm năng thoái hóa yếu 53.137,68 56,80

Tổng diện tích 93.542,3 100

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả đánh giá

Quan sát thấy, theo tiêu chí độ cao, tiềm năng THĐ từ cường độ trung bình đến mạnh ở huyện Sơn Hòa chiếm khoảng 43,2% diện tích đánh giá, tiềm năng thoái hóa yếu chiếm đến 56,8% (53.137,68 ha). Trong đó, ở mức độ tiềm năng thoái hóa mạnh chỉ chiếm 3,17%. Đây được xem là tiêu chí có mức tiềm năng thoái hóa mạnh chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tất cả các tiêu chí đánh giá. Đồng thời, qua phân tích dữ liệu theo cấp xã ở địa bàn huyện Sơn Hòa theo tiêu chí độ cao địa hình cho thấy, chỉ duy nhất có xã Phước Tân có cường độ thoái hóa mạnh do có địa hình núi cao trên 700 m. Còn lại hầu hết các xã đều có tiềm

năng thoái hóa trung bình và yếu chiếm tỷ lệ lớn.

Bảng 3.9. Diện tích tiềm năng thoái hóa từ tiêu chí độ cao theo đơn vị hành chính Tiềm năng thoái

hóa mạnh

Tiềm năng thoái hóa trung bình

Tiềm năng thoái hóa yếu Tổng diện tích Cà Lúi 1394,7 2.828,6 4.223,3 Củng Sơn 2.243,7 2243,7 Eachà Rang 572,9 7.469,7 8042,6 Krông Pa 4.160,0 4160,0 Phước Tân 2963,7 7.952,8 1.238,9 12155,3 Sơn Định 3.904,8 1.698,5 5603,3 Sơn Hà 36,3 5.585,4 5621,7 Sơn Hội 12.972,7 3.768,0 16740,6 Sơn Long 4031,1 5.99,4 4630,5 Sơn Nguyên 1.004,9 5.488,0 6492,9 Sơn Phước 2.429,7 6.371,5 8801,2 Sơn Xuân 2.747,2 2.183,7 4930,9 Suối Bạc 48,8 3.636,9 3685,7 Suối Trai 345,1 5.865,4 6210,4 Tổng 2.963,7 37.441,0 53.137,7 93.542,3

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả đánh giá

Tuy nhiên, có một số xã cũng có mức tiềm năng THĐ trung bình chiếm tỷ lệ tương đối lớn như xã Sơn Hội (12.972,7 ha), xã Phước Tân (7.952,8 ha), xã Sơn Định (3.904,8 ha).

\

Hình 3.8. Bản đồ tiềm năng thoái hóa đất theo độ cao huyện Sơn Hòa

e. Dạng địa hình và đặc trưng địa mạo:

Các quá trình địa mạo đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đặc điểm tài nguyên đất. Các quá trình như bóc mòn, rửa trôi, xói mòn, bồi tụ tác động rất lớn đến tính chất đất cũng như các quá trình làm suy thoái tài nguyên đất. Nghiên cứu các tài liệu [7,12], tiêu chí dạng địa hình – địa mạo trong đánh giá THĐ tiềm năng huyện Sơn Hòa được xác định:

Bảng 3.10. Tiêu chí địa mạo trong đánh giá THĐ tiềm năng huyện Sơn Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thoái hóa đất phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong phát triển nông nghiệp huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 69 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)