ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT TIỀM NĂNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thoái hóa đất phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong phát triển nông nghiệp huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 68 - 69)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.1. ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT TIỀM NĂNG

Thoái hóa tiềm năng là biểu hiện của mức độ các yếu tố tham gia vào quá trình THĐ với giả thiết đồng nhất về lớp phủ thực vật và chưa có tác động của con người. Do vậy, cần tiến hành đánh giá tiềm năng THĐ để cung cấp cơ sở cho việc đánh giá THĐ hiện tại và THĐ tổng hợp, nhằm đề xuất hệ thống giải pháp bảo vệ đất cũng như hoạt động sản xuất của con người.

3.1.1.Tiêu chí đánh giá tiềm năng thoái hóa đất huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên

Tài nguyên đất ở huyện Sơn Hòa có sự phân hóa tương đối đa dạng. Dưới sự tác động của các yếu tố tự nhiên, các yếu tố địa thế, đặc điểm của đất (như độ cao, độ dốc, mức độ chia cắt của địa hình, tuổi hình thành của mẫu chất, vỏ phong hóa, ...), đất của huyện Sơn Hòa phân hóa thành nhiều đơn vị cấu trúc thổ nhưỡng khác nhau. Trong quá trình phát sinh và phát triển, mỗi một đơn vị cấu trúc thổ nhưỡng luôn tồn tại trạng thái cân bằng động (cân bằng sinh thái), khi đất phát triển đến mức độ thuần thục, đất sẽ già hóa và bước sang giai đoạn thoái hóa (Phát sinh  phát triển  già cỗi  thoái hoá). Không những vậy, sự thoái hóa cũng có thể xảy ra ngay trong giai đoạn phát sinh hay chuyển hóa đất. Do vậy, bản thân mỗi một yếu tố cấu thành nên đặc điểm của đất đều chứa đựng tiềm năng thoái hóa, đó là các yếu tố: Đá mẹ và tuổi của đá mẹ, dạng địa hình, các điều kiện khí hậu địa phương của khoanh đất đó [8, 12, 14]. Các yếu tố này có mức độ gây thoái hóa khác nhau và tạo nên tiềm năng thoái hóa đất khác nhau. Đây chính là cơ sở mà luận văn đã lựa chọn 6 tiêu chí cơ bản trong đánh giá thoái hóa tiềm năng đất ở huyện Sơn Hòa gồm: Loại đất, độ dốc, tầng dày đất, độ cao địa hình, dạng địa hình – đặc trưng địa mạo và tính cực

đoan của khí hậu) và 3 mức độ về cường độ tiềm năng thoái hóa (gồm: Cường độ thoái hóa mạnh, trung bình và yếu). Đồng thời, sau khi đã loại trừ các loại đất phi nông nghiệp, một số loại đất mặt nước (ao, hồ, sông suối, ...) luận văn chỉ đưa vào đánh giá tiềm năng THĐ ở huyện Sơn Hòa với diện tích 93.542,3 ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thoái hóa đất phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong phát triển nông nghiệp huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)