Địa hình, địa mạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thoái hóa đất phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong phát triển nông nghiệp huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 48 - 49)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.2.2. Địa hình, địa mạo

Qua tham khảo các tài liệu [21, 28], kết hợp nghiên cứu thực địa, nhận thấy rằng huyện Sơn Hòa có địa hình tương đối phức tạp, do nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng núi - cao nguyên ở phía Tây và vùng đồng bằng ven biển ở phía Đông. Diện tích đồi, núi chiếm trên 70% tổng DTTN toàn huyện, có hướng nghiêng và thấp dần từ Tây sang Đông, với các dạng địa hình chính:

a. Địa hình núi:Địa hình núi phân bố ở phía Tây và Tây Nam của huyện Sơn Hòa, chiếm khoảng gần 50% DTTN toàn huyện, có độ cao từ 300 - 800m, được phân hóa thành 2 dạng (núi trung bình và núi thấp). Trong đó núi trung bình chiếm khoảng 35% DTTN toàn huyện, phân bố chủ yếu ở các xã Phước Tân, Sơn Định, Sơn Hội, Cà Lúi, Ea Chà Rang. Có độ cao trung bình phổ biến từ 500m - 800m, đỉnh cao nhất là núi La Hiêng (1318 m), độ dốc trung bình khá lớn từ 200 – >250. Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi các núi cao xen kẻ thung lung nhỏ hẹp. Mức độ xâm thực, bào mòn ở đây phát triển, tạo điều kiện cho quá trình xói mòn, rửa trôi tầng đất mặt xảy ra vào mùa mưa. Nên cần bảo vệ, phục hồi diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng nhằm bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất tiềm năng, giữ đất và giữ cân bằng sinh thái của toàn vùng. Địa hình

núi thấp chiếm khoảng 15% diện tíchphân bố ở độ cao từ 300 -500 m, độ dốc trung bình từ 150 - 200, địa hình lượn sóng bị chia cắt nhẹ bởi các dãy đồi và thung lũng xen kẽ đồng bằng. Đất dễ bị rửa trôi, tầng dày mỏng do lớp phủ thực vật còn ít.

b. Địa hình đồi và thung lũng: Địa hình đồi và thung lũng chiếm diện tích lớn nhất (27% tổng DTTN), phân bố chủ yếu ở các xã Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân. Là vùng chuyển tiếp giữa địa hình núi và đồng bằng, phân bố ở độ cao từ 200 - < 300m. Vùng đồi huyện Sơn Hòa có hình thái khá phức tạp, độ dốc trung bình từ 8 - 250, xen kẽ với những khu vực tương đối bằng phẳng. Do mưa tập trung theo mùa với lượng lớn nên quá trình phong hóa diễn ra mạnh

mẽ, đẩy mạnh quá trình san bằng, bào mòn, nhiều nơi lộ đá gốc, các vách đá mài mòn. Bên cạnh đó, ở các vùng đất thấp của địa hình đồi là kiểu địa hình và thung lũng ven sông gồm các hồ trũng lấp đầy sản phẩm lũ tích tụ từ vùng đồi núi xung quanh; các thung lũng trung lưu sông, hoặc các thung lũng ngòi, suối trong vùng đồi. Địa hình đồi và thung lũng là vùng đất có khả năng sản xuất nông nghiệp của huyện Sơn Hòa.

c. Địa hình đồng bằng: Địa hình đồng bằng là dạng địa hình thấp và khá bằng phẳng, chiếm khoảng 28% tổng DTTN của toàn huyện. Phân bố tập trung ở các xã Sơn Hà, Sơn Nguyên, Suối Bạc, thị trấn Củng Sơn .... Địa hình đồng bằng được hình thành bởi sự chia cắt của các dãy núi và sự bồi tích của các sông nhánh với độ cao trung bình từ 100 - 200m, độ dốc phổ biến < 80. Dạng địa hình đồng bằng phân bố chủ yếu dọc theo sông Ba và các nhánh sông như Cà Lúi, sông Lam, sông Tha, ... Đặc trưng của địa hình đồng bằng là địa hình tương đối bằng phẳng, điều kiện giao thông khá thuận lợi, đất đai màu mỡ nên đưa vào sử dụng có hiệu quả cho hoạt động kinh tế nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thoái hóa đất phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong phát triển nông nghiệp huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)