1.2.1. Các nghiên cứu kiến thức, thái độ của các bà mẹ về NKHHCT
1.2.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của Kumar R năm 2012, đã chỉ ra kiến thức của bà mẹ về nguyên nhân gây NKHHCT còn thấp. Chỉ có 28% bà mẹ biết đúng nguyên nhân của NKHHCT . Nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành về NKHHCT cho các bà mẹ có thể làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ do NKHHCT [46].
Theo nghiên cứu của Neeru G và các cộng sự cho thấy chỉ có 16% bà mẹ nhận thức được về bệnh của trẻ. Kiến thức về các triệu chứng nguy hiểm về NKHHCT của các bà mẹ còn thấp và các bà mẹ mong muốn nhận được tư vấn từ nhân viên y tế [49].
Nghiên cứu tiến hành trên 140 bà mẹ có con dưới 5 tuổi về kiến thức bệnh viêm phổi năm 2007 tại Thái Lan của tác giả Siswanto E và cộng sự cho thấy kiến thức của bà mẹ còn thấp. Chỉ có 19% bà mẹ có kiến thức tốt và còn 15% bà mẹ có kiến thức kém về bệnh [58].
Nghiên cứu của Prajapati và cộng sự chỉ ra sự thiếu hụt kiến thức của bà mẹ về phòng và kiểm soát bệnh NKHHCT. Cung cấp kiến thức cho bà mẹ có thể thay đổi được thái độ và hành vi chăm sóc sức khoẻ cho trẻ NKHHCT [37].
Một nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 132 bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Nepal năm 2014 về kiến thức, thực hành quản lý bệnh NKHHCT [36], kết quả cho thấy phần lớn là các bà mẹ ở nhóm tuổi 20 – 24 tuổi, nghề nghiệp chủ yếu là nội trợ, hầu hết bà mẹ có thông tin về bệnh (93%) trong đó nguồn thông tin từ nhân viên y tế chiếm 30%. Về kiến thức nhận biết dấu hiệu bệnh, 2 dấu hiệu được bà mẹ biết đến nhiều nhất là ho (78%), chảy nước mũi (71%). Chỉ có 48% bà mẹ biết đúng về dấu hiệu nguy hiểm của bệnh. Sự thiếu hụt kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm của bệnh đã đặt ra một đề xuất về chương trình giáo dục tại cộng đồng cho các bà mẹ về NKHHCT.
1.2.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Kiến thức của bà mẹ đóng vai trò quan trọng trong sự giảm mắc NKHHCT và tử vong ở trẻ bệnh [1], [15]. Theo nghiên cứu của Lý Thị Chi Mai, Huỳnh Thanh Liêm năm 2011, các bà mẹ có kiến thức đúng về NKHHCT thì con của họ mắc bệnh thấp hơn (31,2%) con của các bà mẹ có kiến thức không đầy đủ về NKHHCT (47,9%) [22]. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Mai Anh Tuấn năm 2008 [32], nhóm trẻ là con của các bà mẹ có kiến thức kém thì nguy cơ mắc NKHHCT cao hơn gấp 1,54 lần nhóm trẻ là con của các bà mẹ có kiến thức trung bình. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra được yếu tố liên quan giữa trình độ học vấn, nghề nghiệp của bà mẹ, tình trạng tiêm chủng có mối liên quan với tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ. Nghiên cứu của Đàm Thị Tuyết năm 2010, kiến thức chăm sóc trẻ của bà mẹ có liên quan chặt chẽ đến NKHH dưới cấp cao gấp 3,69 lần so với nhóm trẻ là con của bà mẹ có kiến thức trung bình, khá và tốt với p < 0,01. Trình độ học vấn của bà mẹ có liên quan tới nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp của trẻ. Nhóm trẻ của bà mẹ có trình độ từ tiểu học trở xuống có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp cao gấp 1,79 lần nhóm trẻ của bà mẹ có trình độ học vấn từ THCS trở lên với p < 0,05 [34]. Bên cạnh kiến thức, bà mẹ cần có thái độ tích cực khi chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ. Theo nghiên cứu của Đàm Thị Tuyết năm 2010, cũng cho thấy tỷ lệ thái độ chưa tốt của bà mẹ về NKHHCT chiếm khoảng 9,2% đến 24,1%. Sau can thiệp, tỷ lệ thái độ đồng ý và rất đồng ý của các bà mẹ ở nhóm can thiệp tăng hơn nhóm chứng rõ rệt trong khoảng từ 90,9% đến 95,0%, nhóm chứng trong khoảng từ 59,4 đến 67,8% với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,01 [34]. Do đó, việc chăm sóc, xử trí và phòng bệnh NKHHC chỉ phụ thuộc vào cán bộ y tế mà còn phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức, thái độ của bà mẹ trong việc phòng bệnh, phát hiện sớm trẻ bị bệnh, kịp thời đưa trẻ đến các cơ sở y tế cũng như chăm sóc và theo dõi khi trẻ ốm. Nếu kiến thức, thái độ của bà mẹ không đúng sẽ dẫn đến hậu quả xấu như bệnh nặng hoặc tử vong. Theo TCYTTG có đến 75% bệnh NKHHCT được điều trị, chăm sóc tại nhà. Sự hiểu biết của bà mẹ và có thái độ đúng về bệnh là vô cùng quan trọng để phòng bệnh, phát hiện sớm NKHHCT và
đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời cũng như chăm sóc và theo dõi khi trẻ ốm. Một số nghiên cứu cho biết kiến thức của bà mẹ về NKHHCT còn hạn chế. Theo nghiên cứu 393 bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh của Phạm Ngọc Hà [15], cho thấy tỉ lệ bà mẹ biết đúng dấu hiệu về NKHHCT (42,0%), biết đúng các dấu hiệu viêm phổi (48,6%). Theo khảo sát về bệnh NKHHCT của chương trình ARI quốc gia của Bộ Y Tế có 86,7% trả lời bệnh viêm phổi là bệnh nguy hiểm; 0,7% cho là không nguy hiểm và có 12,6% không biết. Về dấu hiệu của bệnh viêm phổi phần lớn chỉ biết dấu hiệu ho và sốt (trong đó biết về ho 46,5% trong 1106 người, sốt 75,8% trong 1801 người được khảo sát).
Nghiên cứu của Lý Thị Chi Mai và Huỳnh Thanh Liêm năm 2011 [22], cho thấy kiến thức đúng của bà mẹ về NKHHCT còn rất thấp. Phần lớn các bà mẹ chưa nhận biết được dấu hiệu bệnh. Dấu hiệu nhận biết kém nhất là thở nhanh và thở khò khè (5,2%), sau đó đến dấu hiệu nghẹt mũi (16,2%), sốt, ho (27%). Tuy nhiên, kiến thức về phòng bệnh của các bà mẹ là khá tốt, các bà mẹ biết giữ ấm, vệ sinh mũi họng cho trẻ và cách ly trẻ với người mắc bệnh hô hấp để tránh lây lan. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Sơn năm 2013 [26], tìm hiểu kiến thức, thái độ xử trí chăm sóc của bà mẹ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ dưới 5 tuổi chỉ ra có 86,7% cho biết có sự lây lan về NKHHCT, kiến thức nhận biết dấu hiệu bệnh thấp nhất là nhận biết dấu hiệu rút lõm lồng ngực (55,6%). Bà mẹ phần lớn cho con ăn uống bình thường khi trẻ mắc bệnh NKHHCT (66,7%) và chỉ có 35,6% bà mẹ cho trẻ đi khám bác sĩ khi trẻ bị sốt và ho nhẹ.
Nghiên cứu của Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự [27], kết quả chỉ có 5% bà mẹ nhận biết được dấu hiệu không uống/ bú được, 4,1% nhận biết dấu hiệu co giật, 3,4% nhận biết dấu hiệu li bì và khó đánh thức. Đối với 2 dấu hiệu điển hình của bệnh viêm phổi, chỉ có 37,3% bà mẹ nhận biết được các dấu hiệu thở (thở khác thường, thở nhanh, khó thở), có 0,9% nhận biết được dấu hiệu RLLN.
Theo nghiên cứu của Thái Lan Anh và cộng sự năm 2015 [2], cho thấy trẻ mắc NKHHCT còn caọ Trong số, 249 bà mẹ có con dưới 5 tuổi có 211 trẻ đã và đang mắc NKHHCT, chiếm tỷ lệ 84,7%. Về kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ mắc
NKHHCT, đa số các bà mẹ đều biết triệu chứng của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Phần lớn các bà mẹ có kiến thức về phòng bệnh NKHHCT cho trẻ. Tuy nhiên các bà mẹ có thực hành đúng về chế độ ăn của trẻ khi mắc NKHHCT còn thấp (11,4%). Những trẻ mắc NKHHCT ở nhóm bà mẹ có hiểu biết không đúng về hậu quả bệnh cao gấp 2,72 lần so với những trẻ mắc NKHHCT ở nhóm các bà mẹ có hiểu biết đúng về hậu quả bệnh NKHHCT.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương và công sự năm 2008 [18], nghiên cứu thực hành chăm sóc tại nhà ở trẻ dưới 5 tuổi mắc NKHHCT của các bà mẹ cho thấy tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức tốt về NKHHCT còn thấp (34%).
Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà [15]: Kiến thức chung đúng về bệnh NKHHCT là rất thấp (7,9%), bà mẹ biết về dấu hiệu bệnh là 42% trong đó sốt, ho là 2 dấu hiệu được biết đến nhiều, còn dấu hiệu khó thở các bà mẹ biết rất ít. Kiến thức phòng ngừa NKHHCT thấp đạt 31,8%. Nhưng trong các biện pháp phòng bệnh thì giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh được các bà mẹ biết đến nhiều nhất 74%, biện pháp cho bú sữa mẹ biết đến ít nhất đạt 22,5%. Thái độ đúng chung của bà mẹ đạt tỷ lệ cao 97,5%.
Nghiên cứu của Nguyễn Đức Thanh năm 2013 [29], kết quả nghiên cứu cho thấy hiểu biết của bà mẹ về dấu hiệu của trẻ mắc NKHHCT còn hạn chế. Kiến thức về phòng bệnh còn thấp: Biện pháp quan trọng và phổ cập nhất là giữ ấm đường thở chiếm tỷ lệ 44,2%, nuôi con bằng sữa mẹ là 18,9%, ăn uống hợp lý và an toàn 25,8%, tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 15,1%. Đáng lưu ý, có 43% bà mẹ không biết một biện pháp phòng bệnh NKHHCT nàọ
Theo kết quả nghiên cứu của Đàm Thị Tuyết và Trần Thị Hằng năm 2014 [35], kiến thức về bệnh NKHHCT có liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ. Tỷ lệ con của các bà mẹ có kiến thức kém mắc NKHHCT (42,27%) cao hơn con của các bà mẹ có kiến thức trung bình, khá và tốt (26,63%) với p <0,05. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra mối liên quan giữa trình độ học vấn và nghề nghiệp của bà mẹ với tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ. Nhóm trẻ là con của các bà mẹ có trình độ học vấn từ bậc THCS trở xuống mắc NKHHCT (43,22%) cao hơn so với nhóm trẻ là
con của các bà mẹ có trình độ học vấn từ bậc THPT trở lên (25,81%). Nhóm trẻ là con của các bà mẹ làm ruộng mắc NKHHCT (41,84%) cao hơn so với nhóm trẻ là con của các bà mẹ làm các nghề khác như giáo viên, công chức, buôn bán, nội trợ, nghề tự do (16%) với p <0,05. Một thực tế là dù CBYT có trình độ giỏi, được trang bị thuốc men và các phương tiện y tế đầy đủ nhưng khi bà mẹ thiếu kiến thức, không biết phát hiện sớm các dấu hiệu NKHHCT, chỉ đưa con đến CSYT khi bệnh đã quá nặng thì khả năng tử vong của trẻ là rất caọ Không có kiến thức, hiểu biết đúng về bệnh bà mẹ sẽ không thấy hết mối đe doạ đến tính mạng của trẻ, từ đó sẽ có thái độ không đúng với việc chăm sóc trẻ và hậu quả không có hành vi tốt với vấn đề về bệnh của trẻ.
Theo nghiên cứu của Đặng Thị Thu Lệ và các cộng sự tại khoa hô hấp nhi, Bệnh viện Xanh Pôn năm 2015 [20], kết quả cho thấy các bà mẹ có kiến thức đúng về viêm phổi thực hành đúng cao gấp 8,1 lần các bà mẹ thiếu kiến thức, trong đó các bà mẹ có trình độ học vấn trên THPT thực hành đúng cao gấp 2,1 lần các bà mẹ có trình độ học vấn từ THPT trở xuống. Đối với trẻ em thì sự bình phục nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc đúng cách của người mẹ. Việc nâng cao khả năng thực hành chăm sóc trẻ của các bà mẹ sẽ làm giảm thời gian điều trị và những biến chứng xấu có thể xảy ra cho trẻ.
Nhiều nghiên cứu đánh giá cho thấy nguyên nhân tử vong của trẻ là do không được đưa đến cơ sở y tế kịp thời và không được điều trị đúng. Vì vậy, mặc dù có nhiều can thiệp, nhưng truyền thông giáo dục sức khoẻ nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và tác động hành vi chăm sóc trẻ mắc NKHHCT luôn là biện pháp hàng đầu TCYTTG khuyến cáo các nước thực hiện. Kết quả nghiên cứu can thiệp này giúp thay đổi hành vi của bà mẹ trong chăm sóc. Sau can thiệp, tỷ lệ bà mẹ biết cách chăm sóc trẻ NKHHCT tại nhà tăng có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp tại nhóm được can thiệp [16], [17], [21].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hiếu năm 2012 [17], về đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Ba Vì và Đan Phượng, Hà Nộị Kết quả nghiên cứu cho thấy
can thiệp đã tác động tích cực đến kiến thức của bà mẹ. Trước can thiệp, đa số bà mẹ ở cả hai nhóm chỉ nhớ được từ 1 đến 2 dấu hiệu nguy hiểm cần đi khám. Sau can thiệp, phần lớn các bà mẹ đã nhớ được từ 4 đến 5 dấu hiệụ Ở nhóm can thiệp, hiểu biết về dấu hiệu bệnh đều tăng với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp. Trong khi kiến thức của bà mẹ ở nhóm đối chứng hầu như không có sự thay đổị Trước can thiệp, tỷ lệ bà mẹ có con mắc NKHHCT ở huyện Ba Vì và Đan Phượng lần lượt là 70,1% và 65,8%. Sau can thiệp tỷ lệ này đã giảm rõ rệt ở huyện Ba Vì và Đan Phượng lần lượt là 52,8% và 58,3%.
Như vậy, qua một số nghiên cứu ở trên thế giới và Việt Nam cho thấy, tình hình mắc và tử vong do NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi ở nước ta nói riêng và các nước đang phát triển nói chung còn caọ Tuy nhiên, kiến thức của bà mẹ về NKHHCT còn hạn chế và kiến thức, thái độ của bà mẹ có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ mắc và tử vong ở trẻ. Can thiệp giáo dục sẽ nâng cao kiến thức và thái độ cho bà mẹ đóng vai trò quan trọng giảm tỷ lệ mắc và tử vong ở trẻ. Hiện nay các nghiên cứu đề cấp đến hiệu quả sau can thiệp tư vấn GDSK cho các bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc NKHHCT còn hạn chế. Vì vậy, đây là vấn đề cần quan tâm nghiên cứu và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em.
1.2.2. Vai trò của truyền thông - giáo dục sức khỏe
1.2.2.1. Khái niệm về truyền thông
Truyền thông (giao tiếp) là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ
và tình cảm giữa con người với nhau, với mục đích làm tăng kiến thức, làm thay đổi thái độ và hành vi của cá nhân, của nhóm người và của cộng đồng [23].
1.2.2.2. Khái niệm về giáo dục sức khỏe
Theo Green và cộng sự (1980) đã định nghĩa GDSK là sự tổng hợp các kinh nghiệm nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người dân chấp nhận một cách tự nguyện các hành vi có lợi cho sức khoẻ. Chúng ta có thể định nghĩa GDSK là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến người dân, giúp họ nâng cao sự hiểu biết để
thay đổi thái độ, chấp nhận và duy trì thực hiện những hành vi lành mạnh, có lợi cho sức khoẻ cá nhân và cộng đồng[23].
1.2.2.3. Vị trí, tầm quan trọng của truyền thông – giáo dục sức khỏe
TT – GDSK giúp cho người dân nâng cao được kiến thức, đồng thời hướng dẫn cho họ những kỹ năng cần thiết, giúp cho họ có khả năng lựa chọn giải pháp thích hợp nhất và đưa ra được các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của họ, tạo ra được những hành vi đúng đắn; giúp người dân tự giác chấp nhận và duy trì lối sống lành mạnh, từ bỏ thói quen có hại cho sức khoẻ góp phần bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho chính họ và cộng đồng, làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn tật, tỷ lệ tử vong do bệnh gây rạ Vì vậy, nếu làm tốt công tác TT – GDSK thì hiệu quả của công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân sẽ đạt được hiệu quả. TT – GDSK là một công tác khó làm, nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả cao, chi phí lại thấp so với các dịch vụ y tế khác, nhất là ở tuyến y tế cơ sở.
Để bà mẹ có thể chăm sóc tốt sức khoẻ cho trẻ cần có nhiều yếu tố nhưng TT –