4.3.1. Ưu điểm của đề tài
Qua kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy được thực trạng và sự thay đổi kiến
thức, thái độ của bà mẹ về NKHHCT. Kiến thức, thái độ của bà mẹ được tính theo các giá trị trung bình và phân loại theo từng tỷ lệ. Vì vậy, sự thay đổi kiến thức, thái độ của bà mẹ trở nên rõ hơn.
Bên cạnh đó, đề tài chỉ ra được mối liên quan giữa kiến thức và thái độ của bà mẹ về NKHHCT.
Nghiên cứu được tiến hành tại các khoa nhi, nơi các bà mẹ trực tiếp chăm sóc trẻ mắc bệnh NKHHCT nên nắm được tình hình cụ thể về bệnh của trẻ. Do vậy, các bà mẹ trả lời câu hỏi hết sức khách quan, không bị gán ép.
Kết quả nghiên cứu là tài liệu khoa học phục vụ cho công tác chăm sóc, tư vấn của Điều dưỡng về NKHHCT, góp phần giảm tỷ lệ mắc và tử vong do NKHHCT ở trẻ em.
4.3.2. Hạn chế của đề tài
Do thời gian và kinh phí không cho phép khai thác hết kiến thức, thái độ của bà mẹ. Vì vậy, đề tài chỉ giới hạn trong một số kiến thức và thái độ về bệnh, chăm sóc và dự phòng NKHHCT. Đề tài chỉ đưa ra được thực trạng và sự thay đổi kiến thức, thái độ của bà mẹ sau can thiệp về NKHHCT, chưa đề cập đến thực trạng và sự thay đổi thực hành của bà mẹ về NKHHCT.
Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, mẫu không xác suất do đối tượng nghiên cứu được chọn có chủ định nên kết quả thu được ít có giá trị trong nội và ngoại suỵ
Thời gian đánh giá lại sau can thiệp còn ngắn nên đề tài nghiên cứu chỉ phản ánh được một phần hiệu quả sau can thiệp chưa phản ánh đầy đủ tính bền vững sau can thiệp.
KẾT LUẬN
Từ các kết quả thu được của đề tài, nhóm nghiên cứu có một số kết luận sau: 1. Thực trạng kiến thức và thái độ của các bà mẹ về bệnh, chăm sóc và dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trước can thiệp còn thấp.
- Về bệnh, chăm sóc và dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ có
điểm kiến thức lần lượt là: 3,5 ± 1,3; 4,3 ± 1,8; 3,5 ± 1,1. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đạt còn thấp chiếm 15,7%.
- Tỷ lệ bà mẹ trả lời đúng về kiến thức nhận biết dấu hiệu nguy kịch ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi là 14,5%, khái niệm về bệnh là 21,7%, dấu hiệu rút lõm lồng ngực là 21,7%, tư thế đúng giúp thông thoáng đường thở 26,5% và vắt sữa đổ thìa khi trẻ có khó thở là 33,7%.
- Về bệnh, chăm sóc và dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ có điểm thái độ lần lượt là: 7,9 ± 0,9; 11,6 ± 1,3; 20,4 ± 2,1. Tỷ lệ bà mẹ có thái độ đúng còn thấp chiếm 53%. Thái độ không đúng về chăm sóc trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là 41%.Thái độ của các bà mẹ còn kém là: thái độ về ăn uống kiêng khem và cách ly cho trẻ.
2. Sau can thiệp giáo dục sức khỏe, kiến thức và thái độ của bà mẹ về bệnh, chăm sóc và dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính được cải thiện rõ rệt.
- Các bà mẹ có kiến thức đạt sau can thiệp tăng từ 15,7% lên 77,1%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
- Các bà mẹ có thái độ đúng tăng từ 53% lên 91,6%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
- Có mối tương quan thuận giữa kiến thức và thái độ của bà mẹ về nhiễm khuẩn hô
hấp cấp tính với r = 0,35. Bà mẹ có kiến thức đạt thì đi cùng với thái độ đúng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
KHUYẾN NGHỊ
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra khuyến nghị sau:
1. Nâng cao vai trò của Điều Dưỡng trong tư vấn giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ. Đặc biệt, các bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
2. Cần chú trọng tư vấn cho bà mẹ về nhận biết dấu hiệu nguy kịch ở trẻ, dấu hiệu rút lõm lồng ngực, tư thế đúng giúp thông thoáng đường thở, chế độ ăn uống cho trẻ và hướng dẫn bà mẹ vắt sữa mẹ đổ thìa khi trẻ có khó thở.
3. Cần có thêm các nghiên cứu sâu hơn với thời gian đánh giá sau can thiệp kéo dài hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Lê Văn An và Nguyễn Thị Anh Phương (2008), "Chăm sóc trẻ bị nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính", Điều dưỡng Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 166 - 174.
2. Thái Lan Anh, Phạm Thị Thu và Phạm Thanh Bình (2015), "Thực trạng về
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Ngũ Đoan huyện Kiến Thụy, Hải Phòng", Tạp chí Dinh Dưỡng và Thực Phẩm, 11(2), tr. 45 - 52.
3. Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương (2007), "Hội thảo triển khai kế
hoạch hoạt động dự án NKHHCT trẻ em các tỉnh trọng điểm năm 2007 và giai đoạn 2007 - 2010", Dự án nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương, Hà Nộị
4. Bộ Y tế (2006), "Hội thảo định hướng xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2006
và giai đoạn 2006 – 2010", Dự án nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em, Hà Nộị
5. Bộ Y Tế (2008), Đánh giá và phân loại trẻ bệnh từ 2 tháng đến 5 tuổi, Hoạt động lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh, Tài liệu huấn luyện kỹ năng xử trí lồng ghép trẻ bệnh cho cán bộ y tế phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã, quyển 2, Hà Nội, tr. 4 - 12.
6. Bộ Y tế (2008), Điều trị trẻ bệnh, Hoạt động lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh, Tài liệu huấn luyện kỹ năng xử trí lồng ghép trẻ bệnh cho cán bộ y tế phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã, quyển 4, Hà Nội, tr.8 - 14.
7. Bộ Y Tế (2008), Tham vấn cho bà mẹ, Hoạt động lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh, Tài liệu huấn luyện kỹ năng xử trí lồng ghép trẻ bệnh cho cán bộ y tế phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã, quyển 5, Hà Nội, tr. 2 - 7.
8. Bộ Y tế (2008), Xử trí trẻ bệnh từ 0 đến 2 tháng tuổi, Hoạt động lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh, Tài liệu huấn luyện kỹ năng xử trí lồng ghép trẻ bệnh cho cán bộ y tế phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã, quyển 6, Hà Nội, tr. 5 - 10.
9. Bộ Y tế (2009), Kế hoạch hành động quốc gia vì sự sống còn trẻ em giai đoạn 2009 - 2015, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 5 - 13.
10. Bộ Y tế (2011), "Các bệnh mắc và chết cao nhất trên toàn quốc", Niên giám thống kê y tế năm 2011, Nhà xuất bản Hà Nội, tr. 203 - 210.
11. Bộ Y tế (2011), "Thông tư số 07/2011/TT-BYT – Thông tư hướng dẫn công tác
điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện".
12. Bộ Y tế (2014), "Chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (ARI)", Y tế - Sức khoẻ, tr. 150 - 158.
13. Nguyễn Mạnh Dũng (2016), " Đường lây truyền bệnh và các biện pháp phòng
ngừa", Kiểm soát nhiễm khuẩn, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, tr. 40 - 55.
14. Đinh Ngọc Đệ (2012), " Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em", Chăm sóc sức khoẻ trẻ em, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, tr. 150 - 160.
15. Phạm Ngọc Hà (2005), Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của những bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại thị trấn
Tân Túc huyện Bình Chánh-thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ y khoa,
Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
16. Nguyễn Thị Minh Hiếu (2012), "Can thiệp cộng đồng thay đổi hành vi chăm
sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ", Tạp chí Y học thực hành số 1/2012(804), tr. 55 - 57.
17. Nguyễn Thị Minh Hiếu (2012), Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Đan Phượng và Ba Vì, Hà Nội, Luận văn tiến sĩ y tế công cộng, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương.
18. Nguyễn Thị Thanh Hương (2008), "Thực hành chăm sóc tại nhà trẻ dưới 5
tuổi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ tại huyện Quảng Trạch, Quảng Bình", Tạp chí Y học thực hành, 8, tr. 614 - 615.
19. Nguyễn Thị Xuân Hương và các cộng sự (2012), "Tình hình bệnh tật và tử
vong sơ sinh tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Thái Nguyên trong 3 năm (2008 - 2010)", Tạp chí Y Học Thực Hành, 3(810), tr. 7 - 10.
20. Đặng Thị Thu Lệ, Nguyễn Hữu Hiếu và Trần Thị Thanh Hương (2015),
"Thực hành chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi viêm phổi của các bà mẹ tại khoa hô hấp nhi, Bệnh viện Xanh Pôn năm 2014", Tạp chí y học dự phòng, 6 (166), tr. 417.
21. Chu Thị Thuỳ Linh (2016), Kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính dưới 5 tuổi của các bà mẹ tại bệnh viện Đa khoa
Trung ương Thái Nguyên năm 2016, Luận văn thạc sĩ Điều dưỡng, Trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định.
22. Lý Thị Chi Mai và Huỳnh Thanh Liêm (2011), Nghiên cứu tình hình mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh, Trung tâm y tế dự phòng Trà Vinh.
23. Nguyễn Văn Mạn và cs (2005), "Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ", Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khoẻ, Nhà xuất bản Y học, tr. 54 - 65.
24. Nguyễn Thị Phương Nga (2005), "Nhiễm khuẩn hô hấp cấp và Chương trình
phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp", Giáo trình Điều dưỡng Nhi khoa, Nhà xuất bản Hà Nội, tr.127 - 138.
26. Nguyễn Thị Kim Sơn (2013), Tìm hiểu kiến thức, thái độ xử trí chăm sóc của bà mẹ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ dưới 5 tuổi tại Khoa Nhi Hô Hấp, Bệnh viện Trung ương Huế, tr. 8 - 26.
27. Đinh Ngọc Sỹ, Nguyễn Thị Thanh Vân và cs (2008), Đánh giá kiến thức, thái độ và cách xử trí của bà mẹ khi trẻ mắc NKHHCT tại 8 tỉnh năm 2006, tr. 15- 20, 34 - 36, 45 - 49.
28. Đoàn Thị Mai Thanh và Trần Thanh Tú (2015), "Một số căn nguyên đồng
nhiễm của viêm phổi ở trẻ em có liên quan đến tình trạng nhiễm Cytomegalovirus", Tạp chí Y Học Thực Hành, 6(967), tr. 13 - 15.
29. Nguyễn Đức Thanh (2013), "Kiến thức và thực hành của các bà mẹ về chăm
sóc sức khoẻ trẻ em ở một số tỉnh vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ", Tạp chí Y
Học Thực Hành, 3(864).
30. Hoàng Văn Thìn và Đàm Thị Tuyết (2013), "Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp
cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại 2 xã huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang", Tạp chí Khoa Học và Công Nghệ, 111(11), tr. 3 - 9.
31. Phan Văn Tính và Trần Ngọc Hữu (2012), "Tác nhân gây bệnh và đặc điểm
dịch tễ học những trường hợp viêm phổi do vi rút ở trẻ em dưới 5 tuổi tại tỉnh Bến Tre năm 2009", Tạp chí Y Học Thực Hành, 3(810), tr. 64 - 66.
32. Mai Anh Tuấn (2008), Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dưới 5 tuổi tại một số xã miền núi tỉnh Bắc Kạn, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
33. Phạm Công Tuấn (2012), "Nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em và khói từ bếp
đun sinh khối hộ gia đình huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương", Tạp chí Y Tế Công Cộng, 25(25), tr. 25 - 28.
34. Đàm Thị Tuyết (2010), Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn,
Luận án tiến sĩ y học, Đại học Thái Nguyên.
35. Đàm Thị Tuyết và Trần Thị Hằng (2014), "Thực trạng và một số yếu tố liên
quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dưới 5 tuổi tại một số xã huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An", Tạp chí Y Học Thực Hành, 5(916), tr. 44 - 48.
TIẾNG ANH
36. Acharya D, Ghimire ỤC and Gautam S (2014), "Knowledge and practice of
management of acute respiratory infection among mothers of under five years children in rural Nepal", Scientific Journal of Biological Sciences, 3(1), 11 - 16.
37. Bipin J.P, Nitiben J T, Mrudula K L and et al (2012), "Knowledge, Attitude
and Practices of Mothers Regarding Acute Respiratory Infection (ARI) in Urban and Rural Communities of Ahmedabab Dictrict, Gujarat", 3(2), 101 -
38. Bradley J.S, Byington C.L, Shah S.S and et al (2011), "The Management of
Community - Acquired Pneumonia in Infants and Children Older Than 3 Months of Age: Clinical Practice Guidelines by the Pediatric Infectious Diseases Society and the Infectious Diseases Society of American Clinical Infectious Diseases", American Clinical Infectious Diseases, 53(7), 25 - 76.
39. Carlos G, Pekka N and Patrick G (2007), "Decline in pneumonia admissions
after routine childhood immunisation with pneumococcal conjugate vaccine in the USA: a time-series analysis", The Lancet, 369(9568), 1179 - 1186.
40. Dherani M, Pope D, Mascarenhas M and et al (2008), " Indoor air pollution
from unprocessed solid fuel use and pneumonia risk in children aged under five years: a systematic review and meta- analysis", Bulletin of the World Health Organization, 86(5), 390 - 398.
41. Druetz T, Siekmans K, Goossens S and et al (2013), "The community case
management of pneumonia in Africa: a review of the evidence", Oxford Journals, Health Policy and Planning, 30(2), 253 - 266.
42. Gombojav N, Manaseki H.S, Pollock J and et al (2009), "The effects of
social variables on symptom recognition and medical care seeking behaviour for acute respiratory infections in infants in urban Mongolia", An international peer-reviewed journal for health professionals and researchers covering conception to adolescence, Arch Dis Child 2009, 94(11), 849 - 854.
43. Harish N, James N, Bradford D.G and et al ( 2010), "Global burden of acute
lower respiratory infections due to respiratory syncytial virus in young children: a systematic review and meta-analysis", The Lancet, 375(9725), 1545 - 1555.
44. Holloway K.A, Karkee S.B, Tamang A and et al (2009), "Community
intervention to promote rational treatment of acute respiratory infection in rural Nepal", Tropical Medicine International Health, 14(1), 101 - 110.
45. Honglei H, Readon C.I, Evelyn G and et al (2014), "Discovery and
Validation of Biomarkers to Guide Clinical Management of Pneumonia in African Children", Oxford Journals, Published by Oxford University Press on behalf of the Infectious Diseases Society of America, 58 (12), 1707 - 1715.
46. Kumar R, Hashmi A, Soomro JA and et al (2012), "Knowledge, Attitude and
Practice about Acute Respiratory Infection among the Mothers of Under Five Children Attending Civil Hospital Mithi, Tharparkar Desert", Open Access, 2(1), 1 - 3.
47. Macedo S.E, Menzezes ẠM, Albernaz E and et al (2007), "Risk factors for
acute respiratory disease hospitalization in children under one year of age"",
48. Mark N and Mimi N (2010), "Acute respiratory illness: Popular health culture
and mother's knowledge in the Philippines", Cross-Cultural Studies in Health and Illness, Medical Anthropology, 15(4), 353 - 375.
49. Neeru G, Jain S. K, Ratneshet and et al (2007), "An evaluation of Diarrheal
Diseases and Acute respiratory infections control programmes in a Delhi slum", The Indian Journal of Pediatrics, 74(5), 471 - 476.
50. Philipp S, Matthias B, Mirjam C and et al (2012), "Procalcitonin to Guide
Initiation and Duration of Antibiotic Treatment in Acute Respiratory Infections: An Individual Patient Data Meta-Analysis ", Clinical Infectious