Kiến thức, thái độ của bà mẹ về bệnh, chăm sóc và dự phòng NKHHCT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thái độ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính sau giáo dục sức khoẻ của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại bệnh viện nhi tỉnh nam định năm 2017 (Trang 61 - 73)

4.2.1. Kiến thức, thái độ của bà mẹ về bệnh NKHHCT

Việc chăm sóc và điều trị NKHHCT bắt đầu bằng việc nhận biết các dấu hiệu

bệnh của trẻ. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh có thể giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ mắc NKHHCT [4]. Qua 8 câu hỏi về bệnh NKHHCT cho thấy kiến thức của bà mẹ về bệnh NKHHCT còn thấp, đặc biệt là kiến thức về nhận biết dấu hiệu bệnh của trẻ. Mỗi dấu hiệu thở khác nhau (thở khò khè, thở rít khi nằm yên, thở nhanh, RLLN khi thở) chỉ báo các bệnh hoặc mức độ bệnh, tình trạng khó thở khác nhaụ Trong báo cáo ban đầu hầu hết các bà mẹ không phân biệt được các dấu hiệu thở khác nhau mà đều gọi chung là “thở khác thường”. Vì vậy, trong nghiên cứu này dấu hiệu khó thở, thở khác thường là một trong dấu hiệu nặng của bệnh. Đánh giá trước can thiệp cho thấy hiểu biết về dấu hiệu bệnh còn rất hạn chế. Kết quả của nghiên cứu cũng phản ánh tình hình tương tự như kết quả đánh giá trên diện rộng của Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự năm 2008 [27]. Ở một số nước đang phát triển khác như Nepal, tỷ lệ bà mẹ biết các dấu hiệu này còn thấp [36]. Với thực trạng như vậy, để giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ, nâng cao kiến thức về nhận biết dấu hiệu bệnh là vô cùng cần thiết. Theo kết quả nghiên cứu, kiến thức về khái niệm và nhận biết đúng dấu hiệu RLLN được các bà mẹ biết đến ít nhất. Đây là điểm cần lưu ý và chú trọng khi tiến hành tư vấn cho các bà mẹ. Kết quả cho thấy, chỉ có 21,7% bà mẹ trả lời đúng về khái niệm và nhận biết đúng dấu hiệu RLLN. Còn 34,9% bà mẹ không biết về bệnh, có 78,3% bà mẹ nhận biết không đúng về dấu hiệu RLLN. Đặc biệt, chỉ có 14,5% bà mẹ nhận biết đúng về dấu hiệu nguy kịch ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổị 65,1% bà mẹ trả lời không đúng về dấu hiệu nặng của bệnh. Điều này dẫn đến các bà mẹ không biết bệnh của trẻ khi nào là tiến triển nặng hơn và cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thờị Kết quả này phù hợp với thực tế hiện nay còn nhiều trẻ mắc NKHHCT nhập viện điều trị trong tình trạng bệnh đã quá nặng. Qua điều tra nghiên cứu 2821 trẻ sơ sinh vào điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Thái Nguyên về tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh từ năm 2008 đến năm 2010 cho thấy viêm phổi là một trong những bệnh thường gặp và tử vong cao ở trẻ

sơ sinh [19]. Trong số trẻ tử vong do viêm phổi, chỉ có 52% trẻ được chăm sóc trước khi tử vong. Nguyên nhân trẻ không được chăm sóc y tế trước khi tử vong hoặc tử vong trước 24 giờ tại bệnh viện cao là vì các bà mẹ không phát hiện được dấu hiệu của bệnh hoặc khi trẻ mắc bệnh không được điều trị đúng cách, đến khi bệnh nặng chuyển đi bệnh viện thì bệnh đã quá nặng [4]. Kết quả nghiên cứu trên tương đồng với kết quả nghiên cứu của Neeru G và các cộng sự cho thấy chỉ có 16% bà mẹ nhận thức được về bệnh của trẻ. Kiến thức về các triệu chứng nguy hiểm về NKHHCT của các bà mẹ còn thấp. Bà mẹ biết đến ít nhất 2 dấu hiệu nguy hiểm chiếm 34% [49].

Một nghiên cứu mô tả cắt ngang của tác giả Acharya D và các cộng sự trên 132 bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Nepal năm 2014 về kiến thức, thực hành quản lý bệnh NKHHCT [36], kết quả cho thấy có 48% bà mẹ biết đúng về dấu hiệu nguy hiểm của bệnh. Sự thiếu hụt kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm của bệnh là vấn đề cần giải quyết trong chương trình giáo dục sức khỏe tại cộng đồng cho các bà mẹ về NKHHCT. Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi có thể được giải thích do 93% bà mẹ tham gia nghiên cứu được nhận thông tin về bệnh; trong đó, nguồn thông tin từ nhân viên y tế chiếm 30%.

Nghiên cứu của Kumar R năm 2012 [46] , đã chỉ ra kiến thức của bà mẹ về nguyên nhân gây NKHHCT còn thấp. Chỉ có 28% bà mẹ biết đúng về nguyên nhân gây bệnh, 44% bà mẹ không nhận biết được các dấu hiệu nguy hiểm, 28% bà mẹ không có kiến thức về bệnh. Kết quả trên của tác giả thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi được tác giả giải thích do tình trạng kinh tế nghèo và trình độ học vấn của các bà mẹ còn thấp, dẫn đến sự thiếu hụt kiến thức về bệnh NKHHCT.

Theo nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà [15], cho thấy tỷ lệ bà mẹ biết đúng dấu hiệu về NKHHCT chiếm 42% tương tự với kết quả nghiên cứu của chúng tôị Có 49,4% bà mẹ biết đúng về các dấu hiệu sớm thường gặp về NKHHCT. Tuy nhiên, tỷ lệ bà mẹ biết đúng về dấu hiêu nặng của bệnh còn thấp hơn đạt 34,9%. Các dấu hiệu sớm thường gặp như ho, sốt nhẹ, chảy nước mũi phần lớn các bà mẹ biết đến nhiềụ Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Sơn năm 2013 [26], tỷ lệ bà mẹ nhận biết

được dấu hiệu sốt là 93,3%, sổ mũi là 84,4% và ho là 84,4%. Nghiên cứu của Chu Thị Thuỳ Linh năm 2016 [21], cho thấy dấu hiệu ho được bà mẹ biết đến nhiều nhất trong các dấu hiệu NKHHCT, tiếp đến là dấu hiệu sốt, thấp nhất là dấu hiệu khó thở chiếm 92,7%, 76,1%, 35,3%. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đàm Thị Tuyết. Dấu hiệu ho và sốt là 2 dấu hiệu được bà mẹ nhận ra nhiều nhất và sớm nhất, dấu hiệu khó thở biết đến ít nhất. Trong khi đó ở tuyến y tế cơ sở dấu hiệu khó thở là dấu hiệu để phân loại trẻ có viêm phổi hay không viêm phổị Đây là điểm cần quan tâm lưu ý để cán bộ y tế hướng dẫn bà mẹ nhận biết dấu hiệu khó thở tại nhà. Vì dấu hiệu khó thở là dấu hiệu bệnh nặng, các bà mẹ cần biết để đưa trẻ đi khám kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ ra còn 50,6% bà mẹ không biết hoặc biết không đúng về các dấu hiệu thường gặp nàỵ Các dấu hiệu bệnh nặng được các bà mẹ biết đến ít nhất. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, kiến thức của bà mẹ về nhận biết dấu hiệu bệnh còn thấp. Đặc biệt, chỉ có 14,5% bà mẹ nhận biết đúng về dấu hiệu nguy kịch ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổị Còn 78,3% bà mẹ nhận biết sai và không nhận ra được dấu hiệu RLLLN. Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của tác giả Chu Thị Thuỳ Linh, nghiên cứu của Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự [21], [27]. Theo nghiên cứu của Chu Thị Thuỳ Linh, số bà mẹ biết đúng về dấu hiệu NKHHCT thấp hơn mức trung bình chiếm 45,7%, biết đúng dấu hiệu bệnh nặng hơn chiếm 14,0%. Theo tác giả Đinh Ngọc Sỹ, chỉ có 5% bà mẹ nhận biết được dấu hiệu không uống/ bú được, 4,1% nhận biết dấu hiệu co giật, 3,4% nhận biết dấu hiệu li bì và khó đánh thức. Đối với 2 dấu hiệu điển hình của bệnh viêm phổi, chỉ có 37,3% bà mẹ nhận biết được các dấu hiệu thở khác thường (thở nhanh, khó thở), 0,9% nhận biết được dấu hiệu RLLN. Nghiên cứu của Lý Thị Chi Mai và Huỳnh Thanh Liêm năm 2011 [22], cho thấy kiến thức đúng của bà mẹ về NKHHCT còn rất thấp. Phần lớn các bà mẹ chưa nhận biết được dấu hiệu bệnh. Dấu hiệu nhận biết kém nhất là thở nhanh và thở khò khè (5,2%). Đây là các dấu hiệu bệnh nặng cần phải đưa trẻ đi khám kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Dấu hiệu RLLN được rất ít các bà mẹ phát hiện rạ Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra có 21,7%

bà mẹ nhận biết đúng dấu hiệu RLLN cao hơn so với nghiên cứu của Đàm Thị Tuyết năm 2010 (0,5%) [34]. Nam Định là tỉnh duyên hải ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ với đặc điểm khí hậu của khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, đây chính là yếu tố thuận lợi làm gia tăng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổị Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là các bà mẹ có trình độ học vấn là THPT và có từ 2 con trở lên. Trình độ học vấn khá cao cùng với kinh nghiệm trong nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Trong khi đối tượng nghiên cứu của tác giả là các bà mẹ có trình độ học vấn thấp chủ yếu là từ dưới THCS (87,4%), là người dân tộc thiểu số (77,4%) và tình trạng kinh tế còn nghèo (62,9%) nên khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế còn thấp [34]. Mặt khác, nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành tại bệnh viện, nơi đang có trẻ mắc NKHHCT. Vì vậy, bà mẹ thường xuyên được nhân viên y tế nhắc nhở cũng như hướng dẫn các dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám. Từ các lý do trên dẫn đến sự khác biệt về sự nhận biết dấu hiệu nàỵ

Sau can thiệp GDSK cho thấy kiến thức về bệnh có sự thay đổi rõ rệt. Thay đổi nhiều nhất là nhận biết dấu hiệu RLLN (21,7% - 77,1%). Các dấu hiệu nặng thường gặp như khó thở, thở khác thường, RLLN, tím tái được bà mẹ biết đến chiếm 34,9%. Sau can thiệp, tỷ lệ các bà mẹ biết về các dấu hiệu này tăng lên đáng kể đạt 62,7%. Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của Đàm Thị Tuyết [34], tỷ lệ bà mẹ biết đến dấu hiệu thở nhanh trước can thiệp 16% và sau can thiệp tăng lên đạt 79,9%. Và nhận biết dấu hiệu RLLN được cải thiện, tăng từ 0,5% lên 42,1%. Kiến thức về dấu hiệu nguy kịch ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi được bà mẹ biết đến ít nhất đạt 14,5%, sau can thiệp kiến thức đã tăng lên rõ rệt đạt 45,8%. Kết quả nghiên cứu cho thấy can thiệp đã tác động tích cực đến kiến thức của bà mẹ. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hiếu năm 2012 [17], cũng cho kết quả tương tự. Trước can thiệp, đa số bà mẹ ở cả hai nhóm chỉ nhớ được từ 1 đến 2 dấu hiệu nguy hiểm cần đi khám. Sau can thiệp, phần lớn các bà mẹ đã nhớ được từ 4 đến 5 dấu hiệụ Ở nhóm can thiệp, hiểu biết về dấu hiệu bệnh đều tăng với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp. Trong khi kiến thức của bà mẹ ở nhóm đối

chứng hầu như không có sự thay đổị Kiến thức không có khác biệt nhiều sau can thiệp là dấu hiệu nguy kịch ở trẻ < 2 tháng tuổi và nhận biết dấu hiệu sớm thường gặp. Có lẽ đây là kiến thức mà nhóm nghiên cứu đã chưa chú trọng nhiều khi tiến hành tư vấn cho các bà mẹ. NKHHCT là một thuật ngữ y học tương đối khó hiểu và mới lạ với các bà mẹ. Vì vậy chỉ có 21,7% bà mẹ trả lời đúng về khái niệm nàỵ Tuy nhiên, sau can thiệp số bà mẹ biết đúng về khái niệm NKHHCT đã tăng lên đạt 67,5%. Kiến thức về bệnh của bà mẹ sau can thiệp đạt giá trị trung bình là 4,9 ± 1,3 tăng lên so với trước can thiệp là 3,5 ± 1,3. Từ đó, thấy rõ được hiệu quả của việc can thiệp GDSK về bệnh NKHHCT cho các bà mẹ.

Thái độ của các bà mẹ về bệnh NKHHCT kết quả cho thấy phần lớn các bà mẹ có thái độ đúng khi trẻ có dấu hiệu cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế. Còn 21,7% bà mẹ có thái độ không đúng khi cho rằng trẻ dưới 5 tuổi hay mắc bệnh NKHHCT. Bà mẹ có thái độ như vậy sẽ cho rằng bệnh này trẻ không thường mắc nên sẽ thờ ơ, dễ chủ quan khi chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ. Kết quả trên cũng cho thấy 96,4% bà mẹ có thái độ đồng ý và rất đồng ý khi nhận ra các dấu hiệu cần đưa trẻ đến CSYT. Bà mẹ có thái độ tích cực này sẽ hình thành hành vi đúng đưa trẻ đến CSYT kịp thời góp phần giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ mắc NKHHCT. Theo nghiên cứu của Đàm Thị Tuyết năm 2010 [34], có 88,7% bà mẹ có thái độ đồng ý và rất đồng ý cho rằng nếu trẻ được phát hiện sớm sẽ tránh được tử vong.

Sau can thiệp, kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ của bà mẹ về bệnh có sự thay đổi với điểm trung bình đạt được là 8,6 ± 0,9 cao hơn so với trước can thiệp là 7,9 ± 0,9. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Đàm Thị Tuyết [34], sau can thiệp tỷ lệ các bà mẹ có thái độ đúng tăng lên là 95%. Điều này cho thấy can thiệp giáo dục có thể làm thay đổi thái độ của bà mẹ về bệnh.

4.2.2. Kiến thức, thái độ của bà mẹ về chăm sóc trẻ mắc NKHHCT

Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ mắc NKHHCT: phần lớn các bà mẹ biết cho trẻ uống nhiều nước ấm theo nhu cầu (60,2%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Sơn năm 2013 [26], bà mẹ cho trẻ uống nhiều nước ấm theo nhu cầu chiếm 71,1%. Tuy nhiên, đa

phần các bà mẹ cho trẻ ăn uống bình thường chiếm 66,7% và chỉ có 13,3% bà mẹ cho trẻ ăn uống nhiều hơn bình thường khi trẻ mắc bệnh. Kết quả này có thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi là 44,6% bà mẹ biết cho trẻ ăn uống nhiều hơn bình thường khi trẻ mắc NKHHCT. Sự khác biệt này có thể giải thích do đối tượng nghiên cứu của tác giả là các bà mẹ có trình độ học vấn thấp hơn. Đa phần các bà mẹ có trình độ THCS (57,8%). Theo một số nghiên cứu cho thấy, trình độ học vấn có liên quan đến kiến thức của bà mẹ. Bà mẹ có trình độ học vấn cao thì có kiến thức tốt hơn [21]. Mặt khác, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Sơn được tiến hành trong thời gian nghiên cứu ngắn và trên đối tượng nghiên cứu với cỡ mẫu nhỏ [26].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra phần lớn các bà mẹ biết cho trẻ ăn uống theo chế độ hợp lý như: thức ăn giàu dinh dưỡng, ăn uống nhiều hơn bình thường và chia thành nhiều bữa trong ngày chiếm 71,1%. Kết quả nghiên cứu này tương tự với nghiên cứu của Chu Thị Thuỳ Linh, số bà mẹ cho rằng ăn đầy đủ dinh dưỡng khi mắc bệnh chiếm 82,6% và 69,9% bà mẹ cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày vì các bà mẹ cho rằng khi trẻ mắc bệnh thì trẻ ăn uống sẽ không ngon miệng [21]. Khi trẻ mắc bệnh, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng và sớm hồi phục. Tuy nhiên, trong nghiên cứu vẫn còn khoảng 29,9% bà mẹ cho rằng trẻ mắc NKHHCT nên ăn uống kiêng khem. Đây là quan điểm không đúng trong chăm sóc trẻ bệnh và cần được tư vấn cho các bà mẹ chăm sóc trẻ sau khi ra viện.

Khi chăm sóc trẻ mắc NKHHCT, biện pháp giữ ấm cho trẻ là biện pháp thông thường được các bà mẹ biết đến nhiều nhất. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 55,7% bà mẹ biết giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh, thay đổị Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Đàm Thị Tuyết là có 60,9% và nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hiếu là 60,7% bà mẹ giữ ấm cho trẻ vào mùa đông. Theo tác giả Nguyễn Thị Minh Hiếu [17], khi trẻ ốm cần được tăng cường cho ăn, bú/uống nhiều nước, làm thông thoáng mũi họng, giữ ấm về mùa đông và làm mát về mùa hè. Bà mẹ có kiến thức đúng là những bà mẹ biết những kiến thức thiết yếu trên.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 59,1% bà mẹ biết tăng cường cho trẻ ăn và 55,5% cho trẻ bú/uống nhiều hơn. Khái niệm ăn nhiều, uống nhiều hơn là những khái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thái độ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính sau giáo dục sức khoẻ của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại bệnh viện nhi tỉnh nam định năm 2017 (Trang 61 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)