Khung lý thuyết trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thái độ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính sau giáo dục sức khoẻ của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại bệnh viện nhi tỉnh nam định năm 2017 (Trang 32)

1.4.1. Giả thuyết nghiên cứu

Liệu can thiệp giáo dục sức khoẻ có thay đổi được kiến thức và thái độ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho các bà mẹ không.

1.4.2. Cây vấn đề các yếu tố liên quan

Yếu tố liên quan

Trước can thiệp Sau can thiệp

Can thiệp

GDSK

Sơ đồ 1.1. Cây vấn đề các yếu tố liên quan

Theo mô hình nghiên cứu của Đàm Thị Tuyết (2010) và Chu Thị Thuỳ Linh (2016) [21], [34].

Nơi cư trú Nghề nghiệp Nhận được thông tin Tuổi Trình độ học vấn Kiến thức, thái độ về NKHHCT - Khái niệm - Nguyên nhân - Yếu tố nguy cơ - Dấu hiệu bệnh - Chăm sóc - Dự phòng Kiến thức, thái độ về NKHHCT - Khái niệm - Nguyên nhân - Yếu tố nguy cơ - Dấu hiệu bệnh - Chăm sóc - Dự phòng

Số con

Nguồn thông tin

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc NKHHCT nhập viện điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định.

- Tiêu chuẩn chọn mẫu:

+ Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc NKHHCT nhập viện tại khoa hô hấp và khoa cấp cứu – sơ sinh, bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định trong thời gian từ tháng 3/2017 đến tháng 5/2017.

- Tiêu chuẩn loại trừ:

+ Bà mẹ không có khả năng nhận thức và giao tiếp + Bà mẹ không đồng ý tham gia nghiên cứụ

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

- Địa điểm nghiên cứu: Khoa cấp cứu – sơ sinh và khoa hô hấp, bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2016 đến tháng 9/2017

2.3. Thiết kế nghiên cứu:

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu can thiệp một nhóm có so sánh trước saụ

So sánh trước và sau can thiệp

Sơ đồ 2.1: Qui trình nghiên cứu

Đánh giá kiến thức, thái độ

của bà mẹ trước can thiệp

Bệnh NKHHCT, Chăm sóc trẻ mắc NKHHCT, Dự phòng Các bà mẹ được lựa chọn vào NC (Theo tiêu chuẩn chọn mẫu) Phân tích, Can thiệp GDSK về NKHHCT Đánh giá kiến thức, thái độ của bà mẹ sau can thiệp Bệnh NKHHCT, Chăm sóc trẻ mắc NKHHCT, Dự phòng

- Nội dung can thiệp giáo dục sức khoẻ: kiến thức, thái độ của bà mẹ về bệnh

NKHHCT; kiến thức, thái độ của bà mẹ về chăm sóc trẻ mắc NKHHCT; kiến thức, thái độ của bà mẹ về dự phòng NKHHCT.

- Người can thiệp: Nhóm nghiên cứụ

- Chương trình can thiệp: Tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định, qua khảo sát nhận

thấy trung bình thời gian nằm viện của trẻ mắc NKHHCT là 7 – 10 ngàỵ Vì vậy, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu và can thiệp trên đối tượng nghiên cứu vào các thời điểm:

Đánh giá kiến thức, thái độ về NKHHCT của các bà mẹ trong ngày đầu sau khi trẻ nhập khoa điều trị (Đánh giá lần 1) bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bộ câu hỏi có sẵn tại phòng bệnh khoa Hô Hấp/ khoa Cấp Cứu – Sơ Sinh trong thời gian 20 phút/1 lần đánh giá cho 1 bà mẹ.

Sau đó tổng hợp, phân tích sơ bộ kết quả đánh giá kiến thức của các bà mẹ để tìm ra những thiếu sót, hạn chế của các bà mẹ về kiến thức, thái độ về bệnh, chăm sóc và dự phòng NKHHCT để xây dựng chương trình can thiệp phù hợp với các bà mẹ.

Tiến hành can thiệp giáo dục sức khoẻ cho các bà mẹ sau đánh giá lần 1 là 1 ngày với nội dung được xây dựng phù hợp trong khoảng thời gian là 20 phút tại phòng bệnh (Phụ lục 3). Hướng dẫn, phổ biến và giải đáp mọi thắc mắc cho các bà mẹ trong thời gian bệnh nhi nằm viện điều trị. Cung cấp tài liệu phát tay về NKHHCT cho các bà mẹ (Phụ lục 4).

Đánh giá lại kiến thức, thái độ của các bà mẹ lần 2 (Trước khi trẻ ra viện, sau đánh giá lần 1 là 5 – 7 ngày), thông qua bộ câu hỏi giống lần 1 để so sánh sự thay đổi kiến thức, thái độ về NKHHCT của các bà mẹ sau can thiệp tại phòng bệnh khoa Hô Hấp/ khoa Cấp Cứu – Sơ Sinh trong khoảng thời gian là 20 phút.

2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu: 2.4.1. Cỡ mẫu 2.4.1. Cỡ mẫu

- Mẫu: Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc NKHHCT đang điều trị tại khoa cấp cứu- sơ sinh và khoa hô hấp, bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định theo tiêu chuẩn chọn mẫụ

- Cỡ mẫu can thiệp được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho việc kiểm định sự khác nhau giữa 2 tỷ lệ được áp dụng như sau:

n = Z2(α, β) 2 1 0 1 1 0 0 ) ( ) 1 ( ) 1 ( P P P P P P     Trong đó:

n là số bà mẹ tham gia nghiên cứu α là xác suất sai lầm loại 1

β là xác xuất sai lầm loại 2

Z2(α, β): Tra từ bảng Z tương ứng với giá trị α = 0,05 và β = 0,10 thì Z2(α, β) = 10,5.

P0 là tỷ lệ bà mẹ có kiến thức, thái độ không đúng về NKHHCT tại quần thể trước can thiệp.

- P1 là tỷ lệ bà mẹ có kiến thức, thái độ không đúng về NKHHCT tại quần thể sau can thiệp.

Theo nghiên cứu của Đàm Thị Tuyết năm 2010 [34]: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức, thái độ không đúng về NKHHCT trước can thiệp là 30,8% và tỷ lệ bà mẹ có kiến thức, thái độ không đúng về NKHHCT sau can thiệp là 7,6%.Do đó lấy P0 là 0,31 và P1

là 0,08. Thay vào công thức trên tính được n = 57. Để tránh trường hợp sai sót, mất số liệu chúng tôi lấy thêm 15%. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian thu thập số liệu từ tháng 3/2017 đến tháng 5/2017 là khoảng thời gian có sự thay đổi của yếu tố khí hậu nên số trẻ nhập viện tăng lên so với lưu lượng thông thường và để đảm bảo vấn đề đạo đức nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành can thiệp và tư vấn cho tất cả bà mẹ đã lựa chọn được theo tiêu chuẩn chọn mẫụ Thực tế nhóm nghiên cứu đã lấy được 83 bà mẹ.

2.4.2. Phương pháp chọn mẫu:

Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện: chọn tất cả các bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc NKHHCT điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2017 đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫụ Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn được 83 bà mẹ có đủ điều kiện tham gia nghiên cứụ

2.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu:

- Công cụ thu thập số liệu được xây dựng dựa trên chương trình ARI (Bộ y tế, 2014) và đề tài nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hiếu (2012) với các nội dung: + Phần A: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: gồm 12 câu hỏi được đánh số từ A1 đến A12.

+ Phần B: Đánh giá kiến thức của bà mẹ về NKHHCT gồm 22 câu hỏi lựa chọn với đáp áp đúng nhất được đánh số từ B1 đến B22. Bao gồm 3 nội dung: kiến thức của bà mẹ về bệnh NKHHCT từ câu B1 đến câu B8, kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ mắc NKHHCT từ câu B9 đến câu B17, kiến thức của bà mẹ về dự phòng NKHHCT từ câu B18 đến câu B22.

+ Phần C: Đánh giá thái độ của bà mẹ về NKHHCT gồm 10 câu hỏi lựa chọn được đánh số từ C1 đến C10. Bao gồm 3 nội dung: thái độ của bà mẹ về bệnh NKHHCT từ câu C1 đến câu C2, thái độ của bà mẹ về chăm sóc trẻ mắc NKHHCT từ câu C3 đến câu C5, thái độ của bà mẹ về dự phòng NKHHCT từ câu C6 đến câu C10. Bộ công cụ sau khi xây dựng đã được 3 chuyên gia thẩm định với tính giá trị (CVI) là 0,93 và đánh giá thử nghiệm trên 30 bà mẹ (30 bà mẹ này không tham gia vào đối tượng nghiên cứu được điều tra sau đó nhằm tránh đối tượng đã biết trước nội dung câu hỏi lần đánh giá sau sẽ thiếu tính khách quan) có độ tin cậy như sau:

STT Nội dung đánh giá Điểm Cronbach’s

alpha

1 Kiến thức của bà mẹ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 0,759 2 Thái độ của bà mẹ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 0,714 3 Kiến thức và thái độ của bà mẹ về NKHHCT 0,723

Bộ công cụ có điểm Cronbach’s alpha > 0,70 nên đạt tiêu chuẩn được sử dụng trong nghiên cứu nàỵ

- Tiến trình thu thập số liệu:

+ Bước 2: Các bà mẹ được giới thiệu mục đích, ý nghĩa, phương pháp và quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu, các bà mẹ đồng ý sẽ ký vào bản đồng thuận (Phụ lục 1) và được phổ biến về hình thức tham gia nghiên cứu, sau đó được hướng dẫn về cách trả lời các thông tin phiếu đánh giá.

+ Bước 3: Phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ về kiến thức, thái độ của bệnh, cách chăm sóc và dự phòng NKHHCT. Từ đó, phân tích tìm ra nội dung kiến thức, thái độ còn thiếu và yếu của bà mẹ (Đánh giá lần 1).

+ Bước 4: Can thiệp giáo dục sức khoẻ về kiến thức, thái độ cho các bà mẹ sau phỏng vấn lần 1 là 1 ngày, nhấn mạnh phần kiến thức, thái độ còn thiếu và yếu về NKHHCT, phát tài liệu phát tay cho các bà mẹ (Phụ lục 3, 4).

+ Bước 5: Phỏng vấn trực tiếp lại các bà mẹ sau 5 – 7 ngày can thiệp giáo dục sức khoẻ vào thời điểm trước khi trẻ ra viện (Đánh giá lần 2). Sử dụng cùng một bộ câu hỏi để đánh giá trước và sau can thiệp.

2.6. Các biến số nghiên cứu, cách thức đo lường

2.6.1. Các biến số về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu:

- Tuổi: là số tuổi hiện có của đối tượng nghiên cứu khi trả lời phỏng vấn. Đây là một biến định lượng được tính bằng công thức sau: tuổi = 2017 – năm sinh.

- Trình độ học vấn: là mức độ bằng cấp cao nhất mà bà mẹ có được hiện tại, là biến định tính với các giá trị là: không biết chữ; tiểu học; trung học cơ sở; trung học phổ thông; trung cấp; cao đẳng, đại học và sau đại học.

- Nghề nghiệp: là hình thức công việc hiện tại bà mẹ đang làm, là biến định tính gồm các giá trị sau: cán bộ, viên chức; công nhân; nông dân; nội trợ; khác.

- Nơi cư trú: là khu vực hiện nay bà mẹ đang sinh sống, là biến định tính gồm các giá trị sau: thành thị; nông thôn.

- Số con của bà mẹ: là biến định lượng gồm 2 giá trị: 1 con và từ 2 con trở lên. - Nhận được thông tin là biến định tính có 2 giá trị: có và không.

- Nguồn thông tin: là biến định tính, xác định bà mẹ nhận được các thông tin về bệnh NKHHCT gồm các giá trị: nhân viên y tế; thông tin truyền thông đại chúng; bạn bè/ người thân.

2.6.2. Các biến số kiến thức của bà mẹ về NKHHCT

Kiến thức của bà mẹ về NKHHCT là sự ghi nhận những hiểu biết của bà mẹ về bệnh NKHHCT, chăm sóc trẻ mắc NKHHCT và dự phòng NKHHCT.

2.6.2.1. Kiến thức của bà mẹ về bệnh NKHHCT: bao gồm kiến thức đúng về khái niệm, nguyên nhân và yếu tố nguy cơ, dấu hiệu bệnh:

- Khái niệm: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào trên đường hô hấp, bao gồm: mũi, tai, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phổị Thời gian bị bệnh không quá 30 ngày, ngoại trừ viêm tai giữa cấp là 14 ngàỵ

- Nguyên nhân thường gặp gây NKHHCT do virus và vi khuẩn. Các nguyên nhân khác như nấm và ký sinh trùng ít gặp hơn.

- Các yếu tố nguy cơ

+ Trẻ đẻ ra có cân nặng thấp (dưới 2500g) + Không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ

+ Ô nhiễm nội thất, khói bụi trong nhà, khói thuốc lá.

+ Thời tiết lạnh, thay đổi là điều kiện thuận lợi gây NKHCT ở trẻ em.

+ Ngoài các yếu tố trên, nhà ở chật chội, thiếu vệ sinh, đời sống kinh tế thấp, thiếu vitamin A cũng là điều kiện làm trẻ dễ mắc NKHHCT.

- Dấu hiệu thường gặp: + Ho

+ Sốt

+ Chảy nước mũi + Nhịp thở nhanh:

+ Rút lõm lồng ngực (RLLN): lồng ngực phía dưới bờ sườn hoặc phần dưới của xương ức rút lõm xuống trong thì hít vàọ

+bThở khò khè +0Thở rít: + Tím tái

+ Trẻ không uống được hoặc bỏ bú + Co giật

+ Ngủ li bì hoặc khó đánh thức + Thở rít khi nằm yên

+ Suy dinh dưỡng nặng

- Dấu hiệu nguy kịch ở trẻ dưới 2 tháng tuổi

+ Bú kém hoặc bỏ bú + Co giật + Ngủ li bì hoặc khó đánh thức + Thở rít khi nằm yên + Thở khò khè + Sốt hoặc hạ nhiệt độ

2.6.2.2. Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ mắc NKHHCT: bao gồm kiến thức đúng về cách làm thông thoáng đường thở, giảm khó thở, giảm ho bằng thuốc đông y, vệ sinh mũi và họng, giữ ấm cho trẻ, chế độ ăn uống hợp lý.

-1Làm thông thoáng đường thở và giảm khó thở cho trẻ bằng cách: + Tư thế vai cao, cổ ngửa

+ Làm sạch mũi họng: dùng khăn lau sạch/ dùng giấy thấm sâu kèn, nhỏ mũi và vệ sinh họng bằng dung dịch nước muối sinh lý.

+ Trẻ đang bú mẹ thì bà mẹ cần vắt sữa đổ thìạ

- Giảm ho, làm dịu đau họng bằng các loại thuốc đông y không gây độc hại như quất hấp đường, hoa hồng hấp đường, mật ong,…

- Giữ ấm cho trẻ về mùa lạnh và khi thời tiết thay đổi, đặc biệt phần cổ và ngực trẻ. - Chế độ ăn uống hợp lý là:

+ Cho trẻ ăn tốt hơn khi ốm, tiếp tục cho trẻ ăn lúc bệnh

+ Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn bình thường, tăng cường bú mẹ bằng cách cho bú nhiều bữa hơn trong ngày hoặc bú với một lượng nhiều hơn trong một lần bú.

+ Thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu

+ Không kiêng trong chế độ ăn như: tôm, cua, dầu, mỡ… - Cho trẻ uống nhiều nước ấm theo nhu cầu/ Bú mẹ nhiều lần

2.6.2.3. Kiến thức của bà mẹ về dự phòng NKHHCT: bao gồm kiến thức đúng

về các biện pháp phòng bệnhcho trẻ bằng cách:

- Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ. Đặc biệt là vệ sinh mũi, họng cho trẻ. - Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh

- Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch

-1Không cho trẻ tiếp xúc với khói bếp, bụi, lông súc vật - Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá trong nhà.

- Trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và đảm bảo vita- min Ạ

- Cách ly trẻ với người đang mắc bệnh hô hấp để tránh lây lan.

2.6.3. Các biến số thái độ của bà mẹ về NKHHCT

Thái độ của bà mẹ về NKHHCT là sự ghi nhận thái độ của bà mẹ về bệnh, chăm

sóc và dự phòng NKHHCT.

2.6.3.1. Thái độ của bà mẹ về bệnh NKHHCT

Bà mẹ có thái độ đúng về bệnh NKHHCT là bà mẹ đồng ý và rất đồng ý về bệnh NKHHCT hay mắc ở trẻ nhỏ, đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi trẻ có dấu hiệu khó thở hơn, mệt hơn, bú kém hơn hoặc không uống được.

2.6.3.2. Thái độ của bà mẹ về chăm sóc trẻ mắc NKHHCT

Bà mẹ có thái độ đúng về chăm sóc trẻ mắc NKHHCT là bà mẹ đồng ý và rất đồng ý cho trẻ vệ sinh mũi họng bằng dung dịch nước muối sinh lý, không cho trẻ ăn uống kiêng khem, điều trị sớm cho trẻ khi mắc bệnh.

2.6.3.3. Thái độ của bà mẹ về dự phòng NKHHCT

Bà mẹ có thái độ đúng về dự phòng NKHHCT là bà mẹ đồng ý và rất đồng ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thái độ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính sau giáo dục sức khoẻ của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại bệnh viện nhi tỉnh nam định năm 2017 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)