Tình hình vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thái độ của thai phụ về vàng da sơ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh phú yên năm 2020 sau giáo dục sức khỏe (Trang 27 - 30)

1.3.1. Trên thế giới

Tỷ lệ tử vong vàng da sơ sinh trong năm năm qua (2014-2018) [26], [40] đã tăng từ 30 lên 32 trên 1000 ca sinh sống theo UNICEF. Báo cáo của

UNICEF (2011), cũng chỉ ra rằng tỷ lệ tử vong sơ sinh ở Ghana, đứng ở mức 32 trên 1000 ca sinh sống so với mức 20 trên toàn thế giới là rất cao. Điều này làm cho tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là một thành phần không thể thiếu của các trường hợp tử vong dưới năm tuổi, chiếm 40% tỷ lệ tử vong dưới năm tuổi ở Ghana. Gánh nặng của bệnh vàng da sơ sinh ở các nước thu nhập trung bình và thu nhập thấp ở mức báo động. Những trẻ sống sót cũng có thể mắc phải các di chứng phát triển thần kinh lâu dài như bại não, mất thính giác, khó khăn về trí tuệ hoặc chậm phát triển toàn thân [38]. Người ta ước tính rằng, trên toàn thế giới, chứng tăng bilirubin máu nghiêm trọng ảnh hưởng đến ít nhất 480.000 trẻ sơ sinh đủ tháng hoặc sắp sinh hàng năm, trong đó 114.000 người chết và hơn 63.000 trẻ sống sót với khuyết tật trung bình hoặc nặng. Ít nhất, 75% trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng cư trú ở châu Phi cận Sahara và Nam Á [22], [37], [38].

Trong một nghiên đại học ở Abakaliki, Đông Nam Nigeria năm 2009, VDSS chiếm 36% tất cả các trường hợp của đơn vị cấp cứu chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh. Năm 2006-2008 có 1784 trẻ sơ sinh trong đơn vị chăm sóc nhi đặc biệt thuộc Đại học Bệnh viện Benin, Benin-thành phố, Phía Nam Nigeria, 26.5% có VDSS với tỷ lệ tử vong là 12.7% xảy ra giữa các trẻ sơ sinh vàng da[39].

Nghiên cứu của tác giả OLusanya và cộng sự (2016) thực hiện 2014- 2015 tại 9 bệnh viện ở 6 vùng của Nigera, có 26,9 % trẻ sơ sinh nhập viện có bilirubin/ máu > 20mg/dl; trẻ bệnh não cấp tính 14,9% [37].

1.3.2. Tại Việt Nam.

Theo nghiên cứu của Đào Minh Tuyết (2009) [18], trong 6 tháng đầu năm có 363 trẻ sơ sinh nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên trong đó có 38,8% trẻ sơ sinh vàng da tăng Bilirubin tự do bệnh lý. Đây là một tỉ lệ rất cao và đáng báo động trong khu vực.

Theo nghiên cứu Phạm Diệp Thùy Dương (2013) từ năm 2009- 2011 có 1262 trẻ nhập viện vì vàng da do tăng bilirubin máu nặng trong đó 8,7 % phải thay máu [8].

Nghiên cứu Lê Thị Lộc (2014) Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, năm 2002 có 18% trẻ sơ sinh tái nhập viện do tăng bilirubin máu, năm 2003-2005 có 22% trẻ sơ sinh vàng da thay máu,và năm 2006- 2008 trung bình là 207 trường hợp [34].

Theo nghiên cứu Khu Thị Khánh Dung (2006) [7], tại Bệnh viện Nhi Trung ương kết quả can thiệp ở 615 trẻ sơ sinh vàng da tăng bilirubin gián tiếp trong đó vàng da chiếm 22,2% tổng số trẻ sơ sinh nhập viện, 23,5% là do bất đồng nhóm máu mẹ-con (56% bất đồng OA), 8,34% do thiếu enzym G6PD. Thay máu chiếm tỷ lệ 21% .

Tại bệnh viện đa khoa Tiền Giang năm 2009, vàng da sơ sinh phải thay máu 87 trường hợp, trong đó sơ sinh đủ tháng chiếm 58,6%; có 69% đã ra viện sau sinh và có 80,9% có biểu hiện tổn thương não cấp khi nhập viện, theo nghiên cứu của các tác giả Võ Thị Tiến, Tạ Văn Trầm (2010) [15],[16].

Theo Nghiên cứu Nguyễn Bích Hoàng (2015) [12], thời gian nghiên cứu từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 5 năm 2014 nghiên cứu có 118 trẻ sơ sinh đủ tháng nhập viện do vàng da, trong đó vàng da tăng bilirubin gián tiếp nặng phải thay máu có 60 trường hợp đã có biểu hiện tổn thương não cấp tính do bilirubin khi nhập viện, chiếm tỷ lệ 50,8%. Hầu hết bệnh nhân đã có biểu hiện vàng da đến vùng 5 chiếm 93,4%. Biểu hiện các triệu chứng lâm sàng về thần kinh: Chiếm tỷ lệ cao nhất 50,8% là tăng hoặc giảm trương lực cơ, tiếp theo là li bì bú kém 34,7% và tăng trương lực cơ với xoắn vặn 27,1%. Thiếu máu chiếm 68,6% và sốt là 50,0%.

Tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa từ tháng 1/2014 – 30/6/2015 đã có 366 ca bệnh nhập viện vì vàng da trong đó 15 ca phải thay máu theo nghiên cứu Phạm Thị Phương ( 2015) [6].

Như vậy, từ các nghiên cứu trên tỷ lệ thay máu do vàng da tăng bilirubin gián tiếp và di chứng vàng da nhân vẫn còn gặp nhiều ở trẻ sơ sinh đủ tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thái độ của thai phụ về vàng da sơ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh phú yên năm 2020 sau giáo dục sức khỏe (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)