Thực trạng nhận thức về vàng da sơ sinh của các bà mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thái độ của thai phụ về vàng da sơ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh phú yên năm 2020 sau giáo dục sức khỏe (Trang 30 - 35)

1.4.1. Trên thế giới

VDSS là một nguyên nhân đáng kể gây bệnh tật sơ sinh trên toàn thế giới và chiếm 75% số lần nhập viện trong tuần đầu tiên của cuộc đời. VD nặng có thể dẫn đến tổn thương não không hồi phục hoặc thậm chí tử vong ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Do trẻ sơ sinh được khám và điều trị trễ khi đã có tổn thương não do tăng bilirubin vẫn được ghi nhận và hầu hết các trường hợp đều có mẹ còn thiếu kiến thức về vàng da sơ sinh.Vậy nên, các bà mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định sớm VD để ngăn ngừa biến chứng[21]. Các bà mẹ là người trực tiếp chăm sóc con có nhiều khả năng quan sát sự khởi đầu của vàng da sơ sinh. Nhưng kết quả bất lợi nếu các bà mẹ có kiến thức hạn chế về nguyên nhân và các biến chứng của nó đẫn đến

thái độ và thực hành văn hóa không lành mạnh có thể gây hậu quả như bại

não, rối loạn thính lực, chậm phát triển trí tuệ [35]. Các bà mẹ cần có kiến thức về vàng da để phát hiện sớm có thể giúp bảo vệ những trẻ sơ sinh khỏi biến chứng nguy hiểm. Bà mẹ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống con của họ, vì họ chịu trách nhiệm chính trong chăm sóc con, cho nên phải có đủ sự giáo dục và nhận thức để xác định sớm các dấu hiệu vàng da và chăm sóc trẻ bị vàng da và điều này sẽ giúp quản lý hiệu quả và tránh các biến chứng của vàng da.

Theo nghiên cứu Bindu Aggarwal và cộng sự (2017) [20], phỏng vấn 350 bà mẹ tại bệnh viện bang Uttarakhand ở miền Bắc Ấn Độ về nguyên

nhân, dấu hiệu nguy hiểm, mức độ nghiêm trọng, biến chứng và điều trị. Tỷ lệ trả lời đúng lần lượt là 28%, 54%, và 33%.Chỉ có 8% các bà mẹ cho biết VD là một yếu tố nguy cơ tử vong ở trẻ em. 15% các bà mẹ biết chiếu đèn chiếu và truyền máu là phương pháp điều trị. Điểm kiến thức của họ có liên quan đáng kể đến trình độ học vấn, nơi cư trú, tôn giáo và tiền sử có con trẻ sơ sinh bị VD.Về thái độ, 20% các bà mẹ đã sẵn sàng chấp nhận đứa bé đến bệnh viện trong vòng 24 giờ trên sự công nhận của vàng da,và gần như 91% BM làm theo lời khuyên nhân viên y tế (NVYT).

Theo nghiên cứu định tính của Dharel và cộng sự (2017) [23], “Nhận

thức của người mẹ có trẻ sơ sinh vàng da ở Đông Nepal”. Phỏng vấn sâu 32

bà mẹ của trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có tiền sử VD trong giai đoạn sơ sinh. Kết quả cho thấy hầu hết các bà mẹ đều nhận thấy VD ở trẻ sơ sinh có làn da vàng nhưng một số bà nhận thấy sau khi bị được cảnh báo bởi NVYT hoặc những người khác. Họ nhận thấy vàng da ở trẻ sơ sinh là một tình trạng nghiêm trọng. Tuy nhiên, họ không rõ ràng về nguyên nhân và cho rằng do trong hạn chế thực phẩm, thiếu vệ sinh hoặc do linh hồn ma quỷ. “Thực phẩm được các bà mẹ ăn trong và sau khi mang thai là điều đáng quan tâm, không phải chỉ là một nguyên nhân mà còn là một biện pháp khắc phục vàng da”. Từ đó cho thấy nhận thức của các bà mẹ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi gia đình, niềm tin, thực hành và xã hội.

Theo nghiên cứu Ezeaka và cộng sự (2016) [25], Các bà mẹ nhận thức về bệnh vàng da sơ sinh ở Lagos, Nigeria: Một nhu cầu cấp thiết để nhận thức cao hơn. Có 395 bà mẹ, trong đó 213 (53,9%) nằm trong độ tuổi từ 30 - 39 tuổi. Chỉ 101 người (25,6%) đưa ra định nghĩa chính xác về vàng da sơ sinh. Tỷ lệ cao những người không đưa ra một định nghĩa chính xác là từ các nhóm kinh tế xã hội thấp hơn. không biết nguyên nhân VD là 313 (79,2%), trong khi đó, có tới 325 người (82,2%) chọn các lựa chọn điều trị không hiệu

quả. Hơn nữa, 296 (74,9%) người được hỏi, đặc biệt là những người có trình độ học vấn thấp, đã không xác định chính xác các biến chứng.

Nghiên cứu của Goodman và cộng sự (2015) [28], về “Kiến thức, thái

độ và thực hành của các bà mẹ ở Nigeria”, phỏng vấn 358 bà mẹ đã ghi nhận

vẫn còn 68,9% các bà mẹ có kiến thức kém; chỉ có 34% số bà mẹ biết rằng VDSS có thể gây tổn thương não, chỉ có 40% các bà mẹ biết dấu hiệu trẻ bỏ bú là một trong những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ vàng da; 64% các bà mẹ tin rằng khám thai có thể ngăn chặn vàng da và 58% tin rằng tắm nắng trực tiếp có thể điều trị khỏi vàng da ở trẻ sơ sinh.

Nghiên cứu Egube và cộng sự (2013) [24], “Kiến thức, thái độvà thực

hành trong bà đang mang thai tham gia khám thai tại trường đại học Benin Nigeria”. Phỏng vấn 389 bà mẹ mang thai, 55 người (14,1%) số người được

hỏi có trước đó kinh nghiệm với VDSS, 8 (2,1%) em bé bị tử vong do VDSS. 334 (85,9%) đã biết về tình trạng này, 381 (77,4%) biết Làm thế nào để nhận biết các triệu chứng của VDSS, 279 (71,7%) biết một phương pháp điều trị VDSS chính xác. Một tỷ lệ lớn 261 (67%) các bà mẹ mang thai biết một số biến chứng của VDSS. 205 (52,7%) không biết dấu hiệu nguy hiểm của các biến chứng của VDSS. 355 (91,3%) có thái độ tốt đối với quản lý VD. Một tỷ lệ lớn cũng bày tỏ, họ sẵn sàng tìm kiếm chăm sóc y tế nếu em bé của họ phát triển tình trạng này. Kiến thức về vàng da sơ sinh của bà mẹ bị ảnh hưởng đáng kể bởi trình độ học vấn và tiền sử những em bé trước đây đã bị VDSS.

Nghiên cứu Hamad và cộng sự ( 2019) [29], nghiên cứu mô tả được tiến hành từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2018, sử dụng mẫu ngẫu nhiên của 100 bà mẹ đến khám thai tại bệnh viện Sản Nhi ở thành phố Soran. Một phát hiện quan trọng cho thấy rằng hầu hết các bà mẹ (88%) có kiến thức kém về vàng da sơ sinh. Kết quả cho thấy một liên kết quan trọng giữa trình độ học vấn, nghề nghiệp của mẹ, và kiến thức của họ về vàng da sơ sinh. Nghiên cứu này

cho thấy rằng các BM thiếu kiến thức liên quan đến nguyên nhân và dấu hiệu nguy hiểm của vàng da sơ sinh. Nghiên cứu khuyến cáo chú ý nhiều hơn vào việc giáo dục sức khỏe cho thai phụ trong quá trình khám thai, NVYT hướng dẫn phù hợp cách chăm sóc sức khỏe, cập nhật kiến thức về VDSS cho thai phụ.

Một cuộc khảo sát về “Kiến thức và thực hành của bà mẹ mang thai tị

nạn, di cư về vàng da sơ sinh ở biên giới Thái Lan Myanmar” của tác giả

Taco J Prins và cộng sự ( 2017) [40], phỏng vấn 522 phụ nữ mang thai, 483 (92,5%) có thể nhận ra vàng da và 498 (95%) cho rằng VD có hại, về thái độ BM502 (96,2%), cho biết họ sẽ đưa em bé bị vàng da sơ sinh đến phòng khám và chỉ 13 (2,5%) sẽ sử dụng thảo dược/phương pháp điều trị truyền thống. Mặc dù tỷ lệ các bà mẹ có con tiền sử trẻ bị vàng da sơ sinh có nhận thức tốt hơn cao hơn, nhưng điều này không dẫn đến hành vi an toàn hơn.

Nghiên cứu “Kiến thức và thái độ của các bà mẹ sau sinh về vàng da

sơ sinh ở bệnh viện Motahari– Iran” của Soheila và cộng sự (2014) [41].

Nghiên cứu mô tả 200 bà mẹ xuất viện 3 ngày sau sinh, đã ghi nhận các bà mẹ còn thiếu kiến thức về nguyên nhân, điều trị và dự phòng VDSS.

Những phát hiện của nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng cần phải tăng cường nhận thức của các bà mẹ về tất cả các khía cạnh của vàng da sơ sinh như phát hiện sớm, nguyên nhân, tác dụng phụ, ngăn chặn biến chứng. Nhằm nâng cao kiến thức và thái độ, mục đích giáo dục phải được tư vấn tiền sản và các chương trình thông tin đại chúng thường xuyên có thể giúp giáo dục số lượng lớn các bà mẹ, cũng như đưa vào giảng dạy cho sinh viên trường học là rất hữu ích [21].

1.4.2. Tại Việt Nam.

Theo nghiên cứu của Lê Thị Lộc và cộng sự giai đoạn 2008 – 2010 [34], về thực hành chăm sóc và mối liên quan giữa niềm tin truyền thống với

vàng da sơ sinh trên các bà mẹ ở phía bắc Việt Nam.Tại nhà của 979 bà mẹ có con từ 14- 28 ngày tuổi. Trong số 206 bà mẹ nghĩ rằng trẻ sơ sinh của họ bị vàng da sau khi sinh, họ có lo lắng hay tìm kiếm sự chăm sóc để đánh giá mức độ quan tâm của họ và hiểu hành vi tìm kiếm sự chăm sóc. 30% (n = 66) không lo lắng và không tìm kiếm sự chăm sóc; 11% (n = 22) đã lo lắng và tìm kiếm sự chăm sóc; 57% (n = 118) đã lo lắng, nhưng không tìm kiếm sự chăm sóc. Trong số 118 bà mẹ lo lắng nhưng không tìm kiếm sự chăm sóc. 40% (n = 47) đưa ra những lời giải thích phi y tế cho nguyên nhân vàng da hoặc điều trị bằng liệu pháp truyền thống hoặc thảo dược tại nhà. Phản hồi của 47 bà mẹ này cho rằng được điều trị bằng tắm thảo dược, đã mang đến cho người chữa bệnh bằng đông y. Đánh giá kiến thức về vàng da sơ sinh trên đối tượng bà mẹ cho thấy < 50% có nghe nói về vàng da sơ sinh, chỉ 27% nghĩ rằng vàng da sơ sinh có thể gây hại và chỉ có 11% bà mẹ được tư vấn, cung cấp thông tin về vàng da sơ sinh sau đẻ.

Qua khảo sát của Võ Thị Tiến (2010) [16] về “Kiến thức, thái độ, thực

hành về vàng da sơ sinh của các bà mẹ có con bị vàng da sơ sinh tại Tiền Giang năm 2010” cũng cho thấy kiến thức các BM còn hạn chế chỉ 33,9%

các bà mẹ đã được nghe về vàng da sơ sinh; 35,5% biết là có thể có hại và 30% biết là có ảnh hưởng đến não. Khi trẻ vàng da, 41% cho tắm nắng và 12,4% mua thuốc cho uống để điều trị VD.

Theo nghiên cứu Đỗ Thị Thắm (2017) [15]. Về kiến thức, thái độ, thực hành về vàng da sơ sinh của các bà mẹ có con dưới 28 ngày tuổi tại 2 bệnh viện Nhi và bệnh viện Phụ sản tỉnh Hải Dương năm 2017. Về kiến thức có 87% bà mẹ nhận thức được rõ là trẻ sơ sinh nói chung có khả năng mắc vàng da nặng, có 76,% bà mẹ không biết phát hiện vàng da ở trẻ sơ sinh đúng cách, 43,5% bà mẹ biết rằng khi phát hiện, cần đưa trẻ đi khám ngay và 56,5% cho rằng không cần. Tỷ lệ các bà mẹ đạt thái độ chung (trả lời đúng ≥

4 điểm) là 41,5%. Còn lại 58,5% chưa có thái độ đạt.

Nghiên cứu của Phạm Diệp Thùy Dương (2013) [8], về kiến thức, thái độ, thực hành về vàng da sơ sinh của bà mẹ tại Hồ Chí Minh. Phỏng vấn 497 bà mẹ sinh con dưới 14 ngày tuổi tại 22 bệnh viện, cho thấy 94,6% bà mẹ chưa có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về vàng da sơ sinh, chỉ có 12,5% bà mẹ biết về theo dõi, phát hiện trẻ vàng da sơ sinh, cách xử lý 41,2%.

Như vậy, ở nhiều nước trên thế giới và tại Việt Nam kiến thức, thái độ, thực hành của các bà mẹ về vàng da sơ sinh còn thấp. Nhiều BM còn tin vào tác dụng của phơi nắng để điều trị vàng da sơ sinh. Nhân viên y tế chưa quan tâm nhiều đến cung cấp thông tin về vàng da sơ sinh cho bà mẹ và người chăm sóc trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thái độ của thai phụ về vàng da sơ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh phú yên năm 2020 sau giáo dục sức khỏe (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)