Hiệu quả giáo dục sức khỏe về vàng da sơ sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thái độ của thai phụ về vàng da sơ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh phú yên năm 2020 sau giáo dục sức khỏe (Trang 35 - 37)

Giáo dục sức khỏe tiền sản là một thành phần thiết yếu của chăm sóc sức khỏe ban đầu, nhằm đối phó với một số vấn đề sức khỏe trong thời kỳ chu sinh và giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, chủ đề chính của

giáo dục sức khỏe tiền sản dường như tập trung vào việc cho con bú và rất ít thông tin về VDSS mà các bà mẹ nhận được [45].

Theo nghiên cứu ở Trung Quốc của Ling Zhang và cộng sự (2015) [45], kết quả cho thấy vẫn tồn tại sự thiếu hụt nhận thức về vàng da ở trẻ sơ sinh của các bà mẹ 70,98% bà mẹ trong nhóm can thiệp trước tiên lưu ý đến trẻ sơ sinh mắc VD so với 40,68% ở nhóm đối chứng. Mặc dù hầu hết các bà mẹ lần đầu ở cả hai nhóm được chọn tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa, nhiều người được hỏi trong nhóm kiểm soát đã chọn các cách khác, như ngừng cho con bú (9,19%), đặt trẻ sơ sinh dưới ánh sáng mặt trời (10,24%) và y học cổ truyền Trung Quốc (10,24%).

Nghiên cứu của Mandana Kashaki và cộng sự (2016) tại Iran [33]. Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của giáo dục sức khỏe đến kiến thức, thái độ, thực hành của các thành viên gia đình liên quan vàng da sơ sinh với phương pháp can thiệp giáo dục. 384 bà mẹ và những người chăm sóc chính của trẻ sơ sinh bị bệnh vàng da chia làm 2 nhóm, trong nghiên cứu hiện tại, ở nhóm không được GDSK kiến thức hiểu biết về bệnh vàng da sơ sinh 39%, ở nhóm được GDSK là 72%.

Tại Việt Nam chưa có bài báo công bố về hiệu quả GDSK về VDSS.

Theo luận văn thạc sĩ điều dưỡng của Trần Hạnh Bắc (2017) [1], trước GDSK kiến thức đúng của BM về vàng da sơ sinh tỷ lệ thấp chỉ có 8,8%, thái độ tốt 17,5%, sau GDSK tăng lên 47,5% về kiến thức, 38,7% về thái độ.

Đề tài Đỗ Thị Hòa (2018) [11], trước GDSK tỷ lệ bà mẹ thiếu kiến thức về VDSS rất cao chiếm tới 84,1% sau GDSK giảm xuống còn 17,9%. Về thái độ trước GDSK chưa tích cực 81,1%. Sau GDSK giảm xuống còn 18,9%.

Luận văn Trần Thị Thùy Trinh (2018) [17]. “Hiệu quả giáo dục sức khỏe

của điều dưỡng nâng cao kiến thức và thái độ cho sản phụ về vàng da sơ sinh Tại bệnh viện phụ sản Tiền Giang”, về kiến chung thức trước can thiệp

GDSK chỉ có 4,8% sau can thiệp GDSK 1 tháng đạt tỷ lệ 78,3%. Về thái độ đúng trước can thiệp 66,3% sau can thiệp 1 tháng 96,4%.

Như vậy, người điều dưỡng cần hướng dẫn, GDSK cho các thai phụ trong giai đoạn tiền sản nhằm trang bị kiến thức đầy đủ về cách nhận biết trẻ sơ sinh bị vàng da, xác định sớm các dấu hiệu nguy hiểm nhằm giúp điều trị hiệu quả và phòng ngừa các di chứng nặng nề do vàng da.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thái độ của thai phụ về vàng da sơ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh phú yên năm 2020 sau giáo dục sức khỏe (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)