Sơ lược về địa điểm nghiên cứu – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thái độ của thai phụ về vàng da sơ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh phú yên năm 2020 sau giáo dục sức khỏe (Trang 40 - 42)

không nên tạo ra quá 5 câu trả lời, vì nếu quá 5 câu trả lời, người tham gia khảo sát sẽ có xu hướng chọn đáp án mà không suy nghĩ vì họ không muốn phải đọc quá nhiều.

1.10. Sơ lược về địa điểm nghiên cứu – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Yên. Yên.

Phú Yên là tỉnh nằm trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hoà, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp 2 Tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk. Tỉnh có diện tích tự nhiên là 5.060 km2, chiếm 13,85% diện tích vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Địa hình đa dạng: đồng bằng, đồi núi, cao nguyên xen kẽ nhau.

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Yên, trực thuộc Sở Y tế Phú Yên, được thành lập theo Quyết định số 129/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2011 của UBND tỉnh, trên cơ sở khoa Sản và khoa Nhi của bệnh viện đa khoa tỉnh, bắt đầu hoạt động từ cuối tháng 5 năm 2012 trên nền cơ sở vật chất của bệnh viện đa khoa tỉnh cũ.

Quy mô: Bệnh viện Sản Nhi là BV hạng II, tuyến tỉnh với 200 giường khi mới thành lập (2012) đến năm 2015 tăng lên 300 giường kế hoạch, thực kê 450 giường. Với chức năng nhiệm vụ là khám, chữa bệnh thuộc lĩnh vực sản phụ khoa và nhi khoa cho nhân dân tỉnh Phú Yên và một số huyện, xã thuộc các tỉnh giáp ranh như : Đak Lak, Gia Lai, Khánh Hòa….

Mỗi ngày, BV tiếp nhận trung bình 290-300 lượt người đến khám bệnh; chăm sóc và điều trị từ 300 - 400 người bệnh nội trú.

Chỉ tiêu giường bệnh tại khoa Hậu sản- Hậu phẫu 137 giường, hằng ngày lưu lượng tại khoa là 120 ca. Hậu Phẫu lấy thai nằm viện trung bình 7 ngày, hậu sản thường 5 ngày, con rạ 3 ngày.

Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2019, thai phụ đến khám thai 5437 lượt. Tuổi thai 33-35 tuần trung bình 10- 15 ca/tuần. Tại khoa Nhi Sơ Sinh, số lượng trẻ sơ sinh bị vàng da sơ sinh nhập viện điều trị là 278 ca, và vẫn xảy ra tình trạng đưa trẻ VD đến điều trị muộn, có trường hợp vàng da nặng biến chứng phải chuyển tuyến trung ương để điều trị.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu.

Tất cả các thai phụ mang thai ở tuần thứ 33 đến 35 tham gia khám thai định kỳ tại khoa khám tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Yên.

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn vào:

- Thai phụ mang thai ở tuần thứ 33- 35.

- Thai phụ tham gia khám thai định kỳ và có kế hoạch sinh con tại khoa Sinh – bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Yên.

- Thai phụ đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ:

- Thai phụ không có khả năng nhận thức giao tiếp, mù chữ.

- Thai phụ bị các sang chấn hoặc tai biến sản khoa trong quá trình sinh con phải điều trị trong thời gian hậu sản tại bệnh viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thái độ của thai phụ về vàng da sơ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh phú yên năm 2020 sau giáo dục sức khỏe (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)