sau GDSK.
Bảng 3.19. So sánh kiến thức và thái độ chung của thai phụ về VDSS trước và sau can thiệp GDSK ( n=70).
Nội dung
Trước GDSK Ngay sau GDSK Sau GDSK 1 tháng p12 * p 13 * p 23* Đúng n (%) Chưa đúng n (%) Đúng n (%) Chưa đúng n (%) Đúng n (%) Chưa đúng n (%) Kiến thức chung 5 (7,1) 65 (92,9) 67 (95,7) 3 (4,3) 65 (92,9) 5 (7,1) 0,000 0,000 0,727 Thái độ chung 55 (78,6) 15 (21,4) 70 (100) 0 (0,0) 69 (98,6) 1 (1,4) 0,000 0,000 1 *: Kiểm định bắt cặp McNemar
p 12: Giá trị p trước và ngay sau GDSK; p 13: Giá trị p trước và sau GDSK 1 tháng; p 23: Giá trị p ngay sau và sau GDSK 1 tháng.
Nhận xét:
Có sự thay đổi rõ kiến thức và thái độ đúng về VDSS trước và ngay sau
GDSK; Trước và sau GDSK 1 tháng, rất khác biệt, có ý nghĩa thống kê (p12 < 0,001 , p13 < 0,001). Kiến thức và thái độ đúng ngay sau GDSK và sau
GDSK 1 tháng ( p23 = 0,727); ( p23 = 1) > 0,05 sự khác biệt này không có ý
Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.
Tuổi: Tuổi trung bình đối tượng nghiên cứu 26,5 ± 5,3 kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Moawad và cộng sự (2016) tuổi trung bình ĐTCN 27 ± 5.8 [48]; tác giả Đỗ Thị Hòa và cộng sự (2018) tuổi trung bình ĐTCN là 27,8 ± 5,2 [11].
Nhóm tuổi: Dưới 35 chiếm tỷ lệ cao 90%, và nhóm tuổi trên 35 là 10%; theo nghiên cứu của Moawad và cộng sự (2016) với phần lớn các bà mẹ trong độ tuổi 19-34 (81,25%) [48] và cũng tương đương với nghiên cứu của Ekwochi Uchenna và cộng sự (2015) nhóm tuổi trên 35 là 12.4% [56]; Said và cộng sự (2018) 13% là trên 35 tuổi [42]. Trong nghiên cứu của chúng tôi với 90% ( n=70) là nhóm tuổi dưới 35 đây là nhóm tuổi phù hợp với sinh đẻ vì cơ thể người phụ nữ phát triển một cách toàn diện, ổn định về tâm lý và kinh tế sẵn sàng cho việc mang thai và sinh con. Còn đối với những phụ nữ trên 35 tuổi, nhiều nghiên cứu đã báo cáo về mối liên quan giữa tuổi mẹ cao và nguy cơ dẫn đến kết quả bất lợi cho mẹ và trẻ sơ sinh, như biến chứng thai kỳ cao hơn so với phụ nữ trẻ, bao gồm nguy cơ rối loạn tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, băng huyết sau sinh, sinh mổ, sinh non…[51].
Nơi cư trú: Thai phụ chủ yếu sống ở khu vực nông thôn chiếm 68,6%; thành thị 31,4%. Điều này lý giải bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Yên ở trung tâm thành phố Tuy Hòa nơi này có khu công nghiệp nên thu hút lực lượng lao động từ các vùng nông thôn lân cận kết quả này tương đồng với nghiên cứu Đỗ Thị Hòa và cộng sự, khu vực nông thôn 70,9% [11].
Nghề nghiệp: Công nhân chiếm cao nhất 28,6%; tiếp theo nội trợ 20% và thấp nhất buôn bán 5,7% phân bố nghề nghiệp phù hợp đặc điểm ngành nghề của tỉnh Phú Yên 59,2% lao động ngành nghề công, nông, lâm, ngư
nghiệp (trích giới thiệu tổng quan về tỉnh Phú Yên năm 2018). Tương đương nghiên cứu Đỗ Thị Hòa và cộng sự ( 2018) nghề nghiệp công nhân chiếm cao nhất 31,1% [11]. Trong khi những nghiên cứu nước ngoài của Ekwochi Uchenna và cộng sự, lao động phổ thông có tay nghề 56,8% [56]; Nội trợ
chiếm cao nhất 70% theo nghiên cứu của Kareem Jamal Hamad [29]; Hussein
và cộng sự ( 2016) nội trợ 80% [53].
Trình độ học vấn: Học vấn trung cấp trở lên và PTTH tương đương
nhau lần lượt là 37,1%; 35,7%. Duy nhất 1 đối tượng học vấn tiểu học chiếm tỷ lệ 1,4% trong khi đó nghiên cứu của Huq và cộng sự (2017) học vấn cấp I chiếm 63.3% [31]. Còn nghiên cứu của Uchenna và cộng sự (2015) 66,5% học vấn trên cấp III [56]. Tương tự nghiên cứu Trần Hạnh Bắc (2017) trình độ trung học phổ thông trở lên là 51,2% [1]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh trình độ học vấn liên quan đến kiến thức và thái độ của bà mẹ về VDSS [1], [19], [56]. Như vậy cần lưu ý tăng cường GDSK những đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn thấp.
Tình trạng kinh tế: Kinh tế trung bình là phần lớn chiếm khoảng 89%. Vì đa số đối tượng nghiên cứu là công nhân và nông dân, viên chức nên mức thu nhập hàng tháng trung bình là chủ yếu.
Số con và tiền sử có con bị vàng da: Số con lần 1 và lần thứ 2 trở lên có tỷ lệ tương đương nhau 52,9% ; 47,1%. Trong đó số người con lần thứ 2 trở lên có tiền sử vàng da (9/33) chiếm tỷ lệ 27,3%, kết quả này cao hơn nghiên cứu của Moawad và cộng sự (2016) 18.8% [48]; Tác giả Prins và cộng sự (2017) 18,7% [47]; nghiên cứu Kashaki và cộng sự (2016) nhóm can thiệp 20,8%, nhóm chứng 17,7% [33]; tác giả Trần Thị Thùy Trinh (2018) 17,8% [17]. Nghiên cứu Hussein và cộng sự (2016) tỷ lệ tiền sử vàng da cao hơn 40%. Người ta quan sát thấy rằng những bà mẹ có con tiền sử vàng da sẽ có kiến thức, thái độ và thực hành tốt hơn vì họ đã có kinh nghiệm trước đó [24].
4.2 Đặc điểm sản khoa của đối tượng nghiên cứu.
Tuổi thai: Tuổi thai trung bình khi sinh của thai phụ trong nhóm nghiên cứu là 38,8 ± 1,1 tỷ lệ này tương đồng nghiên cứu của Ling Zhang và cộng sự (2015) 38,7 ± 4.4 [45]; Mandana Kashaki và cộng sự (2016) 37.3 ± 1 nhóm can thiệp, 37.2 ± 0.7 nhóm chứng [33]; Trần Thị Thùy Trinh ( 2018) 38,9 ± 1,1 [17].
Nhóm tuổi thai: Trên 37 tuần chiếm đa số 97,1%, chỉ có 2,9% là sinh con dưới 37 tuần. Kết quả này tương đương như nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thùy Trinh (2018) sinh đủ tháng 96,4% [17]; Trần Hạnh Bắc (2017) 95% nhóm tuổi thai trên 37 [1]. Trong nghiên cứu chúng tôi đa số sinh đủ tháng đây là điều kiện thuận lợi cho việc mẹ được gần gũi và chăm sóc con toàn diện.
Phương pháp sinh con: Phương pháp sinh thường 47,1% và sinh mổ 51,4%; sinh giúp chiếm tỷ lệ rất thấp 1,4% tương tự như kết quả nghiên cứu của Moawad và cộng sự (2016) sinh thường 59,3% [48]; Rabiyeepoor và cộng sự (2014) sinh thường 60,5%, sinh mổ 39,5% [41]. Những ĐTNC sinh thường hay lơ là chủ quan, nhưng theo kết quả nghiên cứu Garosi và cộng sự ( 2016) cho thấy tổng bình bilirubin mức cao hơn đáng kể ở trẻ sơ sinh sinh ngã âm đạo (17,3 ± 3,5 mg /dl), so với các trường hợp sinh bằng phương pháp mổ lấy thai (16.1 ± 3,9 mg / dl) (P = 0,02) [27]. Cần hướng dẫn bà mẹ theo dõi liên tục tình trạng VD ở trẻ sơ sinh sau đẻ để có thể phát hiện sớm, và giảm các biến chứng do VD.
Bú mẹ: Hầu hết trẻ sơ sinh được bú mẹ97,1% trong đó trẻ được bú sau 2 giờ chiếm 48,6%, được bú ngay sau sinh 7,1%, kết quả này cao hơn nghiên cứu của Moawad và cộng sự (2016) [48] 13.5% số người tham gia nghiên cứu đã hoàn toàn bú sữa non. Trong quá trình GDSK chúng tôi có nhấn mạnh về
tầm quan trọng của nuôi con bằng sữa mẹ, nên hầu hết đối tượng nghiên cứu đều cho trẻ bú sữa mẹ sau sinh.
4.3. Nguồn cung cấp thông tin:
Qua khảo sát phần lớn 78,6% đã nghe hoặc biết về vàng da sơ sinh và 21,4% không nghe hoặc biết về nó, trong đó nhận thông tin từ nhân viên y tế là cao nhất chiếm 31,2%, tiếp đến là từ thông tin đại chúng 20%, các thành viên trong gia đình 12,5%, bạn bè đồng nghiệp 10%, Internet 10%, thấp nhất từ nguồn khác 1,2%. Tương tự như nghiên cứu của Goodman và cộng sự (2015) có 75,4% các bà mẹ đã từng nghe về tình trạng này, 42,6% các bà mẹ đã nhận được hầu hết các thông tin từ nhân viên y tế, 18,9% nhận được thông tin từ các thành viên gia đình, 11,1% từ các nước láng giềng và 3% từ bạn bè, 15,9% từ truyền hình, 6,7% đài phát thanh và 1,9% từ áp phích [28]; tác giả Onyearugha và cộng sự (2016) đại đa số người được hỏi 288 (96%) đã biết về VDSS trong khi 12 (4%) là không. Hầu hết bà mẹ nhận được thông tin từ nhân viên y tế 150 (50%) và bạn bè 78 (26%) về VDSS [39];
Kết quả nhận được nguồn thông tin ĐTNC của chúng tôi cao hơn của Đỗ Thị Hòa và cộng sự (2018) có (14,6%) đã được hướng dẫn về VDSS còn (85,4%) chưa nhận được thông tin về VDSS, trong đó nguồn thông tin chủ yếu từ phát thanh truyền hình và sách báo (54,5%), từ NVYT (22,7%) [11].
Từ kết quả trên ĐTNC nhận được nguồn thông tin từ NVYT cao vì có 51,4% sinh con rạ, tiền sử con bị vàng da 12,9% đã được Bác sĩ, Hộ sinh tư vấn trong những lần sinh trước đó. Nhân viên y tế là một nguồn thông tin quan trọng trong việc phổ biến có hiệu quả vấn đề sức khỏe, người dân luôn có niềm tin từ NVYT trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân.
4.4. Thực trạng kiến thức và thái độ của các thai phụ về vàng da sơ sinh trước giáo dục sức khỏe.
Kiến thức:
Kết quả nghiên cứu về kiến thức về khái niệm VDSS đúng chỉ có 15,7%. Trong đó Có thể xảy ra ở hầu hết các trẻ sơ sinh trả lời đúng cao nhất 65,7%; Triệu chứng da, niêm mạc và kết mạc mắt nhuốm màu vàng trả lời đúng 27,1%. Tương tự như nghiên cứu Huq và cộng sự (2017) vàng da là một vấn đề phổ biến của trẻ sơ sinh (74%) trả lời đúng [31]; Nghiên cứu Ezeaka và cộng sự (2016) 25.6% trả lời chính xác vàng da sơ sinh là sự đổi màu vàng của mắt và da do sự tích tụ của bilirubin, trong khi (74.4%) các bà mẹ không biết [24].
Kiến thức dấu hiệu nhận biết VDSS chỉ có 5,7% kiến thức đúng, 94,3% chưa đúng. Trong đó: Ấn vào da của trẻ rồi nhìn dưới ánh sáng mặt trời đủ sáng trả lời đúng 22,9%; Trong 36 giờ đầu trả lời đúng 24,3%; Hơn 2 tuần trả lời đúng 18,6%. Theo kết quả nghiên cứu Phạm Diệp Thùy Dương (2013), ấn vào da của trẻ rồi nhìn trả lời đúng 12,5%, quan sát dưới ánh sáng mặt trời đủ sang có 41% trả lời đúng [8]; Nghiên cứu của Rabiyeepoor và cộng sự (2014) (75%) không nhận thức được rằng VDSS xuất hiện trong 36 giờ đầu là không bình thường và cần điều trị khẩn cấp [41]; Huq và cộng sự (2017) tỷ lệ trả lời đúng (76.7%) nếu vàng da kéo dài hơn 2 tuần là không bình thường [31].
Kiến thức đúng về khái niệm, dấu hiệu nhận biết qua khảo sát có tỷ lệ thấp, nhưng ĐTNC có nhận được nguồn cung cấp thông tin chiếm 78,6% chứng tỏ họ có biết về VDSS nhưng hiểu mơ hồ và chưa đầy đủ, cần có kế hoạch và chiến lược GDSK để giúp bà mẹ hiểu biết hơn về vấn đề VDSS.
Kiến thức về nguyên nhân của VDSS kiến thức đúng 24,3%. Trong đó câu đúng cao nhất không do các loại thức ăn có màu vàng 88,6%. “Trẻ bú
kém hoặc không được bú sữa mẹ; Trẻ sinh thiếu tháng đúng cao nhất 75,7%; Do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con đúng thấp nhất chỉ 8,6%. Tương tự nghiên cứu Ezeaka và cộng sự (2016) có 79,2% số người tham gia đã không xác định đúng nguyên nhân gây VDSS [25]; Ngược lại, sự hiểu biết về nguyên nhân của VDSS chỉ có 25.9% số người được hỏi không biết, tác giả Goodman (2015) [28]; trong một nghiên cứu Iran, gần 70% bà mẹ tin rằng thức ăn màu vàng ăn vào sẽ gây ra VDSS Rabiyeepoor và cộng sự (2014) [41]. Mặc dù phần chung kiến thức về nguyên nhân VDSS đạt mức thấp nhưng xét nhiều khía cạnh về nguyên nhân phổ biến thì ĐTNC trả lời đúng tỷ lệ cao, đồng thời một số bà mẹ đã nhận được thông tin từ nhân viên y tế ở những lần sinh trước, tuy nhiên không đầy đủ vì thiếu chuyên nghiệp và thiếu kế hoạch để GDSK.
Kiến thức về các phương pháp điều trị VDSS, qua khảo sát kiến thức đúng và sai tỷ lệ tương đương nhau lần lượt 45,7%, 54,3%. Đưa trẻ đi khám ngay đúng 58,6%; Chiếu đèn chuyên dụng tại bệnh viện đúng 71,4%; có 32,9% cho rằng Cho trẻ phơi nắng kết quả này cao hơn của Phạm Diệp Thùy Dương (2014) chỉ có 41% biết chiếu đèn tại bệnh viện là biện pháp điều trị hiệu quả cho bệnh VD nặng; 36% phơi nắng sáng [9]; Kết quả nghiên cứu Goodman (2015) thấp hơn, đưa trẻ đi khám ngay 35,6%, biết chiếu đèn tại bệnh viện 38% [28]; Nghiên cứu của Magfouri và cộng sự (2019) kết quả cao hơn của chúng tôi “các phương pháp phổ biến nhất để điều trị VDSS là chiếu đèn” 92% . Qua nghiên cứu của chúng tôi có 45,7% biết phương pháp điều trị hiệu quả VDSS, do tính phổ biến, đã tiếp xúc với một số thông tin hoặc có con bị tiền sử VD. Tuy nhiên vẫn còn một số ĐTNC hiểu lầm phơi nắng có thể điều trị được, vậy cần lưu ý và nhấn mạnh trong quá trình GDSK.
Kiến thức về các biến chứng của VDSS kết quả đúng chỉ có 7,1%; chưa đúng chiếm 92,9%, trong đó kết quả đúng tổn thương não 24,3%, liệt 8,6%,
điếc 7,1%, có 22,9% cho rằng VD nặng gây tổn thương gan. Nghiên cứu Phạm Diệp Thùy Dương (2014) kết quả đúng chỉ có 5% chọn “tổn thương não” 23% cho rằng VD nặng gây tổn thương gan [9]; Nghiên cứu của Rabiyeepoor (2014) ghi nhận có 17,5% bà mẹ biết tất cả 3 biến chứng [41]. Kết quả nghiên cứu Goodman (2015) biết tổn thương não 33,7%, khuyết tật về thể chất 3%, biết mất thính lực 11,1% [28]. Kết quả trên cho thấy ĐTNC chưa biết được biến chứng nguy hiểm VDSS nên chủ quan, cần tăng cường GDSK đồng thời có tài liệu hoặc tờ rơi tuyên truyền trong quá trình thai phụ đến khám thai.
Qua khảo sát kiến thức từng phần tỷ lệ đạt rất thấp, chúng tôi nhận thấy có nhiều yếu tố: Hơn một nữa ĐTNC ở khu vực nông thôn, kinh tế trung bình chiếm phần lớn (89%), có con lần đầu chiếm 52,9% nên họ chưa có kinh nghiệm trong tiếp cận thông tin về VDSS một cách đầy đủ. Theo Magfouri và cộng sự (2019)các yếu tố có thể liên quan đến sự hiểu biết về VDSS của các bà mẹ, độ tuổi, trình độ học vấn và tiền sử của bệnh vàng da sơ sinh đã ảnh hưởng đáng kể đến mức độ kiến thức của bà mẹ [35]. Kiến thức kém về vàng da sơ sinh có thể ảnh hưởng đến hành động của bà mẹ trong việc xác định vàng da sơ sinh và gây ra một sự chậm trễ trong việc tìm kiếm chăm sóc y tế, theo nghiên cứu được thực hiện ở Trung Quốc Zhang và cộng sự (2015) [45].
Thái độ:
Qua kết quả khảo sát (bảng 3.11) đa số thai phụ có thái độ đúng chiếm tỷ lệ cao cụ thể: Không phát hiện và điều trị kịp thời cho trẻ bị vàng da có thể gây nguy hiểm cho trẻ chiếm 98,6%; Chú ý đưa trẻ vàng da đi khám sớm và có biện pháp điều trị phù hợp để có thể điều trị khỏi vàng da là rất quan trọng 97,1%; Đưa trẻ đi tái khám vàng da theo hẹn của nhân viên y tế là cần thiết 95,7%. Tuy nhiên, nên cho trẻ nằm phòng tối trong tháng đầu sau sanh đúng 60%; Ấn căng nhẹ 2 ngón tay lên da trẻ là cần thiết để biết trẻ có vàng da hay
không tỷ lệ đúng chỉ 45,7%; Cho trẻ uống nước đường là cần thiết để chữa lành vàng da mức độ nặng đúng 45,7%; Phơi nắng trực tiếp không phải là biện pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho trẻ khi vàng da bởi vì có thể gây bỏng da, mất nước 58,6%. Theo nghiên cứu của Onyearugha và cộng sự (2016) có 64% các bà mẹ mang thai sai khi tin phương pháp điều trị VDSS phơi nắng trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời [39]; Aggarwa và cộng sự ( 2017) [20] gần 60% các bà mẹ trả lời họ sẽ đưa trẻ đến bệnh viện nếu con của họ bị VDSS; Kết quả nghiên cứu Phạm Diệp Thùy Dương (2013) 16,7% không đồng ý cho trẻ uống nước đường khi trẻ bị vàng da [8].
Kết quả NC của chúng tôi những thai phụ chọn vấn đề nằm phòng tối sau sanh 40%, coi ngày tốt để đi khám 21,4%. Đây là quan niệm lạc hậu từ xưa đến nay được truyền từ mẹ chồng hay mẹ đẻ, vì đa phần ĐTNC đến từ nông thôn 68,6% còn ảnh hưởng nặng nề bởi phong tục tập quán vì họ nghĩ “Trong tháng đầu sau sinh non yếu cần ở phòng kín để tránh gió, ra ngoài thì nên coi ngày để mọi việc thuận lợi cho trẻ”. Phơi nắng điều trị VD 41,4%, uống nước đường để điều trị VD 54,3%, điều này chứng tỏ rằng kiến thức ĐTNC bị ảnh hưởng đến thái độ và niềm tin sai lệch về vàng da sơ sinh.
Kiến thức và thái độ chung của thai phụ về VDSS trước GDSK
Kiến thức đúng rất thấp chỉ có 7,1%; kết quả này tương đồng với NC Phạm Diệp Thùy Dương (2014) kiến thức đúng 4,8% [9]; Trần Hạnh Bắc (2017), Chỉ có 8,8% sản phụ có kiến thức đúng [1]; Huq (2017) Một phát hiện quan trọng là 7,3% người được hỏi có kiến thức liên quan đến VDSS [31]; Allahony và cộng sự (2016 ) có tới 81,1% bà mẹ có kiến thức kém, trong khi chỉ có 18,9% có kiến thức tốt [21]; Nghiên cứu Hamad và cộng sự (2019) Đánh giá kiến thức về vàng da sơ sinh của bà mẹ đến khám thai tại Bệnh viện