Các biến số nghiên cứu, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thái độ của thai phụ về vàng da sơ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh phú yên năm 2020 sau giáo dục sức khỏe (Trang 46 - 49)

2.6.1. Các biến số nghiên cứu ( phụ lục 5)

2.6.1.1. Thông tin chung:

- Năm sinh: Năm 2020 – năm sinh; Chia thành 2 nhóm: < 35 tuổi ; ≥ 35 tuổi.

- Nơi thường trú: Chia thành 2 nhóm: Thành thị, Nông thôn.

- Nghề nghiệp: Chia làm 6 nhóm: Nông dân; Công nhân; Công chức/Viên chức; Nội trợ; Buôn bán; Nghề khác.

- Tình trạng kinh tế: Chia làm 3 nhóm: Nghèo;Trung bình; Khá - Số con hiện tại: chia làm 2 nhóm: 1 con; ≥ 2 Con

- Tiền sử vàng da: chia làm 2 nhóm: Có; Không

2.6.1.2. Nguồn cung cấp thông tin:

- Từng nghe hoặc biết về vàng da sơ sinh: Chia làm 2 nhóm: có; không - Nguồn thông tin mà bà mẹ đã nhận được gồm 9 giá trị: Nhân viên y tế; Mẹ chồng; Mẹ đẻ; Thành viên khác trong gia đình; Bạn bè, đồng nghiệp; Thông tin đại chúng (tivi, đài, báo…); Internet; Sách, cẩm nang; Khác.

2.6.1.3. Thông tin sản khoa:

- Tuổi thai: Số tuần mang thai tính đến thời điểm sinh. Chia 2 nhóm: < 37 tuần; ≥ 37 tuần.

- Số con hiện nay chị có kể cả lần sinh này: 1 con (con so); ≥ 2 con (con rạ).

- Phương pháp sinh lần này: Chia làm 3 nhóm: Sinh thường; Sinh giúp; Sinh mổ.

- Trẻ được bú sữa mẹ hay không: Chia làm 2 nhóm: Có; không

- Thời gian trẻ bú sữa mẹ lần đầu tiên sau sinh: Chia làm 4 nhóm: Ngay sau sinh; Trong vòng 1 giờ đầu sau sinh; Trong vòng 2 giờ đầu sau sinh; sau sinh 2 giờ hoặc lâu hơn; Khác.

2.6.1.4. Kiến thức:

- Khái niệm VDSS ( 3 câu)

- Dấu hiệu nhận biết VDSS ( 3 câu) - Nguyên nhân của VDSS ( 5 câu)

- Các phương pháp điều trị VDSS ( 2 câu) - Các biến chứng của VDSS ( 4 câu)

2.6.1.5. Thái độ: (10 câu)

2.6.2. Công cụ thu thập số liệu và tiêu chí đánh giá.

2.6.2.1.Công cụ thu thập số liệu thông tin trước và sau sinh (phụ lục 2) Bộ câu hỏi tham khảo nghiên cứu của Trần Hạnh Bắc (2017) [1], được sự đồng ý của tác giả cho sử dụng lại bộ công cụ có chỉnh sửa.

Trước khi thu thập số liệu chúng tôi đã tiến hành chạy thử 30 mẫu. Kết quả Cronbach’s alpha như sau:

Phần khảo sát kiến thức có hệ số Cronbach’s alpha = 0,86. Phần khảo sát thái độ có hệ số Cronbach’s alpha = 0,71. Kiểm định giá trị có chỉ số CVI = 0,89.

Công cụ thu thập số liệu trước và sau khi tiến hành can thiệp giáo dục sức khỏe gồm 4 phần:

- Thông tin cá nhân gồm 7 câu và thông tin sản khoa 4 câu; - Nguồn cung cấp thông tin 2 câu;

- Kiến thức về vàng da ở trẻ sơ sinh gồm 17 câu; - Thái độ về vàng da ở trẻ sơ sinh gồm 10 câu; Mỗi câu trả lời đúng 1 điểm, sai 0 điểm.

Kiến thức đúng khi tổng số điểm đạt ≥ 70% (trả lời đúng ≥12 câu) [9]. Thái độ đúng khi tổng số điểm đạt ≥ 70% ( trả lời đúng ≥ 7 câu).

Chọn lựa của kiến thức đúng trong bộ câu hỏi khảo sát (Phần C

trước GDSK và phần B sau GDSK) Tổng điểm

1. B 2. B 3. C 4. C 5. A 6. C 7. B 8. A 9. C 10. B 6. C 7. B 8. A 9. C 10. D 11. A 12. C 13. A 14. A 15. A 16. A 17.B 17

Kiến thức gồm 17 câu được chia thành 5 phần phù hợp với mô hình niềm tin sức khỏe:

Phần 1: Kiến thức về khả năng mắc bệnh VDSS nặng, đạt khi trả lời đúng ≥ 2 câu.

Phần 2: Kiến thức cách phát hiện, theo dõi và đánh giá mức độ VDSS, đạt khi trả lời đúng ≥ 2 câu.

Phần 3: Kiến thức về nguyên nhân của VDSS, đạt khi trả lời đúng ≥ 4 câu.

Phần 4: Kiến thức về điều trị VDSS đạt khi trả lời đúng ≥ 1 câu. Phần 5: Kiến thức về biến chứng VDSS, đạt khi trả lời đúng ≥ 3 câu.

2.6.2.2. Can thiệp giáo dục sức khỏe. (Phụ lục 3)

Đối tượng can thiệp là thai phụ đến khám thai tại Khoa Khám- Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Yên.

Người nghiên cứu là người thực hiện can thiệp GDSK, tư vấn cá nhân hoặc nhóm 2- 3 người.

Thời điểm thực hiện can thiệp: Sau khi thu thập số liệu lần 1.

Thời lượng trung bình mỗi lần can thiệp dự kiến là 15- 20 phút, trong đó thời gian để thai phụ đọc tài liệu là 5-10 phút, thời gian tư vấn GDSK và giải đáp thắc mắc là 5- 10 phút.

Tài liệu và các vật dụng cần thiết: Tài liệu truyền thông, tờ rơi, bút, bộ câu hỏi phỏng vấn, bản đồng thuận tham gia nghiên cứu.

Nội dung can thiệp:

- Khái niệm vàng da sơ sinh - Đặc điểm vàng da

- Nguyên nhân vàng da bệnh lý

- Di chứng của vàng da do tăng bilirubin gián tiếp - Điều trị vàng da bệnh lý

- Hướng dẫn phát hiện trẻ vàng da - Chăm sóc trẻ vàng da tại nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thái độ của thai phụ về vàng da sơ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh phú yên năm 2020 sau giáo dục sức khỏe (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)