Mô hình ứng dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thái độ của thai phụ về vàng da sơ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh phú yên năm 2020 sau giáo dục sức khỏe (Trang 37 - 40)

Có nhiều mô hình hình sức khỏe mức độ cá thể, nhưng đề tài này tôi chọn mô hình niềm tin sức khỏe (Health belief model- HBM) vì phù hợp với

các nước đang phát triển và địa phương nghiên cứu. mô hình này chú trọng hành vi dự phòng.

Mô hình này dựa trên ý tưởng rằng mọi người có nhiều khả năng thay đổi hành vi và tuân thủ các phương pháp điều trị nếu: họ nhận thấy rằng họ có nguy cơ mắc bệnh (nhận thức), họ nhận thấy bệnh có thể có một kết quả không thuận lợi (mức độ nghiêm trọng nhận thức), họ nhận thấy hành vi sức khỏe được đề xuất là vừa hiệu quả vừa thực tế (lợi ích nhận thức), họ nhận thấy những rào cản trong việc chấp nhận hành vi là tối thiểu (rào cản nhận thức), họ nhận thấy mình có khả năng áp dụng và thực hành các hành vi cụ thể được đề xuất (nhận thức về hiệu quả của bản thân) và họ có các dấu hiệu thúc đẩy hành động của họ như tín hiệu bên trong (triệu chứng, kinh nghiệm trong quá khứ) hoặc tín hiệu bên ngoài (lời khuyên từ bạn bè, người thân và các chiến dịch truyền thông đại chúng) ( tín hiệu để hành động). Động lực thúc đẩy hành động và sự tự chủ động [9],[26].

Nhận thức mức độ nghiêm trọng: Nhận thức về sự nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe như VD do tăng bilirubin có ảnh hưởng đến não.

Nhận thức về lợi ích: Nếu BM có kiến thức tốt và thực hành đúng giảm thiểu được biến chứng và di chứng nguy hiểm cho trẻ.

Nhận thức về rào cản: Là ý nghĩ, cảm nhận và khó khăn của BM có thể xảy ra khi hoc thực hiện hành vi bảo vệ sức khỏe như: Kinh tế nghèo, phong tục tập quán, sự cản trở từ người lớn trong gia đình do suy nghĩ lạc hậu

Động lực thúc đẩy: Từ những nhận thức trên BM quyết tâm thay đổi hành vi: Tìm hiểu từ các nguồn thông tin đại chúng, nhận được GDSK từ NVYT, tự tìm hiểu về cảnh báo biến chứng VDSS từ đó thay đổi quan niệm, hành vi để chăm sóc con mình tốt nhất.

Sơ đồ 1. 2.Ứng dụng Mô hình niềm tin sức khỏe (HBM)

Don Nutbeam and Elizabeth Harris (2004) [9],[10]

Nhận thức về tính nhạy cảm đối với vấn đề: VD phổ biến 60% trẻ đủ tháng, 80% trẻ sinh non

Nhận thức về sự đe dọa của vấn đề với cá nhân: Bệnh lý não cấp do tăng bilirubin, vàng da nhân, tử vong Sự tự chủ (nhận thức khả năng thực hiện hành động khuyến cáo): Tìm hiểu các nguồn thông tin đại chúng, được NVYT GDSK, nhận biết được lợi ích để thay đổi quan niệm và hành vi giúp sự phát triển khỏe mạnh con mình Nhận thức tính trầm trọng về hậu quả của vấn đề: Có thể tổn thương não Nhận thức về lợi ích của hành động cụ thể: có kiến thức về VDSS, để phát hiện sớm điều trị kịp thời giảm thiểu nguy cơ Nhận thức về cản trở khi thực hiện hành động: Phong tục tập quán lạc hậu do kinh nghiệm người thân trong gia đình

Mong muốn kết quả có được: Đối tượng thay đổi hành vi, theo dõi, phát hiện sớm và hành động đúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thái độ của thai phụ về vàng da sơ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh phú yên năm 2020 sau giáo dục sức khỏe (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)