Các nghiên cứu về vai trò của tư vấn, GDSK đối với CLCS của ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giáo dục sức khỏe đến chất lượng cuộc sống của người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳtại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2020 (Trang 26 - 29)

người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ.

Một chương trình giáo dục đầy đủ, toàn diện cho các người bệnh thận nhân tạo giúp nâng cao nhận thức qua đó giúp cải thiện chức năng thể chất và sức khỏe tâm thần từ đó làm tăng CLCS cho người bệnh [41].

Bakarman M.A và cộng sự (2019) đã áp dụng chương trình giáo dục giáo dục sức khỏe cho người bệnh bao gồm giới thiệu về bệnh thận mạn tính, giải thích chạy thận nhân tạo chu kỳ, cách thức hoạt động và tầm quan trọng của việc tiếp nhận và tuân thủ thận nhân tạo chu kỳ; lời khuyên về chế độ ăn uống, hạn chế chất lỏng; cách chăm sóc vị trí truy cập mạch máu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, điểm số CLCS trước can thiệp 51,5 ± 13,2 điểm, sau can thiệp tăng lên 64,4 ± 12,2 điểm [28].

Kết quả nghiên cứu của Abraham S. và cộng sự (2012) cho thấy tư vấn có vai trò trong việc cải thiện CLCS của người bệnh chạy thận nhân tạo bằng cách cải thiện nhận thức và quan niệm sai lầm về bệnh. Chương trình tư vấn được áp dụng trong nghiên cứu bằng lời nói và tài liệu phát tay liên quan đến chế độ ăn uống, tập thể dục, thay đổi lối sống, tầm quan trong của việc lọc máu và theo dõi thường xuyên [19].

Başer E và Mollaoğlu M (2019) đã áp dụng chương trình giáo dục dinh dưỡng cho người bệnh chạy thận nhân tạo bằng tư vấn trực tiếp và tài liệu phát tay. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống và hạn chế chất lỏng tăng lên [31].

Ghadam M.S và cộng sự [50] đã thực hiện chương trình giáo dục trực tiếp cho người bệnh trước khi chạy thận với thời lượng 1 giờ trong vòng 8 buổi, mỗi người bệnh được phát 1 cuốn sách kèm theo. Nội dung giáo dục bao gồm: tìm hiểu quá trình bệnh, tầm quan trọng của chạy thận nhân tạo, chế độ ăn uống, hạn chế chất lỏng, kiểm soát trọng lượng cơ thể, hoạt động thể chất, kiểm soát các biến chứng, làm quen với triệu chứng của bệnh, tầm quan trong của việc ngừng hút thuốc, kiểm soát căng thẳng và thư giãn cơ bắp. Kết quả cho thấy điểm chất lượng cuộc sống của nhóm can thiệp cao hơn có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Theo Alexopoulou M và cộng sự (2016) nghiên cứu ảnh hưởng của hỗ trợ xã hội đối với CLCS của người bệnh chạy thận nhân tạo. Người bệnh thận nhân tạo có CLCS ở mức vừa phải, họ nhận được sự hỗ trợ chủ yếu từ những người quan trọng, gia đình và bạn bè. Những người bệnh nhận được sự hỗ trợ có CLCS cao hơn vì vậy trong quá trình chăm sóc người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ cần quan tâm đến các dịch vụ chăm sóc hỗ trợ cho người bệnh để giúp nâng cao CLCS [22].

Kết quả nghiên cứu của V. Alikari và cộng sự (2019) cho thấy một chương trình can thiệp GDSK có thể cải thiện kiến thức, tuân thủ và CLCS ở người bệnh thận nhân tạo chu kỳ. Việc tăng mức độ kiến thức không liên quan đến việc tuân thủ tăng lên, tuy nhiên, việc tăng tuân thủ có thể cải thiện một số lĩnh vực CLCS của người bệnh [23].

Bahramnezhad F và cộng sự (2015) nghiên cứu hiệu quả của can thiệp giáo dục có sự tham gia của người nhà người bệnh cho thấy: sự hiện diện của

các gia đình trong kế hoạch điều trị có thể là điều cần thiết để tuân theo kế hoạch điều trị và sau đó làm giảm các biến chứng của chạy thận nhân tạo [27]. Để xác định ảnh hưởng của các hướng dẫn giáo dục đối với kiến thức và CLCS của người bệnh chạy thận nhân tạo. H. Ebrahimi và cộng sự (2016) đã thực hiện chương trình giáo dục dinh dưỡng kéo dài 12 tuần, sau 16 tuần đánh giá lại thấy có sự khác biệt về kiến thức dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của người bệnh thận nhân tạo chu kỳ. Tác giả khuyến cáo nên có hướng dẫn chế độ ăn uống trong tất cả các chương trình giáo dục để cải thiện CLCS của người bệnh thận mạn tính [45].

Theo Feizalahzadeh H và cộng sự (2016) đã áp dụng phương giáo dục đa phương tiện và phương pháp giáo dục truyền thống (trực tiếp và tờ rơi) cho người bệnh chạy thận nhân tạo. Kết quả cho thấy giáo dục sức khỏe bằng cả 2 phương pháp đều có thể cải thiện CLCS của người bệnh chạy thận nhân tạo[47]. Hemmati M.M và Shams S (2015) áp dụng chương trình giáo dục cho người bệnh chạy thận nhân tạo bao gồm chế độ ăn uống, hạn chế chất lỏng, chăm sóc cầu tay, chăm sóc da và quản lý căng thẳng bằng hai phương pháp: giáo dục trực tiếp và giáo dục qua video. Kết quả cho thấy với cả 2 phương pháp CLCS của người bệnh chạy thận nhân tạo đều tăng [56].

Theo Hsu S.Y và Huang H.S(2019) giáo dục nâng cao sức khỏe có thể cải thiện đáng kể trầm cảm, hy vọng và CLCS ở người bệnh chạy thận [57].

Đánh giá có hệ thống chương trình can thiệp giáo dục cho người bệnh mắc bệnh mạn tính của Lopez-Vargas P.A và cộng sự (2016) cho thấy nhiều hình thức can thiệp giáo dục được thực hiện như giảng dạy trực tiếp, thông tin bằng văn bản và theo dõi qua điện thoại. Nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của can thiệp giáo dục giúp cải thiện CLCS của người bệnh [66].

Kết quả nghiên cứu của M. Zolfaghari và cộng sự (2015) cho thấy giáo dục lấy gia đình làm trung tâm có hiệu quả hơn trong việc giảm các biến chứng chạy thận nhân tạo so với giáo dục lấy người bệnh làm trung tâm [94].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giáo dục sức khỏe đến chất lượng cuộc sống của người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳtại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2020 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)