Thay đổi chất lượng cuộc sống của người bệnh chạy thận nhân tạo chu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giáo dục sức khỏe đến chất lượng cuộc sống của người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳtại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2020 (Trang 54 - 65)

chu kỳ sau can thiệp.

3.3.1. Thay đổi điểm số chất lượng cuộc sống theo SF36

Bảng 3.9. Thay đổi các lĩnh vực liên quan đến SKTC

Lĩnh vực

Điểm trung bình SD

p (T Test) Trước can

thiệp Sau can thiệp

T1 T2 T3 Sức khỏe liên quan đến hoạt động thể chất 43,44 ± 20,34 43,00 ± 18,26 49,17 ± 20,14 P2-1 : 0,538 P3-1 : 0,000 Hạn chế vai trò của thể chất 27,78 ± 39,39 36,67 ± 29,32 55,83 ± 25,71 P2-1: 0,003 P3-1: 0,000 Sức khỏe liên quan đến cảm nhận đau đớn 44,36 ± 27,55 47,83 ± 26,38 51,56 ± 27,01 P2-1 : 0,006 P3-1 : 0,000 Tự đánh giá sức khỏe tổng quát 12,83 ± 14,63 10,28 ± 9,93 17,28 ± 12,88 P2-1 : 0,002 P3-1 : 0,000 Bảng 3.9 cho thấy:

Sau can thiệp 1 tháng, điểm số lĩnh vực hạn chế vai trò thể chất và lĩnh vực sức khỏe liên quan đến cảm nhận đau đớn sau can thiệp cao hơn so với trước can thiệp có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Lĩnh vực sức khỏe liên quan đến hoạt động thể chất sau can thiệp thấp hơn so với trước can thiệp, không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Lĩnh vực tự đánh giá sức khỏe tổng quát sau can thiệp thấp hơn so với trước can thiệp có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Sau can thiệp 3 tháng, điểm số của 4 lĩnh vực sức khỏe thể chất đều tăng so với trước can thiệp một cách có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3.10. Thay đổi điểm số các lĩnh vực liên quan đến SKTT

Lĩnh vực

Điểm trung bình SD

p Trước can

thiệp Sau can thiệp

T1 T2 T3 Sức khỏe liên quan đến cảm nhận cuộc sống 55,29 ± 23,90 61,78 ± 16,08 65,91 ± 17,09 P2-1: 0,000 P3-1: 0,000 Sức khỏe liên quan đến hoạt động xã hội 46,30 ± 47,06 49,26 ± 43,91 67,41 ± 29,97 P2-1 : 0,073 P3-1 : 0,000 Hạn chế do vai trò của tinh thần 64,72 ± 29,30 68,89 ± 24,59 70,00 ± 24,35 P2-1 : 0,000 P3-1 : 0,000 Sức khỏe tâm thần tổng quát 42,83 ± 21,15 47,89 ± 16,23 53,67 ± 16,82 P2-1 : 0,000 P3-1: 0,000 Bảng 3.10 cho thấy:

Sau can thiệp 1 tháng, điểm số sức khỏe sức khỏe liên quan đến cảm nhận cuộc sống, hạn chế vai trò của tinh thần và sức khỏe tâm thần tổng quát đều cao hơn so với trước can thiệp có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Điểm số sức khỏe liên quan đến hoạt động xã hội cao hơn so với trước can thiệp, không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Sau can thiệp 3 tháng, điểm số 4 lĩnh vực sức khỏe tâm thần đều cao hơn so với trước can thiệp một cách có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Bảng 3.11. Thay đổi chất lượng cuộc sống theo SF-36

Lĩnh vực

Điểm trung bình SD

p Trước can

thiệp Sau can thiệp

T1 T2 T3 SKTC 32,10 ± 18,54 34,44 ± 15,21 43,46 ± 17,63 P2-1 : 0,007 P3-1 : 0,000 SKTT 52,29 ± 23,40 56,95 ± 19,41 64,25 ± 17,78 P2-1 : 0,000 P3-1 : 0,000 SF-36 42,19 ± 19,75 45,70 ± 16,01 53,85 ± 16,84 P2-1 : 0,000 P3-1 : 0,000 Bảng 3.11 cho thấy:

Sau can thiệp 1 tháng, điểm sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, điểm SF-36 cao hơn so với trước can thiệp có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Sau can thiệp 3 tháng, điểm sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, điểm SF-36 cao hơn so với trước can thiệp có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

3.3.2. Thay đổi điểm số chất lượng cuộc sống các vấn đề bệnh thận

Bảng 3.12. Thay đổi điểm số các lĩnh vực liên quan đến vấn đề bệnh thận

Lĩnh vực

Điểm trung bình SD

p Trước can

thiệp Sau can thiệp

T1 T2 T3 Các triệu chứng 57,15 ± 17,27 65,51 ± 16,17 71,13 ± 14,95 P2-1 : 0,000 P3-1 : 0,000 Ảnh hưởng của bệnh thận 51,42 ± 18,63 50,69 ± 14,72 54,51 ± 15,74 P2-1 : 0,33 P3-1 : 0,006 Gánh nặng của bệnh thận 20,83 ± 14,78 15,49 ± 11,33 18,47 ± 11,92 P2-1 : 0,000 P3-1 : 0,071

Tình trạng công việc 12,78 ± 26,56 12,78 ± 26,56 12,22 ± 25,21 P3-1 : 0,32 Chức năng nhận thức 69,93 ± 27,84 73,56 ± 23,91 74,52 ± 23,56 P2-1: 0,000 P3-1 : 0,000 Chức năng tương tác xã hội 73,70 ± 24,16 76,44 ± 20,58 77,48 ± 20,45 P2-1: 0,002 P3-1: 0,006 Chức năng tình dục 41,81 ± 36,02 41,07 ± 32,96 38,79 ± 35,09 P2-1: 0,449 P3-1: 0,165 Giấc ngủ 37,89 ± 22,10 43,42 ± 19,16 45,11 ± 20,91 P2-1 : 0,000 P3-1 : 0,000 Hỗ trợ xã hội 64,44 ± 14,61 66,66 ± 12,98 65,55 ± 13,87 P2-1 : 0,039 P3-1 : 0,276 Sự hỗ trợ của nhân viên lọc máu 94,72 ± 15,45 98,33 ± 5,98 98,75 ± 4,98 P2-1 : 0,001 P3-1 : 0,001 Sự hài lòng của người bệnh 70,56 ± 21,64 81,85 ± 15,33 85,56 ± 14,18 P2-1 : 0,000 P3-1 : 0,000 Vấn đề của bệnh thận 54,92 ± 11,38 57,94 ± 9,62 59,67 ± 10,03 P2-1 : 0,000 P3-1 : 0,000 Bảng 3.12 cho thấy:

Sau can thiệp 1 tháng: Điểm số ảnh hưởng của bệnh thận và điểm số chức năng tình dục giảm so với trước can thiệp, không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Điểm số gánh nặng bệnh thận giảm so với trước can thiệp một cách có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Điểm số tình trạng công việc không thay đổi so với trước can thiệp. Các lĩnh vực còn lại điểm số đều cao hơn so với trước can thiệp một cách có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Sau can thiệp 3 tháng, điểm số gánh nặng bệnh thận, tình trạng công việc và chức năng tình dục giảm hơn so với trước can thiệp không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Điểm số hỗ trợ xã hội cao hơn so với trước can thiệp không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Điểm số các lĩnh vực còn lại đều cao hơn so với trước can thiệp một cách có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Điểm trung bình các vấn đề bệnh thận tăng từ 54,92 ± 11,38 lên 57,94 ± 9,62 sau 1 tháng can thiệp, sau 3 tháng can thiệp tăng lên 59,67 ± 10,03 một cách có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

3.3.3. Thay đổi điểm số chất lượng cuộc sống chung

Bảng 3.13 Thay đổi điểm CLCS chung của ĐTNC

Thời điểm Điểm TB Chênh lệch

Khoảng tin

cậy (99%) p

Trước can thiệp (T1) 48,85 ± 14,01

Sau can thiệp (T2) 51,82 ± 11,62 3.26 2,10 – 4,42 P

2-1 : 0,000 Sau can thiệp (T3) 56,76 ± 12,52 8,20 6,30 – 10,11 P3-1 : 0,000 Bảng 3.13 cho thấy:

Sau can thiệp 1 tháng, điểm chất lượng cuộc sống của người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ tăng là 3,26 với khoảng tin cậy (CI 99%) 2,10 - 4,42 có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Sau can thiệp 3 tháng, điểm chất lượng cuộc sống của người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ tăng 8,20 với khoảng tin cậy (CI 99%) 6,30 -10,11 có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Chương 4. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

4.1.1. Về độ tuổi

Nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 90 người bệnh, đa số người bệnh thuộc hai nhóm tuổi từ 27 – 39 chiếm 21,1% và 40 – 59 chiếm tỷ lệ 42,2% (bảng 3.1). Kết quả này tương đồng nhiều nghiên cứu về tuổi người bệnh suy thận chạy thận nhân tạo chu kỳ như nghiên cứu của Lê Thị Huyền (2016) tại BV Cu Ba – Đồng Hới, đa số thuộc nhóm tuổi 20 -39, 40 -59 lần lượt chiếm 39,5% và 36,8% [7]; nghiên cứu của Nguyễn Duy Cường (2014) tại Thái Bình có 70,33% người bệnh thuộc các nhóm tuổi từ 20 -59 [4]; nghiên cứu của Başer E và cộng sự (2019) tỷ lệ người bệnh dưới 65 tuổi là 66,7%. Kết quả này cho thấy đa số người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ ở trong độ tuổi lao động, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả lao động, làm giảm hoặc mất thu nhập dẫn đến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. Hơn nữa, người bệnh suy thận giai đoạn cuối điều trị thay thế thận bằng chạy thận nhân tạo có nhiều vấn đề ảnh hưởng đến hình thức như cầu tay, da sạm,… điều này sẽ gây ảnh hưởng tâm lý rất lớn đến những người trẻ tuổi.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, người bệnh có tuổi trung bình là 52,6 ± 12,2 tuổi cao hơn nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hương (2016) người bệnh có tuổi trung bình là 49,1 ± 15,4 [9]; nghiên cứu của Vương Tuyết Mai (2015) tuổi trung bình của người bệnh là 48,7 ± 14,3 [12]. Người bệnh chạy thận nhân tạo có tuổi càng cao thì điểm chất lượng cuộc sống càng thấp [96] và nguy cơ tử vong càng cao [95]. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc cần có các biện pháp giúp người bệnh đối phó tốt với bệnh giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

4.1.2. Về giới tính

Trong 90 người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ tại khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình tham gia nghiên cứu có 52,2% người bệnh là nam giới cao hơn nữ giới (47,8%), tỷ lệ nam giới/ nữ giới chênh lệch không nhiều 1,09/1 (Biểu đồ 3.1). Sự phân bố về giới của người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với một số nghiên cứu: Nghiên cứu của Lê Thị Huyền (2016) tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới nam giới chiếm 51,3%, nữ giới chiếm 48,7% [7]; nghiên cứu Hoàng Vĩnh Phú (2016) tại Bệnh viện Trung ương Huế nam giới chiếm 52,94%, nữ giới chiếm 47,06% [14]; nghiên cứu Mohammadkarim Bahadori (2014) trên các bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Iran tỷ lệ nam giới tham gia nghiên cứu chiếm 53,1% [42]. Tỷ lệ lệ nam giới chạy thận nhân tạo cao hơn nữ giới vì tiến triển bệnh thận mạn tính của nam cao hơn nữ có thể do lối sống, tác dụng bảo vệ của estrogen hoặc tác hại của testosterone [36], [71] lợi thế sống sót của phụ nữ đã giảm rõ rệt ở người bệnh chạy thận nhân tạo và có ít phụ nữ hơn nam giới đang được điều trị lọc máu vì bệnh thận ở giai đoạn cuối [55].

Tuy nhiên, sự phân bố về giới trong nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hương (2016) tại Bệnh viện Bạch Mai tỷ lệ nam giới chỉ chiếm 48,25% [9]. Sự khác biệt này là do tỷ lệ tử vong ở người mắc bệnh thận giai đoạn cuối lớn tuổi cao hơn nhiều so với người trẻ tuổi [61]. Trong nghiên cứu của chúng tôi người bệnh > 60 tuổi là 33,7% cao hơn (so với 27,2%) trong đó tỷ lệ nam giới trong nhóm tuổi này là 60%.

4.1.3. Về trình độ học vấn

Biểu đồ 3.2 cho thấy, trình độ học vấn của người bệnh thấp 63,3% có trình độ từ THCS trở xuống, người bệnh có trình độ THPT chiếm 25,6%, người bệnh có trình độ trung cấp, cao đẳng trở lên rất thấp 11,6%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Lê Thị Huyền (2016) người bệnh có trình độ

THCS trở xuống chiếm 57,9% [7], nghiên cứu của Lâm Nguyễn Nhã Trúc (2012) 68,2% người bệnh có trình độ học vấn cấp 1, cấp 2 [17].

Trong một số nghiên cứu trình độ học vấn của người bệnh cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi tuy nhiên tỷ lệ người bệnh có trình độ THCS trở xuống vẫn cao: 40% trong nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hương (2016) [9], Mahsa Sabet Ghadam (2015) [50] và trong nghiên cứu của Fathia Ahmed Mersal (2016) lần lượt là 43,3% và 46,7% [68]. Trình độ học vấn của người bệnh thấp có điểm số chất lượng cuộc sống thấp [96] do hạn chế khả năng tiếp cận thông tin về tự chăm sóc và thực hành hành vi có lợi cho sức khỏe, cũng như phối hợp tuân thủ điều trị.

4.1.4. Về nghề nghiệp

Trong nghiên cứu này, người bệnh đa số là lao động chân tay chiếm 60%, lao động trí óc 3,3% (bảng 3.2), tương đồng với nghiên cứu của Vương Tuyết Mai và Hoàng Nam Phong (2015) 41,2% người bệnh là nông dân, 8,1% người bệnh là công nhân [13], điều này phù hợp vì trình độ học vấn của người bệnh khá thấp. Mặt khác, người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ phụ thuộc rất nhiều vào máy lọc và bệnh nhân phải đến bệnh viện 2-3 lần/ tuần, thời gian cho mỗi buổi lọc là 4 giờ (chưa tính thời gian nghỉ ngơi và di chuyển) và để đảm bảo an toàn cho đường vào mạch máu người bệnh không thể sử dụng lực đối với cánh tay có cầu tay nên công việc trở nên bấp bênh, thậm chí mất việc khi mắc bệnh. Theo tác giả Trần Thị Thanh Hương (2016) tỷ lệ người bệnh thất nghiệp chiếm 81,87% [9], theo Mohammadkarim Bahadori và cộng sự (2014) tỷ lệ thất nghiệp là 21,8% [26] , theo Mahsa Sabet Ghadam (2015) có 60% người bệnh không có việc làm [50]. Mặt khác, nghề nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, người bệnh là nhân viên và lao động tự do có chất lượng cuộc sống tốt hơn những người lao động chuyên nghiệp hoặc người đã nghỉ hưu [79].

4.1.5. Về tình trạng hôn nhân

Đa số người bệnh đã kết hôn, sống cùng gia đình chiếm tỷ lệ 77,8%, tỷ lệ người bệnh độc thân/góa/li dị chiếm 22,2% (bảng 3.2) tuy nhiên họ đều sống cùng người thân như bố, mẹ hoặc con cái. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự nghiên cứu của Lê Thị Huyền (2016) có 74,3% người bệnh kết hôn, sống cùng gia đình, có 25,7% người bệnh độc thân/góa/li dị [7], nghiên cứu của Mohammadkarim Bahadori (2014) tình trạng hôn nhân của người bệnh có 71,9% người bệnh đã kết hôn [26], nghiên cứu Mahsa Sabet Ghadam (2015) đa số người bệnh đã kết hôn chiếm 72% [50], nghiên cứu của Chen-Wei Pan (2018) 84,9% người bệnh đã kết hôn, sống cùng gia đình [72]. Việc sống cùng người thân giúp người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ được hỗ trợ không chỉ tâm lý mà còn cả kinh tế để đảm bảo cuộc sống. Việc sống cùng người thân còn thuận lợi hơn trong việc tiếp cận chương trình giáo dục sức hiệu quả hơn. Theo Zolfaghari M và cộng sự giáo dục lấy gia đình làm trung tâm hiệu quả hơn trong việc giảm biến chứng chạy thận nhân tạo so với lấy người bệnh làm trung tâm [94].

4.1.6. Về nơi sống

Đa số người bệnh sống ở các huyện hoặc thành phố khác chiếm 83,3%, chỉ có 16,7% sống tại thành phố Thái Bình (bảng 3.2). Tỷ lệ người bệnh sống ở thành phố thấp hơn rất nhiều trong nghiên cứu của Vương Tuyết Mai và Hoàng Nam Phong (2015) là 52% [13], nghiên cứu của Dhima Xhulia (2016) là 76,6% [93]. Việc này làm cho người bệnh phải di chuyển khá xa từ nhà đến cơ sở để lọc máu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thời gian và kinh phí của người bệnh. Theo Trần Thị Thanh Hương (2016) nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai chỉ ra khoảng cách người bệnh cần di chuyển đến Bệnh viện để lọc máu dưới 60km chiếm 80,12%, trên 60km là 19,88% [9]. Kết quả này là phù hợp vì tại Thái Bình mới chỉ 6 cơ sở y tế có khoa thận nhân tạo trong đó 3 đơn vị tại địa

bàn thành phố và 3 đơn vị trực thuộc địa bàn huyện Tiền Hải và Quỳnh Phụ. Hơn nữa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh là bệnh viện đầu ngành và không có người bệnh khám chữa bệnh ban đầu nên tập trung người bệnh của thành phố và tất cả các huyện trong địa bàn tỉnh.

4.1.7. Về kinh tế gia đình và bảo hiểm y tế

Nghiên cứu của chúng tôi có 38,9% người bệnh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, công việc không phù hợp với thời gian và tình trạng sức khỏe làm cho người bệnh không có việc làm dẫn đến không có thu nhập (bảng 3.3). Theo tác giả Nguyễn Hoàng Lan và cộng sự (2016) có tới 62% người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ không có thu nhập, 12% người bệnh có thu nhập không ổn định; trong khi tổng chi phí điều trị cho mỗi người bệnh lọc máu chu kỳ trong 1 tháng là 9.591.443 đồng, người bệnh có BHYT còn phải chi trả trung bình 3.192.610 đồng [10]. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối có chạy thận nhân tạo hay không chạy thận nhân tạo đều thiếu thốn về kinh tế: nghiên cứu của Vương Tuyết Mai và cộng sự (2015) tình trạng kinh tế gia đình của người bệnh suy thận mạn chưa điều trị thay thế thận (chưa chạy thận nhân tạo) mức nghèo, cận nghèo, thiếu thốn chiếm 45,2% [13]; nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hương (2016) 64,04% người bệnh thiếu thốn về kinh kế [9]. Điều này không chỉ xảy ra ở Việt Nam, nghiên cứu của Fathia Ahmed Mersal (2016) tại Cairo – Ai Cập thu nhập theo đánh giá của người bệnh là không đủ chiếm 73,3% [68]; nghiên cứu tại Iran của Zolfaghari M

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giáo dục sức khỏe đến chất lượng cuộc sống của người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳtại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2020 (Trang 54 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)