Học thuyết Mô hình niềm tin sức khỏe (Heath Belief Model - HBM) được phát triển vào đầu những năm 1950 bởi các nhà khoa học xã hội tại Dịch vụ y tế Công cộng Hoa Kỳ nhằm tìm hiểu sự thất bại khi áp dụng các chiến lược phòng ngừa bệnh. HBM cho rằng niềm tin của một người là mối đe dọa đối với bệnh tật hoặc bệnh tật cùng với niềm tin của một người về hiệu quả của hành vi hoặc hành động sức khỏe nào đó sẽ dự đoán khả năng người đó sẽ chấp nhận hành vi đó. HBM xuất phát từ lý thuyết tâm lý và hành vi với nền tảng là hai thành phần của hành vi liên quan đến sức khỏe là: mong muốn phòng tránh bệnh tật, hoặc sẽ khỏe lại nếu đã bị bệnh; và niềm tin rằng một hành động sức khỏe cụ thể sẽ ngăn ngừa hoặc chữa khỏi bệnh. Cuối cùng, quá trình hành động của một cá nhân thường phụ thuộc vào nhận thức của người đó về lợi ích và rào cản liên quan đến hành vi sức khỏe. HBM gồm sáu thành phần cơ bản: Nhận thức nhạy cảm, nhận thức mức độ nghiêm trọng, nhận thức lợi ích, nhận thức rào cản, động lực thúc đẩy hành động và năng lực cá nhân.
Áp dụng học thuyết HBM vào nghiên cứu.
Nhận thức nhạy cảm trong nghiên cứu này thể hiện các người bệnh suy thận mạn tính phải điều trị bằng chạy thận nhân tạo chu kỳ là một trong những biện pháp cuối cùng để duy trì cuộc sống và quá trình chạy thận nhân tạo có thể xảy ra rất nhiều các biến chứng ảnh hưởng nhiều đến CLCS, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không được theo dõi, chăm sóc và điều trị đúng cách. Nhận thức mức độ nghiêm trọng thể hiện qua những hậu quả của chạy thận nhân tạo chu kỳ như: mỗi ngày có hơn 240 người chạy thận tử vong [37]. Hơn nữa thận nhân tạo chu kỳ còn gây căng thẳng về thể chất và tinh thần như
đau [82], hạn chế chất lỏng, ngứa [63], hạn chế hoạt động thể chất, mệt mỏi, thiếu tự chăm sóc, cảm giác khó chịu và khủng hoảng tâm lý [82]. Điều này cùng với những trải nghiệm của người bệnh trong quá trình chạy thận càng làm cho họ cảm thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Từ đó người bệnh nhận thức được sự cần thiết của việc cần tuân thủ chế độ điều trị, chăm sóc đúng để có thể kéo dài cuộc sống và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra. Điều này sẽ kích thích người bệnh tìm hiểu về bệnh, cách phòng ngừa biến chứng, kiến thức tự chăm sóc, tuân thủ điều trị để có CLCS tốt hơn.
Nhận thức được lợi ích của việc có kiến thức, hành vi đúng về bệnh và chế độ chăm sóc có thể hạn chế các biến chứng của bệnh, thích nghi với hoạt động thận nhân tạo giúp từng bước nâng cao CLCS. Tuy nhiên quá trình thực hiện họ gặp phải những rào cản không nhỏ như không đủ hiểu biết về bệnh và cách tự chăm sóc, khó khăn về kinh tế, hoàn cảnh gia đình, sự kỳ thị phân biệt của cộng đồng, …. Nhưng khi họ cảm thấy các triệu chứng nặng lên và được cung cấp thêm thông tin trong quá trình tư vấn, giáo dục sức khỏe của nhân viên y tế, sự hỗ trợ từ cộng đồng sẽ thúc đẩy họ thay đổi hành vi. Điều này cùng với năng lực của bản thân người bệnh như trình độ học vấn, tinh thần lạc quan sẽ giúp họ đủ tự tin để thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe từ đó giúp nâng cao CLCS.
Từ tổng quan tài liệu và áp dụng học thuyết vào nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra khung lý thuyết nghiên cứu như sau:
Sơ đồ 1.2. Khung lý thuyết nghiên cứu