Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở y tế Thái Bình. Bệnh viện có bề dày lịch sử với 116 năm hình thành và phát triển. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình có 45 khoa phòng và 02 trung tâm với 1300 cán bộ, mỗi ngày khám bệnh cho 1.000 lượt người bệnh và điều trị
Nhận thức chạy TNT dễ bị biến chứng Nhận thức về hậu quả của TNT chu kỳ Động lực sức khỏe Truyền thông đại chúng. Niềm tin về tự CS hiệu quả Lợi ích nhận thức của thực hành tự CS Rào cản của nhận thức về thực hành tự CS
Chất lượng cuộc sống của NB thận nhân tạo chu kỳ giới, TĐHV, nghề nghiệp, nơi ở,
TG lọc máu,…
Chương trình can thiệp GDSK
Thay đổi hành vi tự chăm sóc
TĐHV, nghề nghiệp, nơi ở, TG lọc máu,…
nội trú cho gần 1500 người bệnh/ ngày. Với đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, Bệnh viện đã phát triển nhiều kỹ thuật cao góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân tỉnh Thái Bình.
Năm 1997, đơn nguyên Thận nhân tạo được thành lập trực thuộc khoa Hồi sức tích cực với hai máy thận hoạt động 2 ca/ngày. Ngày 21 tháng 9 năm 2012, khoa Thận nhân tạo được thành lập với 15 máy thận hoạt động 3 ca/ ngày. Để đáp ứng nhu cầu lọc máu của người bệnh suy thận mạn tính, số máy thận được trang bị bổ sung hàng năm. Đến thời điểm hiện nay, khoa Thận nhân tạo có 34 máy với 04 bác sỹ và 15 điều dưỡng thực hiện lọc máu 3 ca/ngày với tổng số người bệnh thận nhân tạo chu kỳ là 183 người bệnh; tất cả người bệnh đều có thời gian lọc máu trên 1 năm. Đa số người bệnh lọc máu 3 lần/tuần, thời gian trung bình cho 1 lần lọc máu là 4 giờ. Mỗi ngày, khoa Thận nhân tạo có 3 ca lọc máu, bắt đầu từ 6h sáng kết thúc lúc 21 giờ, giữa mỗi ca có 1 giờ để khử khuẩn máy, chuẩn bị người bệnh và máy thận. Người bệnh được phân công lịch cố định theo tuần.
Hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh chạy thận nhận tạo chu kỳ được thực hiện bởi đội ngũ điều dưỡng, bác sỹ trong quá trình người bệnh chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên, chưa có nội dung thống nhất, không có tài liệu phát cho người bệnh và không tổ chức thành buổi giáo dục sức khỏe mà chỉ thực hiện tư vấn cá nhân khi người bệnh có nhu cầu. Nhìn chung, hoạt động giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh tại khoa Thận nhân tạo chưa có chương trình, nội dung cụ thể và đặc biệt chưa có các phương tiện hỗ trợ như tài liệu phát tay cho người bệnh, màn hình tivi để truyền thông gián tiếp. Để thực hiện chương trình can thiệp nhóm nghiên cứu đã thiết kế tài liệu giáo dục sức khỏe phát tay cho người bệnh, đề xuất bệnh viện trang bị tivi truyền thông đặt tại sảnh chờ khoa Thận nhân tạo, sưu tầm các video truyền thông các nội dung theo chương trình can thiệp.
Chương 2.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu :
- Người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, thỏa mãn các tiêu chuẩn sau :
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Là người bệnh > 18 tuổi.
- Đã điều trị suy thận mạn bằng phương pháp chạy thận nhân tạo chu kỳ tối thiểu 3 tháng.
- Có khả năng tiếp nhận và trả lời các câu hỏi. - Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Người bệnh có diễn biến nặng phải điều trị nội trú.
- Người bệnh không tham gia đầy đủ các lần đánh giá và chương trình can thiệp giáo dục sức khỏe trong nghiên cứu này.
2.1.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.4.1. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 8 năm 2020. - Thời gian thu thập số liệu : Từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020.
2.1.4.2. Địa điểm nghiên cứu
- Khoa Thận nhân tạo – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.
2.1.5. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu can thiệp, so sánh kết quả trước sau trên cùng một nhóm ĐTNC để đánh giá
Sơ đồ 2.1. Thiết kế nghiên cứu
T1 : Thời điểm thu thập số liệu liên quan đến CLCS của người bệnh thận nhân tạo chu kỳ trước can thiệp.
T2 : Thời điểm thu thập số liệu liên quan đến CLCS của người bệnh thận nhân tạo chu kỳ sau can thiệp 1 tháng.
T3 : Thời điểm thu thập số liệu liên quan đến CLCS của người bệnh thận nhân tạo chu kỳ sau can thiệp 3 tháng.
2.1.6. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức:
𝑛 = [𝑍(1−𝛼/2)√𝑝0(1 − 𝑝0) + 𝑍(1−𝛽)√𝑝1(1 − 𝑝1)]2 (𝑝0− 𝑝1)2
Trong đó:
- n là số ĐTNC
- Z(1-/2) là giá trị Z thu được từ bảng Z tương ứng với giá trị . Với lực mẫu là 90% ( = 0,1), mức ý nghĩa 95% ( = 0,05) tương đương với Z(1-
/2) = 1,96 và Z(1-) = 1,29. Can thiệp (Giáo dục sức khỏe)
Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá sau can thiệp 3 (T3) Đánh giá sau can thiệp 1 tháng (T2) Đánh giá trước can thiệp (T1) So sánh, bàn luận, kết luận
- p0 là tỷ lệ người bệnh có CLCS khá tốt trước can thiệp. Theo tác giả Lê Việt Thắng (2012) người bệnh suy thận mạn tính chạy thận nhân tạo chu kỳ có CLCS tốt là 5,35% [16]. Do đó p0 = 0,05
- p1 là tỷ lệ người bệnh có CLCS tốt sau can thiệp. Theo Masumeh H.M và cộng sự (2015) điểm CLCS trước can thiệp giáo dục sức khỏe 55,45 18,733, sau can thiệp tăng 65,82 16,035 tăng khoảng 10% so với trước can thiệp [56]. Dự kiến trong nghiên cứu này tỷ lệ người bệnh có CLCS tốt tăng lên 10%. Do đó lấy p1 = p0 + 10% = 0,05 + 0,1 = 0,15 Thay vào công thức trên tính được n = 79.
Để dự phòng người bệnh có thể diễn biến nặng hoặc không tham gia chương trình can thiệp hoặc không được đánh giá đủ 3 lần và dự phòng sai số trong quá trình thu thập số liệu, chúng tôi thêm 10% số ĐTNC.
Tổng số ĐTNC là 90 người.
2.1.7. Phương pháp chọn mẫu
- Chọn mẫu ngẫu nhiên
- Cách thức chọn mẫu: Lập danh sách người bệnh theo 6 ca lọc máu, mỗi ca lọc máu có 30 người bệnh, sắp xếp danh sách theo ABC. Sử dụng lệnh Randbetween trong Exel để lựa chọn ngẫu nhiên ra 20 số, sắp xếp các số chọn được theo thứ tự 1,2,3. Mỗi ca lọc máu chọn ra 15 người bệnh có số thứ tự tương ứng với số đã chọn, nếu người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu thì chọn người bệnh có số ngẫu nhiên tiếp theo đến khi đủ mỗi ca 15 người bệnh. Trong tháng 1/2020, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn được 90 người bệnh đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu, số người bệnh này đã tham gia đầy đủ chương trình can thiệp, đánh giá sau 1 tháng can thiệp và đánh giá sau 3 tháng can thiệp. Như vậy cỡ mẫu nghiên cứu thực tế là n = 90.
2.2. Công cụ, phương pháp và quy trình thu thập số liệu
2.2.1. Công cụ thu thập số liệu
Sử dụng bộ công cụ đánh giá CLCS cho bệnh thận bằng Tiếng Anh (Kidney Disease and Quality of Life – KDQOL-SFTM1.3) là tài liệu công khai, miễn phí của RAND [76] đã được đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach alpha đối với từng lĩnh vực [53].
Được sự cho phép của tác giả, nhóm nghiên cứu đã tham khảo bản dịch tiếng viết Bộ công cụ KDQOL-SFTM 1.3 đã được Lê Thị Huyền sử dụng trong nghiên cứu đánh giá CLCS người bệnh suy thận mạn tại Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba, Đồng Hới năm 2016 [7]. Bộ công cụ được 3 chuyên gia về lĩnh vực chạy thận nhân tạo và điều dưỡng kiểm tra, chỉnh sửa và đánh giá tính giá trị (thông qua chỉ số hiệu lực Content Validity Index - CVI) để đảm bảo tính chính xác, mức độ phù hợp về nội dung, ngôn từ và văn hóa của người Việt Nam, bao gồm:
1. Thạc sỹ Lê Thị Phương – Trưởng khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.
2. Thạc sỹ Đinh Quang Kiền – Trưởng khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Đại học Y Thái Bình.
3. Thạc sỹ Tô Minh Tuấn – Trưởng bộ môn Điều dưỡng Trường Cao đẳng y tế Thái Bình.
Kết quả xin ý kiến chuyên gia: 22/24 câu được chuyên gia đánh giá ở mức 3 hoặc mức 4; 2/24 câu (câu 18 và câu 23) được 1 chuyên gia đánh giá là “Không phù hợp”. Bên cạnh đó 3 chuyên gia cũng góp ý chỉnh sửa từ ngữ để phù hợp với văn phong Tiếng Việt và dễ hiểu hơn. Kết quả đánh giá của chuyên gia thông qua chỉ số hiệu lực Content Validity Index (CVI) dao động từ 0,67 đến 1. Chỉ số scale CVI (sCVI) đạt 0,97 cao hơn mức đề xuất tối thiểu của Polit là 0,78 [75]. Vì vậy bộ công cụ có tính giá trị.
Chúng tôi đã tiến hành chỉnh sửa từ ngữ theo ý kiến của chuyên gia và tiến hành khảo sát thử trên 30 người bệnh đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu (những người này không tham gia vào nghiên cứu) để hiệu chỉnh lại bộ công cụ cho phù hợp và phân tích, đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ. Hệ số Cronbach’s Alpha của bộ công cụ gồm 80 câu hỏi, chia thành 19 lĩnh vực là 0,9; trong đó hệ số Cronbach’s Alpha của từng lĩnh vực là :
- Lĩnh vực dành riêng cho bệnh thận hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 đến 0,9: Các triệu chứng (12 câu) 0,9; Ảnh hưởng bệnh thận (8 câu) 0,9; Gánh nặng bệnh thận (4 câu) 0,7; Tình trạng công việc (2 câu) 0,6; Chức năng nhận thức( 3 câu) 0,8; Chức năng tương tác xã hội (3 câu) 0,7; Chức năng tình dục (2 câu) 0,9; Giấc ngủ (4 câu) 0,6; Hỗ trợ xã hội (2 câu) 0,8; Sự hỗ trợ của nhân viên lọc máu (2 câu) 0,8.
- Lĩnh vực sức khỏe thể chất hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,9: Sức khỏe liên quan đến hoạt động thể chất (10 câu) 0,9; Hạn chế vai trò của thể chất (4 câu) 0,9; Sức khỏe liên quan đến cảm nhận đau đớn (2 câu) 0,7; Tự đánh giá sức khỏe tổng quát (5 câu) 0,8.
- Lĩnh vực sức khỏe tinh thần hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến 0,9: Sức khỏe liên quan đến cảm nhận cuộc sống (5 câu) 0,9; Sức khỏe liên quan đến hoạt động xã hội (3 câu) 0,9; Hạn chế vai trò của tinh thần (2 câu) 0,8; Sức khỏe tâm thần tổng quát (4 câu) 0,8.
Như vậy, cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha đều > 0,6 do đó chúng tôi sử dụng bộ công cụ này vào nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp dựa trên bộ câu hỏi có sẵn (Phụ lục 2)
Người thu thập số liệu : người nghiên cứu và nhóm cộng tác viên là nhân viên Phòng Công tác xã hội (đã được tập huấn)
Địa điểm thu thập : Tại phòng lọc máu, khoa Thận nhân tạo – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.
Thời điểm thu thập : Đánh giá lần 1 trước can thiệp, đánh giá lần 2 sau can thiệp 1 tháng, đánh giá lần 3 sau can thiệp 3 tháng.
2.2.3. Quy trình thu thập số liệu
Bước 1 : Tập huấn cho các cộng tác viên về mục đích, nội dung và cách thức điều tra.
Bước 2 : Đánh giá chất lượng cuộc sống của ĐTNC (T1) theo danh sách đã lựa chọn và theo ca lọc máu của người bệnh. Thời điểm sau khi bắt đầu kết nối máy thận 30 phút. Trước khi phỏng vấn, người bệnh được giải thích về mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu và quyền lợi của ĐTNC. Nếu người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ ký vào bản đồng thuận (Phụ lục 1) và được hướng dẫn về hình thức tham gia và cách trả lời câu hỏi. Thời gian phỏng vấn khoảng 25 – 30 phút.
Sau khi phỏng vấn xong, người phỏng vấn sẽ kiểm tra lại bộ câu hỏi để đảm bảo tất cả các thông tin liên quan không bị bỏ sót. Chuyển đổi các số ghi nhận được thành điểm số đã qui ước của nghiên cứu theo bảng chuyển đổi điểm số (Phụ lục 3)
Bước 3 : Tiến hành tư vấn, giáo dục sức khỏe cho ĐTNC theo chương trình can thiệp.
Bước 4 : Tiến hành đánh giá CLCS (T2) sau 1 tháng thực hiện chương trình can thiệp bằng phiếu điều tra (Phụ lục 2) và cách thực hiện giống bước 2.
Bước 5 : Tiến hành đánh giá CLCS (T3) sau 3 tháng thực hiện chương trình can thiệp bằng phiếu điều tra (Phụ lục 2) và cách thực hiện giống bước 4.
2.3. Các biến số nghiên cứu
2.3.1. Biến số đặc điểm nhân khẩu học
- Mã người bệnh : Là mã số khi người bệnh nhập viện được lưu trữ trên phần mềm quản lý bệnh viện, mỗi người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ tại bệnh viện có 1 mã duy nhất.
- Tuổi là thời gian đã qua kể từ khi sinh đến thời điểm thu thập số liệu tính bằng năm.
- Giới tính là đặc điểm sinh học tạo nên sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới, là biến nhị phân có 2 giá trị nam và nữ.
- Trình độ học vấn là trình độ hiểu biết do học hỏi mà có, là cấp học cao nhất của ĐTNC vào thời điểm phỏng vấn, bao gồm : Tiểu học-THCS, THPT, Trung cấp – Cao đẳng, Đại học trở lên.
- Nghề nghiệp là biến định danh. Là công việc chính hiện tại của ĐTNC đem lại thu nhập để duy trì cuộc sống phân chia theo lao động chân tay, lao động trí óc, đã nghỉ hưu hoặc tuổi già.
- Nơi cư trú : là địa danh mà ĐTNC đang thường trú hoặc tạm trú, có 2 giá trị và Thành phố Thái Bình và huyện.
- Tình trạng hôn nhân mô tả mối quan hệ của ĐTNC với một người khác, là biến định danh, có 2 giá trị : Kết hôn, sống cùng vợ/chồng; độc thân/li dị/ góa.
- Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật BHYT để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện, có 4 giá trị : không có BHYT và 3 giá trị liên quan đến mức hưởng BHYT.
- Kinh tế gia đình là tổng thu nhập cả gia đình chia cho số người trong gia đình, chia 2 giá trị : Căn cứ vào tiêu chuẩn xét hộ nghèo và cận nghèo của nhà nước.
2.3.2. Biến số lâm sàng
- Thời gian chạy thận nhân tạo chu kỳ : là thời gian người bệnh được chỉ định chạy thận nhân tạo dựa trên kế hoạch cố định và thông qua lỗ rò để kết nối mạch máu.
- Bệnh kèm theo : là bệnh mắc song song cùng với suy thận mạn hoặc bệnh xuất hiện do biến chứng của suy thận mạn đã được bác sỹ điều trị chẩn đoán xác định.
- Ca lọc máu: là thời điểm lọc máu trong ngày của ĐTNC, ca 1 từ 6h đến 10h, ca 2 từ 11h đến 16h, ca 3 từ 17h đến 21h.
- Chất lỏng dư thừa là hiệu số cân nặng giữa cân nặng trước lọc lần này với số cân nặng sau lọc lần trước, được tính bằng kg.
2.3.3. Biến số liên quan đến CLCS:
- Sức khỏe thể chất là mối quan hệ giữa sức khỏe và sự thỏa mãn nhu cầu cá nhân của người bệnh.
- Sức khỏe tinh thần là một trạng thái khỏe mạnh mà trong đó, mỗi cá nhân nhận biết được khả năng của bản thân, có thể ứng phó với sự căng thẳng thông thường, làm việc hiệu quả và có sự đóng góp cho cộng đồng. - Các vấn đề bệnh thận là vấn đề sức khỏe bị ảnh hưởng bởi các triệu
chứng, biến chứng của bệnh thận
- Chất lượng cuộc sống bệnh thận là mức độ sảng khoái, hài lòng về thể chất, tâm thần, xã hội của người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ.
2.4. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá
2.4.1. Bộ công cụ thu thập số liệu :
Bộ công cụ thu thập số liệu gồm 2 phần có nội dung như sau :
- Phần I : Thông tin chung bao gồm các thông tin về đặc điểm nhân khẩu học của ĐTNC như tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nơi ở, thu nhập, ….
- Phần II : Đánh giá chất lượng cuộc sống của ĐTNC bằng bằng bộ công cụ đánh giá CLCS bệnh thận KDQOL-SFTM phiên bản 1.3 gồm 80 câu hỏi thuộc 19 lĩnh vực, trong đó, có 11 lĩnh vực bệnh thận và 8 lĩnh vực