Các nghiên cứu về tuân thủ điều trị thuốc chống đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị thuốc chống đông kháng vitamin k của người bệnh tim mạch điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 32 - 35)

Cho đến nay, các nghiên cứu về tuân thủ điều trị (TTĐT) thuốc chống đông

kháng vitamin K ở người bệnh tim mạch có sử dụng thuốc chống đông nhìn chung còn khá khiêm tốn.

1.5.1. Trên thế gii

Gần đây nhất phải kể đến nghiên cứu của Abdulla Shehab và các cộng sự (2019) đã chỉ ra việc tuân thủ điều trị vẫn còn dưới mức tối ưu, chỉ đạt 75,6% (so với tỷ lệ tuân thủ dự kiến 80%). Mức độ tuân thủ điều trị cao hơn ở những người bệnh được điều trị bằng dabigatran (72,7%) so với những người được điều trị bằng apixaban (59,9%) hoặc rivaroxaban (59,3%). Các sự kiện chảy máu ở NB không tuân thủ điều trị được tìm thấy là 7,5%. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tuân thủ dưới mức tối ưu được đánh dấu là một yếu tố nguy cơ đáng kể có thể ảnh hưởng đến kết quả lâm sàng với tỷ lệ người bệnh không tuân thủ điều trị chảy máu cao hơn và có một nhu cầu cấp thiết về nghiên cứu tác động của các can thiệp cụ thể để cải thiện sự tuân thủ điều trị ở người bệnh sử dụng thuốc chống đông [55].

Nghiên cứu về kiến thức liên quan đến an toàn của điều trị thuốc chống đông bằng đường uống của Jean-François Chenot và các cộng sự (2014) cho thấy lỗ hổng kiến thức nghiêm trọng: một nửa số người tham gia (49%) không biết về các khuyến nghị chế độ ăn uống, 73% cho biết họ sẽ không thông báo cho dược sĩ. Nhiều người tham gia (35 - 75%) sẽ không nhận ra các tình huống khẩn cấp. Những người tham gia đánh giá kiến thức của họ liên quan an toàn của điều trị thuốc chống đông bằng đường uống chỉ đạt 56% tốt đến xuất sắc, trung bình 36%, kém 8% [32].

Một khảo sát với 29 câu hỏi của Sweta Shrestha và các cộng sự (2015) về đánh giá kiến thức của NB về warfarin trong nhà thuốc ngoại trú ở một trung tâm chăm sóc tim mạch cấp ba cho kết quả: trong số 34 NB, chỉ có 5,8% đạt được điểm vượt qua trong khi 94,1% không đạt được điểm vượt qua, 67,6% NB đạt được số điểm dưới 50%, hơn 50% NB trả lời sai 15 câu hỏi trong bảng câu hỏi [56].

Nghiên cứu của Alphonsa A và các cộng sự (2015) phát hiện ra hầu hết người bệnh (62,9%) đều không biết gì về mức độ prothrombin mục tiêu/tỷ lệ bình thường hóa quốc tế (PT/ INR) với chỉ 30% có chỉ số INR gần đây trong phạm vi mục tiêu; 50% NB có điểm kiến thức kém và khoảng cách kiến thức là nổi bật nhất trong các lĩnh vực tương tác thuốc với chế độ ăn uống, sau đó là tương tác thuốc - thuốc, tác dụng phụ và theo dõi PT/INR. Nghiên cứu đã chỉ rõ các phát hiện này

cho thấy sự cần thiết của các can thiệp giáo dục để cải thiện kiến thức về liệu pháp chống đông bằng miệng ở những NB bị đột quỵ và những người có nguy cơ cao bị biến chứng huyết khối [21].

Tại Mỹ La Tinh, nghiên cứu của Christiane Wahast Ávila và các cộng sự (2011) trên 156 người bệnh có 61 NB (chiếm 39,1%) có tuân thủ điều trị cao, 91 NB (chiếm 58,3%) trung bình và 4 (chiếm 2,6%) tuân thủ điều trị kém [27]

Năm 2010, Khudair IF đã tiến hành một nghiên cứu đánh giá kiến thức NB đang điều trị chống đông đường uống trên 140 NB chỉ có 56,42% NB có kiến thức đạt về thuốc chống đông [43]. Nghiên cứu cắt ngang mô tả của Sara Van Damme và cộng sự chỉ ra: hầu hết NB thiếu kiến thức về thuốc chống đông, chưa được hiểu rõ những ảnh hưởng của rượu và các loại vitamin khi dùng thuốc chống đông đường uống và có đến 1/4 NB không tuân thủ điều trị [58].

1.5.2. Ti Vit Nam

Chưa tìm thấy nghiên cứu can thiệp giáo dục nhằm cải thiện kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị thuốc chống đông cho người bệnh tim mạch được công bố chính thức. Một số nghiên cứu được công bố gần đây tập trung vào việc đánh giá thực trạng và tìm hiểu mối liên quan với kiến thức về tuân thủ điều trị thuốc chống đông kháng vitamin K.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích của Lê Thị Thủy về kiến thức và tuân thủ điều trị thuốc chống đông kháng vitamin K ở người bệnh sau mổ thay van tim cơ học tại Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện E năm 2014 cho kết quả: tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc chống đông ở 268 NB tham gia nghiên cứu đạt 61,6%, tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn đạt 47,8%, tỷ lệ tuân thủ chế độ hạn chế rượu/bia đạt 85,1%, tỷ lệ tuân thủ chung đạt 42,2%. Tỷ lệ đối tượng có kiến thức đạt chỉ chiếm 30%. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết tăng cường công tác hướng dẫn, nhắc nhở, giải thích cho NB thường xuyên về tuân thủ điều trị [13].

Nghiên cứu cắt ngang có phân tích về TTĐT thuốc chống đông kháng vitamin K của Nguyễn Ngọc Phước (2013) với kết quả tỷ lệ TTĐT chung chỉ đạt 42,6% trong đó: tỷ lệ TTĐT thuốc đạt 47,5%, tuân thủ chế độ ăn đạt 33,3%, tuân thủ hạn chế rượu/bia đạt 79,1% [12]. Cũng trong năm 2013, nghiên cứu Phạm Gia

Trung chỉ ra tỷ lệ NB hiểu biết đúng về thuốc chống đông, về xét nghiệm đông máu và thực hiện chế độ ăn đúng ≤12 tháng sau mổ tương ứng là: 19,3%, 12,5% và 17,3%. Tỷ lệ NB thực hiện chế độ ăn sai là 53%. Cũng trong quá trình nghiên cứu tác giả thấy có 98 NB có biến chứng liên quan đến thuốc chống đông AVK (chiếm 22,78%). NB uống rượu có nguy cơ INR ngoài mục tiêu cao gấp 1,36 lần so với NB không uống rượụ NB thực hiện chế độ ăn sai có nguy cơ INR ngoài mục tiêu cao gấp 1,51 lần so với NB thực hiện chếđộăn đúng [16].

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Kính và Tạ Mạnh Cường (2011) cho thấy kiến thức của NB về dùng thuốc chống đông chưa tốt: với 27,3% NB cho là không cần xét nghiệm đông máu và 21,8% NB không biết cần điều chỉnh liều thuốc chống đông theo giá trị INR. Chỉ có 67,3% số NB có ý thức được phạm vi đích điều trị INR nhưng có 10% hiểu sai giá trịđích INR [8].

Về hiểu biết của NB sau thay van tim cơ học khi dùng thuốc chống đông AVK, nghiên cứu của Hồ Thị Thiên Nga tại Bệnh viện Việt Đức (2010) có 72,2% biết đúng tác dụng của thuốc chống đông AVK, 55,8% NB biết khoảng giá trị INR cần đạt, 48% NB biết được nguy cơ chảy máu khi quá liều thuốc chống đông và 50,4% NB biết được nguy cơ huyết khối tắc mạch khi không đạt được mục tiêu chống đông [10].

Tóm lại, các nghiên cứu ở trong nước và trên thế giới đã chỉ ra có mối liên quan giữa kiến thức tới việc thực hành tuân thủđiều trị thuốc và từ tuân thủđiều trị

thuốc tới biến chứng của người bệnh không tuân thủ điều trị thuốc chống đông. Thực tế việc thực hành tuân thủ điều trị thuốc chống đông ở người bệnh chưa đạt mức tối ưu, ở một số nước mới chỉ trên mức trung bình và có một lỗ hổng kiến thức nghiêm trọng ở đối tượng nàỵ Vì thế có một nhu cầu cấp thiết về nghiên cứu tác

động của các can thiệp cụ thểđể cải thiện sự tuân thủ điều trịở người bệnh sử dụng thuốc chống đông [55].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị thuốc chống đông kháng vitamin k của người bệnh tim mạch điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)