2.6.1.Tiêu chí và nguyên tắc xây dựng mô hình can thiệp
Để đảm bảo tính hiệu quả của các nội dung can thiệp, mô hình can thiệp
được xây dựng phải phù hợp với người bệnh và dễ thực hiện dựa trên nguyên tắc: -Hình thức đơn giản, thân thiện và cởi mở.
-Nội dung nhất quán dựa trên tài liệu chuẩn bị sẵn. -Truyền đạt ngắn gọn và sử dụng từ ngữ dễ hiểụ
-Đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của người bệnh. -Chi phí không quá tốn kém và có thể chấp nhận được.
2.6.2. Mô hình can thiệp
Đối tượng can thiệp là người bệnh từđủ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán mắc một số bệnh lý tim mạch (thay van tim nhân tạo, hẹp van 2 lá, rung nhĩ, huyết khối tĩnh mạch sâu) và được chỉ định dùng thuốc chống đông kháng vitamin K đang điều trị
ngoại trú tại Phòng khám Nội tim mạch (P.212) Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. - Người thực hiện can thiệp là nghiên cứu viên.
- Địa điểm can thiệp: Các hoạt động can thiệp được thực hiện tại Phòng tư
vấn (P.202) thuộc khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.
- Thời điểm thực hiện can thiệp: Trong thời gian người bệnh chờ kết quả xét nghiệm, NB được mời đến Phòng tư vấn (P.202) tại khoa Khám bệnh để thực hiện hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏẹ
Thời gian trung bình của một buổi can thiệp cho mỗi nhóm là 40 phút, trong
đó thời gian để người bệnh đọc tài liệu là 10 phút, thời gian tư vấn giáo dục sức khỏe và giải đáp các thắc mắc là 30 phút.
2.6.3. Nội dung can thiệp
Nội dung can thiệp giáo dục sức khỏe (Phụ lục 6) được xây dựng dựa trên tài liệu hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K của Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam [6], sách “tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định” của Nhà xuất bản Y học [4], khuyến cáo của Hội tim mạch Hoa Kỳ [41] và có xin ý kiến các bác sỹ chuyên khoa tim mạch và thầy hướng dẫn và thực hiện thử
trên 30 người bệnh không thuộc mẫu nghiên cứụ Thuốc chống đông kháng vitamin K được sử dụng của đối tượng trong nghiên cứu là thuốc Sintrom 4mg (Acenocoumarol 4mg) do Novartis (Pháp) sản xuất. Nội dung can thiệp giáo dục sức khỏe bao gồm:
+ Lý do phải dùng thuốc chống đông. Biến chứng và biểu hiện phát hiện sớm các biến chứng liên quan đến thuốc chống đông kháng vitamin K.
+ Xét nghiệm PT-INR, mục đích xét nghiệm chỉ số đông máu PT-INR, ngưỡng INR mục tiêu khuyến cáo với từng mặt bệnh tim mạch.
+ Tương tác thuốc và chếđộăn.
2.6.4. Phương pháp can thiệp
2.6.4.1. Phương pháp can thiệp
Hoạt động can thiệp được thực hiện trực tiếp bằng hình thức tư vấn giáo dục sức khỏe cho từng nhóm nhỏ từ 3 đến 4 đối tượng kết hợp với thuyết trình, giải thích và có minh họa bằng hình ảnh. Trong quá trình thực hiện can thiệp, người nghiên cứu không truyền thông hết các nội dung trong tài liệu mà luôn khuyến khích và chú ý lắng nghe để xác định những nội dung NB đã biết, đã thực hiện cũng như những nội dung người bệnh còn chưa biết hoặc thực hiện chưa tốt về tuân thủ điều trị thuốc chống đông kháng vitamin K để từ đó can thiệp được thực hiện hiệu quả.
Tài liệu, phương tiện: Can thiệp sử dụng tài liệu phát tay, tờ rơi phát cho người bệnh (Phụ lục 6).
2.6.4.2.Quy trình can thiệp/ trình tự của một buổi can thiệp
+ Ổn định, giới thiệụ
+ Nhắc lại kết quả phỏng vấn lần 1. + Phát tài liệu để người bệnh đọc tài liệụ + Giải thích từng nội dung can thiệp.
+ Trao đổi, thảo luận, giải đáp các thắc mắc của người bệnh về TTĐT. + Tóm tắt, kết thúc buổi tư vấn.
Các hoạt động của nghiên cứu được thực hiện tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.