8. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Lập dự toán thu
Đối với đơn vị SDLĐ, hằng tháng đơn vị SDLĐ có trách nhiệm đối chiếu số lao động quỹ tiền lƣơng và mức nộp BHXH bắt buộc thực tế cho cơ quan BHXH trực tiếp quản lý hàng tháng.
Đối với cơ quan BHXH huyện, thị xã (đƣợc gọi là BHXH cấp huyện), hàng năm BHXH cấp huyện căn cứ tình hình thực hiện năm trƣớc và khả năng mở rộng NLĐ tham gia BHXH trên địa bàn, lập hai bản “Kế hoạch thu BHXH, BHYT” năm sau, gửi BHXH tỉnh 01 bản trƣớc ngày 05/11 hàng năm.
Đối với BHXH tỉnh: Hàng năm lập hai bản dự toán thu BHXH, BHYT gửi về BHXH Việt Nam. Đồng thời, bên cạnh đó, căn cứ vào dự toán thu BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ dự toán thu cho các đơn vị trực thuộc tỉnh, huyện trƣớc ngày 20/1 hàng năm.
Riêng đối với BHXH thuộc Ban cơ yếu Chính phủ, Bộ quốc phòng, Bộ Công an, lập kế hoạch thu BHXH gửi trực tiếp lên BHXH Việt Nam trƣớc ngày 15/11 hàng năm.
Đối với BHXH Việt Nam: BHXH Việt Nam sẽ căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch năm trƣớc và khả năng phát triển lao động năm sau của các địa phƣơng, tổng hợp, lập và giao dự toán thu BHXH, BHYT cho BHXH tỉnh, BHXH thuộc Bộ quốc phòng, Bộ công an và Ban cơ yếu Chính phủ trƣớc ngày 10/01 hàng năm.
Căn cứ theo tiêu thức độ dài thời gian có thể phân loại dự toán thu BHXH thành dự toán dài hạn, dự toán trung hạn và dự toán ngắn hạn. Dự toán thu BHXH dài hạn, trung hạn thƣờng mang tính chất dự báo gắn với một kỳ ổn định NSNN. Dự toán thu BHXH ngắn hạn là dự toán có hiệu lực từ một năm trở xuống bao gồm:
- Dự toán năm: Gắn với dự toán ngân sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm. Cơ quan BHXH các cấp đều phải lập dự toán thu BHXH năm. Dự toán thu BHXH năm mang tính pháp lệnh. Để thực hiện dự toán pháp lệnh, cơ quan BHXH còn phải lập và giao dự toán quý, tháng, dự toán phấn đấu để điều hành thu.
- Dự toán quý: Căn cứ xây dựng dự toán thu BHXH quý là dự toán pháp lệnh đã đƣợc phê chuẩn và dự toán phấn đấu. Trên cơ sở số dự toán thu cả năm mà phân bổ cho từng quý cho phù hợp với quy luật vận động của nguồn thu trong từng quý.
- Dự toán tháng: Là dự toán thu mang tính chất tác nghiệp nhằm triển khai thực hiện dự toán quý và dự toán năm. Dự toán tháng đƣợc lập ở BHXH tỉnh, thành phố và BHXH các quận, huyện. Dự toán tháng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy cơ quan BHXH tăng cƣờng các biện pháp quản lý các khoản thu theo các khoản phát sinh hàng tháng để nộp kịp thời vào quỹ BHXH, tránh tình trạng dồn thu vào những tháng cuối năm.
Thông qua việc lập và xét kế hoạch thu BHXH, BHXH các cấp sẽ xác định đƣợc khối lƣợng công việc phải làm trong thời gian tới. Việc lập dự toán
BHXH bắt buộc phải đảm bảo tính tiên tiến, tích cực, chủ động, phù hợp với tăng trƣởng kinh tế và quy luật tăng trƣởng thu trên địa bàn.
1.2.3. Tổ chức thực hiện thu BHXH bắt buộc
a.Các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc
Theo Luật BHXH, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về BHXH gồm: - Chính phủ, Bộ LĐTBXH, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng thực hiện quản lý trong phạm vi địa phƣơng.
- Sở LĐTBXH có trách nhiệm giúp UBND tỉnh, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về BHXH. “ Điều 8 Luật BHXH, 2006”
b. Tổ chức bộ máy thực hiện thu BHXH bắt buộc
BHXH Việt Nam đƣợc tập trung, tổ chức và quản lý theo ngành dọc, thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng theo sơ đồ hình 1.1, gồm có:
Hình 1.1. Sơ đồ mô hình tổng quan về phân cấp quản lý thu BHXH bắt buộc
Theo mô hình trên, việc phân cấp quản lý nhƣ sau:
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ về tình hình thực hiện công tác quản lý thu, cấp sổ, công tác thu chi của BHXH, BHYT trong toàn ngành bao gồm cả BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ.
BHXH Việt Nam BHXH Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ban cơ yếu Chính phủ BHXH Quận, Huyện 1.1 BHXH Quận, Huyện 1.n BHXH tỉnh 63 BHXH Tỉnh 1 BHXH Quận Huyện 63.1 BHXH Quận, Huyện 63.n BHXH Tỉnh 2 BHXH Tỉnh n
- Bảo hiểm xã hội tỉnh (thành phố): Căn cứ tình hình thực tế của địa phƣơng để phân cấp quản lý thu BHXH cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo giao chỉ tiêu thu hợp lý cho từng quận/huyện;
- Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến ngƣời lao động tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh, thành phố có trách nhiệm phân cấp về quận huyện cơ sở dữ liệu liên quan đến ngƣời lao động ở phƣờng xã;
- Xây dựng kế hoạch và hƣớng dẫn, theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXH bắt buộc đối với BHXH huyện theo định kỳ, quý, 6 tháng, năm lập "Biên bản thẩm định số liệu thu BHXH bắt buộc".
- BHXH tỉnh tổ chức thu BHXH của các đơn vị SDLĐ đóng trên địa bàn tỉnh bao gồm các đơn vị: Đơn vị do Trung ƣơng quản lý; Đơn vị do tỉnh (thành phố) trực tiếp quản lý; DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; Đơn vị mà BHXH huyện không đủ điều kiện thu; Đơn vị, tổ chức quốc tế; DN ngoài quốc doanh có sử dụng lao động lớn; Cơ quan, tổ chức, DN đƣa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài; DN ngoài quốc doanh có sử dụng lao động lớn.
- BHXH cấp huyện: Tổ chức, hƣớng dẫn thực hiện thu BHXH bắt buộc; cấp sổ BHXH đối với ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động theo phân cấp quản lý bao gồm: Đơn vị do huyện trực tiếp quản lý; Đơn vị ngoài quốc doanh có số lƣợng lao động từ 10 trở lên; Xã, phƣờng, thị trấn; Đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu.
- BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ: Trực tiếp thu BHXH, cấp sổ BHXH đối với ngƣời lao động do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý; xây dựng kế hoạch thu và báo cáo quyết toán thu BHXH, cấp sổ BHXH hàng năm với cơ quan BHXH Việt Nam.
Căn cứ vào sự phân cấp trên BHXH các cấp sẽ tiến hành xác định loại hình đơn vị và loại đối tƣợng đang đóng trên địa bàn quản lý. Từ đó xác định
số lao động ở từng đơn vị SDLĐ để có kế hoạch tổ chức thu cụ thể. Sau đó phân chia công việc quản lý thu cho từng cán bộ trong đơn vị, mỗi cán bộ quản lý một khu vực khác nhau để công việc diễn ra suôn sẻ không chồng chéo nhau.
c.Quản lý hoạt động thu BHXH bắt buộc
Luật BHXH đƣợc ra đời nhằm mục đích quản lý tốt hoạt động thu, vì thế BHXH Việt Nam đã ban hành Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ- BNN thể hiện qua sơ đồ quy trình quản lý thu BHXH (Hình 1.2) nhằm mục đích: Nắm rõ đƣợc quy trình từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến quy trinh trả kết quả; thu đúng quy định, thu đầy đủ và đảm bảo công chức viên chức thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN
Dữ liệu
HGĐ Ngƣời lao động Đơn vị
Cơ quan BHXH Bộ phận TNHS thuộc Văn phòng Phòng KHTC Phòng Quản lý thu Phòng cấp Sổ thẻ
Nộp tiền vào kho bạc, ngân hàng
Thông báo thu C12- TS Hồ sơ, sổ, thẻ, c13- TS, tờ rời hàng năm Mã số BHXH -Kê khai TK1-TS - Giấy tờ chứng minh quyền lợi (nếu có) -Nhận TK1-TS, tra cứu mã số BHXH (nếu có) - Lập D02-TS/D03-TS - Nhận TK3-TS - Giấy tờ chứng minh quyền lợi (nếu có)
Sổ, thẻ, tờ rời hàng năm Hồ sơ, sổ, thẻ, C13-TS, tờ rời hàng năm Nhập UNC Thông báo thu C12-TS Nhận hồ sơ
-Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, nhập TK1-TS, D02-TS,D03-TS, TK3-TS, D01-TS. - Cấp mã số BHXH - Nhập dữ liệu - In, ký, trình ký D02-TS
Đối chiếu số phải thu, số đã thu Thông báo thu C12- TS
- Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, TK1-TS, D02-TS, D03-TS, TK3-TS, D01-TS. - Xác nhận thời gian tham gia - In sổ BHXH, thẻ BHYT, C13-TS, tờ rời hàng năm - In, ký, trình ký D09a-TS, D10a-TS
d. Các tiêu chí đánh giá quản lý thu BHXH bắt buộc
Căn cứ vào Quyết định 982/QĐ-BHXH ngày 13/7/2016, Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành BHXH (Phụ lục 3) ta có thể liệt kê một số chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu BHXH bắt buộc
BHXH Việt Nam dựa trên các báo cáo kết quả thu của BHXH các tỉnh, tiến hành khảo sát tình hình kinh tế - xã hội của từng tỉnh, tổng hợp, từ đó đƣa ra tổng số phải thu theo kế hoạch gửi đến từng tỉnh, thành phố. Kế hoạch thu do BHXH giao đƣợc xây dựng sao cho bám sát với tình hình thực tiễn của từng địa phƣơng. Do đó, các chỉ tiêu kế hoạch đƣợc đƣa ra nhƣ một dấu mốc để đánh giá công tác quản lý thu của từng địa phƣơng đã đƣợc thực hiện và vận hành hiệu quả hay chƣa. Đây là tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất để đánh giá hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc.
Công thức tính :
Số thu BHXH thực hiện đƣợc
Tht= x100% Số thu BHXH theo kế hoạch
- Tỉ lệ nợ đọng BHXH bắt buộc
Bên cạnh tiêu chí tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu BHXH bắt buộc thì tỷ lệ nợ đọng BHXH bắt buộc từng năm là tiêu chí, là thƣớc đo về kết quả hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc. Nếu cơ quan BHXH hoạt động có hiệu quả, theo dõi, giám sát đƣợc chặt chẽ các khoản nợ và thực hiện đƣợc các biện pháp thu hồi nợ, giảm nợ tốt thì tỷ lệ nợ đọng BHXH bắt buộc sẽ giảm một cách đáng kể. Tỷ lệ nợ đọng BHXH bắt buộc phản ánh hiệu quả công tác thanh tra kiểm tra, công tác tuyên truyền và sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với các cơ quan ban ngành liên quan.
Công thức tính:
Số tiền nợ đọng BHXH
Tnđ = x 100% Tổng số tiền thu BHXH
- Tốc độ tăng số lượng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trong đó công tác quản lý đối tƣợng tham gia BHXH tốt sẽ giúp cho cán bộ quản lý thu quản lý chặt chẽ, điều tra nắm rõ số lƣợng đối tƣợng tham gia bao gồm số đơn vị và số lao động tham gia BHXH bắt buộc. Từ đó, mở rộng độ bao phủ của BHXH làm tăng số đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc. Chính vì thế, đây là thƣớc đo, là tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác quản lý thu BHXH bắt buộc.
Công thức tính:
Số lƣợng đối tƣợng tham gia BHXH năm gốc
Tđ =
Số lƣợng đối tƣợng tham gia BHXH năm liền kề
1.2.4. Quyết toán thu
- Để thẩm định số liệu thu BHXH, BHYT, BHTN đối với BHXH cấp dƣới theo định kỳ hàng quý, năm, khi quyết toán thu phải đảm bảo nguyên tắc:
- Nguyên tắc thống nhất: Khi quyết toán thu với cơ quan cấp trên phải đảm bảo thống nhất số liệu báo cáo từ các đơn vị dự toán cấp 3 (BHXH huyện), đơn vị dự toán cấp 2 (BHXH tỉnh) và đơn vị dự toán cấp 1 (BHXH Việt Nam).
- Nguyên tắc đầy đủ: Số liệu báo cáo với cơ quan duyệt quyết toán cấp trên phải luôn đầy đủ rõ ràng rành mạch trong từng chứng từ. Đầy đủ là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý quyết toán thu. Giấy tờ liên quan đầy đủ đảm bảo sức thuyết phục, chịu trách nhiệm giải trình cho cơ quan BHXH các cấp trong việc quản lý đòi hỏi các khoản thu BHXH bắt buộc của năm tài khóa đã qua phải đƣợc báo cáo, giải trình một cách đầy đủ, kể cả tính tuân thủ, tính hiệu lực, hiệu quả các chính sách BHXH.
- Nguyên tắc cân đối: Theo nguồn ngân sách thu chi hàng năm BHXH Việt Nam cấp về theo sự hƣớng dẫn của BHXH Việt Nam rồi đến BHXH các tỉnh, thành phố phải đảm bảo thu chi cân đối, tránh vƣợt quỹ gây tổn thất cho Ngành.
- Nguyên tắc trung thực, chính xác: Mọi số liệu phải đƣợc công khai minh bạch rõ ràng, trung thực và số liệu phải khớp đúng chính xác với phần mềm TST của Ngành.
- Nguyên tắc thƣờng niên: Theo đó, các khoản thu, chi BHXH phải hạch toán và quyết toán đúng niên độ ngân sách.
- Nguyên tắc công khai minh bạch: Mọi nguồn thu của quỹ BHXH đƣợc thu công khai và minh bạch từ việc thực hiện nghĩa vụ thu nộp của các tổ chức, cá nhân theo luật định.
- Nguyên tắc hạn định: Nguyên tắc hạn định đƣợc hiểu là chỉ đƣa vào quyết toán các khoản thực thu, thực chi.
Thực hiện tốt công tác quyết toán thu sẽ giúp cho công tác quản lý thu đƣợc thực hiện tốt hơn.
1.2.5. Thanh tra, kiểm tra đánh giá về việc chấp hành pháp luật BHXH, hoạt động thu BHXH và giải quyết khiếu nại tố cáo về BHXH BHXH, hoạt động thu BHXH và giải quyết khiếu nại tố cáo về BHXH
a.Thanh tra, kiểm tra
Thanh tra là hoạt động của một chủ thể có thẩm quyền nhằm kiểm soát, xem xét và phát hiện ngăn chặn những gì trái với quy định.
Hoạt động kiểm tra là việc xem xét, làm rõ những việc làm, hành vi đúng, sai việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đối với cơ quan BHXH là xem xét việc cơ quan BHXH các cấp và cán bộ, công chức, viên chức chấp hành các quy định của pháp luật và hƣớng dẫn của BHXH Việt Nam nhằm chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời.
Hàng năm BHXH tỉnh và cấp huyện tổ chức kiểm tra tình hình kiểm tra đánh giá tình hình hoạt động của các đơn vị đang đóng trên địa bàn và tình hình quản lý sổ thẻ BHXH, BHYT của các đơn vị đó.
Nội dung kiểm tra gồm: Số lao động hiện có, hồ sơ tham gia bao gồm: HĐLĐ, kiểm tra chức danh, tiền lƣơng, tiền công đóng BHXH của đơn vị; ngƣời lao động; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.
Căn cứ tình hình cụ thể của địa phƣơng và kế hoạch kiểm tra do BHXH Việt Nam giao hàng năm, BHXH tỉnh, BHXH cấp huyện lên kế hoạch kiểm tra đối với đơn vị đang tham gia BHXH; báo cáo UBND cùng cấp để có kế hoạch phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền hoặc thành lập đoàn kiểm tra để làm hồ sơ điều chỉnh khi phát hiện sai phạm hậu kiểm tra, các thông báo kết quả đóng BHXH của đơn vị và NLĐ do cơ quan BHXH gửi một tháng 2 lần để kiểm tra, hồ sơ chứng từ đóng BHXH tại đơn vị đƣợc đối chiếu liên tục phải khớp với danh sách lao động trong hợp đồng của đơn vị, bảng thanh toán lƣơng, các quyết định về thay đổi chức danh, nâng lƣơng; các chứng từ ủy nhiệm chi hàng tháng; kiểm tra thực tế việc giao nhận sổ BHXH cho NLĐ tại đơn vị.
Lập biên bản đối với các đơn vị chậm đóng trong thời gian kéo dài, các đơn vị có số nợ lớn, các đơn vị đã có dữ liệu thuế nhƣng chƣa tham gia BHXH. Giải thích, hƣớng dẫn đơn vị khắc phục sai sót, nhầm lẫn trong quá trình kê khai phần mềm điện tử. Các trƣờng hợp đơn vị kê khai thiếu lao động hoặc kê khai nhầm mức tiền lƣơng, tiền công của ngƣời lao động thì yêu cầu đơn vị kê khai điều chỉnh và đóng theo đúng quy định.