Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 45 - 49)

8. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Các nhân tố chủ quan

1.3.2.1. Yếu tố về nguồn lực của cơ quan BHXH

Nguồn lực của cơ quan BHXH - cơ quan quản lý thu BHXH bao gồm nhân lực, nguồn lực tài chính, hệ thống thông tin, cơ sở hạ tầng kỹ thuật (văn phòng, trang thiết bị máy móc...), trong đó, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất.

Cán bộ viên chức ngành BHXH là những ngƣời trực tiếp thực hiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc. Số lƣợng, trình độ đào tạo, kỹ năng, kinh nghiệm, đạo đức, tính trung thực, sự tận tụy của các nhà quản lý, cán bộ chuyên quản thu BHXH bắt buộc, mức độ tự quyết của cơ quan BHXH trong vấn đề nhân lực ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc.

Các hoạt động lập kế hoạch, tuyển dụng, bố trí, đề bạt, đánh giá, tạo động lực, đào tạo và đặc biệt là đào tạo và phát triển nhân lực là những yếu tố tác động tới chất lƣợng và số lƣợng nhân lực và quyết định chủ yếu đến quản lý thu BHXH bắt buộc.

Ngoài ra, các yếu tố về hệ thống thông tin, cơ sở hạ tầng kỹ thuật... cũng tác động ảnh hƣởng đến hiệu quả thực hiện công tác chuyên môn trong quản lý thu BHXH.

1.3.2.2. Tổ chức quản lý trong cơ quan BHXH

Công tác tổ chức quản lý trong cơ quan BHXH là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc. Những nội dung chủ yếu trong công tác quản lý ảnh hƣởng đến công tác thu BHXH bắt buộc bao gồm:

Phân cấp quyền lực giữa cơ quan BHXH cấp trung ƣơng và cấp địa phƣơng. Xu hƣớng chung hiện nay là tăng cƣờng quyền lực và phân cấp chức năng về cơ quan BHXH cấp địa phƣơng. Điều này ảnh hƣởng đến quyền tự chủ, chủ động sáng tạo trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc.

Tổ chức quản lý và sự phối hợp của các mảng nghiệp vụ khác trong nội bộ cơ quan BHXH: Các công tác khác trong cơ quan BHXH tuy không trực tiếp quản lý thu BHXH bắt buộc nhƣng có ảnh hƣởng lớn đến việc thực hiện cũng nhƣ hiệu quả của công tác thu BHXH bắt buộc: Công tác tài chính trong việc phân bổ kinh phí phục vụ công tác hỗ trợ quản lý thu, hỗ trợ phối hợp liên ngành; công tác tuyên truyền về pháp luật BHXH bắt buộc ảnh hƣởng đến ngƣời tham gia, do đó ảnh hƣởng hiệu quả của công tác quản lý thu BHXH bắt buộc; công tác giải quyết chế độ gắn giải quyết chế độ với thực tế đóng BHXH bắt buộc, công tác nhân sự trong việc điều phối nhân lực giữa các bộ phận và nhân lực chuyên quản thu BHXH bắt buộc.

1.3.2.3. Nhân tố về sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan và đơn vị trong quản lý thu BHXH bắt buộc

Để thu đúng, thu đủ và kịp thời tránh thất thu cho quỹ BHXH thì sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên ngành là điều hết sức quan trọng. Công tác thu BHXH bắt buộc là một công tác có liên hệ mật thiết với các sở, ban, ngành, đoàn thể khác với đơn vị thực hiện. Vì vậy, để công tác thu hoạt động có hiệu quả thì phải tăng cƣờng kết hợp với các cơ quan nhƣ: Thuế, Lao động, Thƣơng binh và Xã hội, Liên đoàn lao động, Thanh tra, Hội Nông dân và cơ quan chính quyền địa phƣơng để thanh tra, kiểm tra các đơn vị đóng trên địa bàn trong việc thực hiện các chế độ. Ví dụ: Cán bộ BHXH thì kiểm tra việc thực hiện đóng BHXH, Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội thì kiểm tra về chất lƣợng nơi làm việc, Liên đoàn lao động thì kiểm tra về hợp đồng lao động, chức danh công việc và việc làm có nhƣ trên thực tế hay không, mỗi cán bộ kiêm nhiệm một công việc kiểm tra khác nhau để đƣa đến các quyết định cuối cùng trong khâu hậu kiểm.

1.3.2.4. Công tác tuyên truyền về hệ thống pháp luật và quy định về luật BHXH

buộc. Vì vậy các chính sách BHXH cần đi sát vào thực tế và tác động không nhỏ đến một phần lớn NLĐ, công tác thông tin tuyên truyền chính là một trong những nhân tố quan trọng đối với công tác thu BHXH bắt buộc. Cụ thể, tuyên truyền BHXH còn có tác dụng cổ vũ, động viên NLĐ cũng nhƣ NSDLĐ tự giác, tích cực thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ khi tham gia BHXH, đấu tranh loại bỏ hành vi gian lận, trốn đóng BHXH nhằm mục đích trục lợi. Ngoài ra, tuyên truyền còn giúp cho đại bộ phận đối tƣợng tham gia hiểu rõ về chế độ, chính sách BHXH theo quy định của Pháp luật, quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia, làm thay đổi nhận thức, thái độ đối với công tác BHXH theo hƣớng tích cực, phù hợp với pháp luật… Ý thức của ngƣời tham gia còn hạn chế xuất phát từ sự ít hiểu biết về chính sách BHXH, bởi vậy tuyên truyền cho các đối tƣợng tham gia hiểu đƣợc lợi ích từ chính sách này sẽ khuyến khích các đối tƣợng tham gia nhiều hơn, tuân thủ mọi quy định về pháp luật đối với BHXH.

1.3.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về BHXH bắt buộc

Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra về BHXH bắt buộc đƣợc Ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện; đặc biệt từ năm 2016, Ngành BHXH đƣợc giao thêm chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH theo quy định của Luật BHXH năm 2014 đã tạo sự chuyển biến trong thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ của Ngành.

Hàng năm, BHXH tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện kiểm tra liên ngành về thực hiện BHXH bắt buộc tại các đơn vị sử dụng lao động; thực hiện thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH bắt buộc; kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc.

Qua thanh tra, kiểm tra việc đóng BHXH bắt buộc phát hiện nhiều đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH bắt buộc chƣa đủ số lƣợng ngƣời lao động thuộc đối tƣợng tham gia đang làm việc; đóng chƣa đúng mức tiền lƣơng làm

căn cứ đóng theo quy định; xác định số nợ BHXH bắt buộc của các đơn vị tại thời điểm thanh tra, kiểm tra để làm căn cứ thu, truy thu theo quy định. Đồng thời, qua kiểm tra tình hình thực hiện các chế độ BHXH phát hiện các trƣờng hợp hƣởng chế độ BHXH ngắn hạn sai quy định phải thu hồi.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Nội dung Chƣơng 1 tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận của BHXH bắt buộc và quản lý thu BHXH bắt buộc, trong đó trình bày rõ các khái niệm; đặc điểm, ý nghĩa, mục tiêu của công tác quản lý thu BHXH bắt buộc.

Hai nội dung quan trọng nhất của chƣơng này liên quan chặt chẽ đến việc triển khai các chƣơng tiếp theo là:

Thứ nhất, nội dung quản lý thu BHXH bắt buộc với 5 nội dung chính: Xác định đối tƣợng thu, mức thu và phƣơng thức thu bảo hiểm xã hội bắt buộc; Lập dự toán thu; Tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội bắt buộc; Quyết toán thu; Thanh tra, kiểm tra đánh giá về việc chấp hành pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc, hoạt động thu bảo hiểm xã hội bắt buộc và giải quyết khiếu nại tố cáo về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Thứ hai, các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc, bao gồm: Các nhân tố khách quan (Môi trƣờng chính trị, pháp luật; Chính sách lao động việc làm tiền lƣơng; Tốc độ tăng trƣởng kinh tế; Trình độ nhận thức của NLĐ, ngƣời SDLĐ); Các nhân tố chủ quan (Nguồn lực của cơ quan BHXH; Công tác tổ chức quản lý trong cơ quan BHXH; Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý thu BHXH bắt buộc; Công tác tuyên truyền về chế độ chính sách và pháp luật về BHXH bắt buộc; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về BHXH bắt buộc).

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TRÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)