Thanh tra, kiểm tra đánh giá về việc chấp hành pháp luật bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 38)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.5. Thanh tra, kiểm tra đánh giá về việc chấp hành pháp luật bảo

BHXH, hoạt động thu BHXH và giải quyết khiếu nại tố cáo về BHXH

a.Thanh tra, kiểm tra

Thanh tra là hoạt động của một chủ thể có thẩm quyền nhằm kiểm soát, xem xét và phát hiện ngăn chặn những gì trái với quy định.

Hoạt động kiểm tra là việc xem xét, làm rõ những việc làm, hành vi đúng, sai việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đối với cơ quan BHXH là xem xét việc cơ quan BHXH các cấp và cán bộ, công chức, viên chức chấp hành các quy định của pháp luật và hƣớng dẫn của BHXH Việt Nam nhằm chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời.

Hàng năm BHXH tỉnh và cấp huyện tổ chức kiểm tra tình hình kiểm tra đánh giá tình hình hoạt động của các đơn vị đang đóng trên địa bàn và tình hình quản lý sổ thẻ BHXH, BHYT của các đơn vị đó.

Nội dung kiểm tra gồm: Số lao động hiện có, hồ sơ tham gia bao gồm: HĐLĐ, kiểm tra chức danh, tiền lƣơng, tiền công đóng BHXH của đơn vị; ngƣời lao động; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.

Căn cứ tình hình cụ thể của địa phƣơng và kế hoạch kiểm tra do BHXH Việt Nam giao hàng năm, BHXH tỉnh, BHXH cấp huyện lên kế hoạch kiểm tra đối với đơn vị đang tham gia BHXH; báo cáo UBND cùng cấp để có kế hoạch phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền hoặc thành lập đoàn kiểm tra để làm hồ sơ điều chỉnh khi phát hiện sai phạm hậu kiểm tra, các thông báo kết quả đóng BHXH của đơn vị và NLĐ do cơ quan BHXH gửi một tháng 2 lần để kiểm tra, hồ sơ chứng từ đóng BHXH tại đơn vị đƣợc đối chiếu liên tục phải khớp với danh sách lao động trong hợp đồng của đơn vị, bảng thanh toán lƣơng, các quyết định về thay đổi chức danh, nâng lƣơng; các chứng từ ủy nhiệm chi hàng tháng; kiểm tra thực tế việc giao nhận sổ BHXH cho NLĐ tại đơn vị.

Lập biên bản đối với các đơn vị chậm đóng trong thời gian kéo dài, các đơn vị có số nợ lớn, các đơn vị đã có dữ liệu thuế nhƣng chƣa tham gia BHXH. Giải thích, hƣớng dẫn đơn vị khắc phục sai sót, nhầm lẫn trong quá trình kê khai phần mềm điện tử. Các trƣờng hợp đơn vị kê khai thiếu lao động hoặc kê khai nhầm mức tiền lƣơng, tiền công của ngƣời lao động thì yêu cầu đơn vị kê khai điều chỉnh và đóng theo đúng quy định.

Đối với những trƣờng hợp vi phạm trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN đóng không đúng tiền lƣơng, tiền công của ngƣời lao động, thu tiền của ngƣời lao động nhƣng không đóng nhằm chiếm dụng quỹ BHXH của NLĐ, đóng không kịp thời, đóng không đủ số tiền phải đóng thì đề nghị đơn vị truy đóng đủ cho ngƣời lao động, đồng thời báo cáo cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Cần có các chế tài liên quan đến hình sự để đủ sức răn đe đối với đơn vị sử dụng lao động.

b.Giải quyết khiếu nại tố cáo

Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo theo các quy định của pháp luật và của Ngành; là một trong những hoạt động mang tính thƣờng xuyên của quản lý nhà nƣớc về BHXH. Chính sách BHXH vận động qua nhiều giai đoạn và có điều chỉnh, bổ sung nên việc đảm bảo quyền

lợi của ngƣời lao động không phải khi nào cũng giải quyết tốt. Ngƣời thụ hƣởng có quyền khiếu nại với cơ quan Nhà nƣớc về những bất hợp lý khi thực hiện các chế độ BHXH, các cơ quan Nhà nƣớc sẽ có trách nhiệm giải quyết những khiếu nại này theo thẩm quyền từ thấp đến cao.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các trƣờng hợp vi phạm pháp luật về BHXH thực hiện các nội dung tổ chức công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại về những điều bất hợp lý khi thực hiện chế độ BHXH.

c.Mức phạt và cách xử lý đối với các vi phạm pháp luật về BHXH BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN

- Đối với cá nhân

Theo khoản 19 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP và Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể nhƣ sau:

STT Hành vi Mức phạt Biện pháp khắc

phục hậu quả

1

NLĐ có hành vi thỏa thuận với ngƣời sử dụng LĐ không đóng BHXH, BHTN,

BHTNLĐ-BNN

Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Buộc nộp số tiền phải đóng vào tài khoản thu của quỹ BHXH 2 NLĐ có hành vi thỏa thuận với ngƣời sử dụng LĐ đóng không đúng mức quy định BHXH, BHTN, BHTNLĐ- BNN Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng Buộc nộp số tiền còn thiếu tính thêm lãi vào tài khoản thu của quỹ BHXH

- Đối với doanh nghiệp, tổ chức:

STT Hành vi Mức phạt Biện pháp khắc phục hậu quả 1 Chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN “Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng tại thời điểm lập biên

Buộc tổ chức truy nộp số tiền BHXH bắt buộc cộng thêm

STT Hành vi Mức phạt Biện pháp khắc phục hậu quả

BHTN không đúng mức quy định

bản vi phạm hành chính nhƣng tối đa không quá 75.000.000 x 2”

thuế lãi của BHXH quy định theo quyết định 595/BHXH năm 2017 do chƣa đóng, chậm đóng; 3

Đóng BHXH, BHTN không đủ số ngƣời thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN

4

Không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ ngƣời lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN

“Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhƣng tối đa không quá 75.000.000 x 2”

5

Không lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, BHTN cho ngƣời lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết HĐLĐ, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng

“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi ngƣời lao

động” (Nghị định số

88/2015/NĐ-CP)

- Đối với các hành vi chậm đóng BHXH, ngoài việc bị tính lãi thì tùy thuộc vào mức độ vi phạm, doanh nghiệp còn bị xử lý theo các quy định sau:

+ Bị xử phạt hành chính theo NĐ 176/2013/NĐ-CP, nghị định 95/2013/NĐ-CP và nghị định số 88/2015/NĐ-CP.

+ Bên cạnh đó, nếu không chấp nhận quyết định xử phạt và không khắc phục hậu quả thì còn bị cƣỡng chế theo nghị định 166/2013/NĐ-CP gồm: Khấu trừ từ tài khoản, kê biên tài sản có giá trị tƣơng ứng để bán đấu giá, cƣỡng chế thu tiền, tài sản đang giao cá nhân, tổ chức khác nắm giữ nhằm cố tình tẩu tán tài sản.

+ Thậm chí còn bị khởi kiện theo quy định tại Điều 14 Luật BHXH, đặc biệt kể từ ngày 01/01/2018, hành vi nợ tiền BHXH của Doanh nghiệp còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 216 Bộ Luật hình sự với mức phạt từ 200.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC

Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc chịu tác động của nhiều nhân tố, có các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan, trong đó các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng lớn đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc là:

1.3.1. Các nhân tố khách quan

1.3.1.1. Yếu tố về chính trị, pháp luật

• Khung pháp lý quy định về BHXH bắt buộc

Thông qua Luật BHXH, Nhà nƣớc thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với công tác BHXH bắt buộc; đồng thời là cơ sở pháp lý để cơ quan BHXH thực hiện quản lý thu BHXH bắt buộc trong phạm vi quyền hạn của mình. Ngoài ra, công tác quản lý thu BHXH bắt buộc còn chịu tác động trực tiếp của Luật lao động, các chủ trƣơng chính sách và các quy định khác liên quan.

Tính đồng bộ giữa các quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật khác nhau, tính nhất quán trong các chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về công tác BHXH có vai trò quan trọng trong việc thực thi pháp luật về BHXH. Hoàn thiện của hệ thống pháp luật là yêu cầu cần thiết bởi pháp luật phù hợp với điều kiện hoàn cảnh đất nƣớc thì tạo đƣợc sự đồng thuận, sự tuân thủ của ngƣời tham gia. Ngƣợc lại, tính phức tạp, bất công bằng, bất hợp lý cũng nhƣ những lỗ hổng trong luật BHXH là những thách thức lớn đối với quản lý thu BHXH bắt buộc, gây ra những chống đối và sai phạm.

Sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về BHXH.

Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về BHXH.

Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nƣớc về BHXH.

Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nƣớc về BHXH trong phạm vi địa phƣơng theo phân cấp của Chính phủ.

Cơ quan BHXH chỉ là đơn vị hành chính sự nghiệp, là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách BHXH, không có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Chính vì vậy để nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc tham gia BHXH bắt buộc thì vai trò của các cấp ủy Đảng và chính quyền là rất quan trọng. Đó là việc chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định về BHXH, kiểm tra thực hiện nghĩa vụ chính trị trong đó có nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc cho ngƣời lao động; đó là việc yêu cầu các doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh phải cam kết tham gia BHXH bắt buộc cho ngƣời lao động; cũng nhƣ sử dụng những chế tài để xử lý các vi phạm pháp luật về BHXH.

1.3.1.2. Chính sách lao động việc làm tiền lương

Đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc là NLĐ và ngƣời SDLĐ. Do vậy, chính sách lao động, việc làm tiền lƣơng ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc.

Quy định về tuổi lao động ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc. Tuổi lao động tăng thêm sẽ mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH, tăng thêm thời gian đóng góp vào quỹ BHXH của ngƣời lao động và ngƣợc lại, do đó nó ảnh hƣởng trực tiếp đến số đối tƣợng tham gia, nguồn thu BHXH bắt buộc.

Những chính sách về lao động việc làm của Nhà nƣớc nhƣ: Đầu tƣ hỗ trợ công tác đào tạo nghề, phát triển thị trƣờng lao động, hình thành hệ thống

thông tin việc làm... sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến số lao động tìm đƣợc việc làm và mức thu nhập của họ. Chính vì vậy, nó cũng ảnh hƣởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc về số ngƣời tham gia BHXH bắt buộc và mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc.

Chính sách về tiền lƣơng tối thiểu chung, tiền lƣơng tối thiểu vùng ảnh hƣởng trực tiếp đến thu BHXH bắt buộc. Đặc biệt ở nƣớc ta, khi nguồn thu BHXH bắt buộc chủ yếu từ lao động trong hệ thống cơ quan, đơn vị sự nghiệp nhà nƣớc (thu BHXH theo hệ số), thì việc thay đổi mức lƣơng tối thiểu chung ảnh hƣởng nhiều đến mức đóng và tiền thu BHXH bắt buộc nói chung.

1.3.1.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao sẽ có nhiều doanh nghiệp mới đƣợc thành lập, các đơn vị mở rộng sản xuất kinh doanh, sử dụng thêm nhiều lao động, nhờ đó mở rộng đƣợc đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc. Đồng thời, kinh tế phát triển thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng thể hiện việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đƣợc thuận lợi, do đó, tiền lƣơng của ngƣời lao động đƣợc tăng lên, và chủ doanh nghiệp cũng sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc đóng BHXH bắt buộc cho ngƣời lao động, từ đó giảm đƣợc tình trạng trốn đóng và nợ BHXH bắt buộc.

1.3.1.4. Trình độ nhận thức của NLĐ, người SDLĐ

Ngƣời SDLĐ và NLĐ là đối tƣợng đóng góp vào quỹ BHXH bắt buộc nên nhận thức của họ về BHXH ảnh hƣởng lớn đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc. Đa phần hiện nay NLĐ và ngƣời SDLĐ chƣa hiểu đƣợc hết đƣợc quyền lợi của mình cũng nhƣ bản chất vì an sinh xã hội của BHXH, thậm chí còn lẫn lộn giữa Bảo hiểm thƣơng mại và BHXH nên tìm cách để trốn tránh việc đóng bảo hiểm bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ: Không đăng ký đóng BHXH, chậm đóng BHXH, đóng với mức lƣơng thấp hơn mức lƣơng thực hƣởng....

lợi của ngƣời tham gia BHXH bắt buộc để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của ngƣời lao động.

1.3.2. Các nhân tố chủ quan

1.3.2.1. Yếu tố về nguồn lực của cơ quan BHXH

Nguồn lực của cơ quan BHXH - cơ quan quản lý thu BHXH bao gồm nhân lực, nguồn lực tài chính, hệ thống thông tin, cơ sở hạ tầng kỹ thuật (văn phòng, trang thiết bị máy móc...), trong đó, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất.

Cán bộ viên chức ngành BHXH là những ngƣời trực tiếp thực hiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc. Số lƣợng, trình độ đào tạo, kỹ năng, kinh nghiệm, đạo đức, tính trung thực, sự tận tụy của các nhà quản lý, cán bộ chuyên quản thu BHXH bắt buộc, mức độ tự quyết của cơ quan BHXH trong vấn đề nhân lực ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc.

Các hoạt động lập kế hoạch, tuyển dụng, bố trí, đề bạt, đánh giá, tạo động lực, đào tạo và đặc biệt là đào tạo và phát triển nhân lực là những yếu tố tác động tới chất lƣợng và số lƣợng nhân lực và quyết định chủ yếu đến quản lý thu BHXH bắt buộc.

Ngoài ra, các yếu tố về hệ thống thông tin, cơ sở hạ tầng kỹ thuật... cũng tác động ảnh hƣởng đến hiệu quả thực hiện công tác chuyên môn trong quản lý thu BHXH.

1.3.2.2. Tổ chức quản lý trong cơ quan BHXH

Công tác tổ chức quản lý trong cơ quan BHXH là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc. Những nội dung chủ yếu trong công tác quản lý ảnh hƣởng đến công tác thu BHXH bắt buộc bao gồm:

Phân cấp quyền lực giữa cơ quan BHXH cấp trung ƣơng và cấp địa phƣơng. Xu hƣớng chung hiện nay là tăng cƣờng quyền lực và phân cấp chức năng về cơ quan BHXH cấp địa phƣơng. Điều này ảnh hƣởng đến quyền tự chủ, chủ động sáng tạo trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc.

Tổ chức quản lý và sự phối hợp của các mảng nghiệp vụ khác trong nội bộ cơ quan BHXH: Các công tác khác trong cơ quan BHXH tuy không trực tiếp quản lý thu BHXH bắt buộc nhƣng có ảnh hƣởng lớn đến việc thực hiện cũng nhƣ hiệu quả của công tác thu BHXH bắt buộc: Công tác tài chính trong việc phân bổ kinh phí phục vụ công tác hỗ trợ quản lý thu, hỗ trợ phối hợp liên ngành; công tác tuyên truyền về pháp luật BHXH bắt buộc ảnh hƣởng đến ngƣời tham gia, do đó ảnh hƣởng hiệu quả của công tác quản lý thu BHXH bắt buộc; công tác giải quyết chế độ gắn giải quyết chế độ với thực tế đóng BHXH bắt buộc, công tác nhân sự trong việc điều phối nhân lực giữa các bộ phận và nhân lực chuyên quản thu BHXH bắt buộc.

1.3.2.3. Nhân tố về sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan và đơn vị trong quản lý thu BHXH bắt buộc

Để thu đúng, thu đủ và kịp thời tránh thất thu cho quỹ BHXH thì sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên ngành là điều hết sức quan trọng. Công tác thu BHXH bắt buộc là một công tác có liên hệ mật thiết với các sở, ban, ngành, đoàn thể khác với đơn vị thực hiện. Vì vậy, để công tác thu hoạt động có hiệu quả thì phải tăng cƣờng kết hợp với các cơ quan nhƣ: Thuế, Lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 38)