Thuốc giảm đau Tần số (n=117) Tỷ lệ (%)
Paracetamol 54 46,15
Tenoxicam 20mg 63 53,85
Tổng 117 100
Nhận xét: Người bệnh trong nhóm nghiên cứu chủ yếu dùng 2 loại thuốc
Bảng 3.9. Mức độ lo lắng của nhóm đối tượng nghiên cứu Lo lắng (11,42 ± 2,02 điểm) Tần số (n =117) Tỷ lệ (%) Mức độ 0 0 0 Không lo lắng 1-7 2 1,71 Lo lắng nhẹ 8-14 109 93,16 Lo lắng vừa 15-21 6 5,13 Lo lắng nặng
Nhận xét: Theo kết quả nghiên cứu, điểm trung bình lo lắng của nhóm người bệnh
nghiên cứu là 11,42 ± 2,02 điểm.
Đa số người bệnh thuộc nhóm lo lắng vừa với 93,16%, nhóm lo lắng nhẹ và lo lắng nặng lần lượt là 1,71% và 5,13%. Không có người bệnh nào không cảm thấy lo lắng sau phẫu thuật.
3.3. Mức độ đau trong 72 giờ đầu sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới.
Bảng 3.10. Mức độ đau của người bệnh tại thời điểm đánh giá(n=117).
Đau tại thời điểm đánh giá Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
24 giờ đầu 7,32 0,71
Ngày thứ 2 6,29 0,67
Ngày thứ 3 5,17 0,65
Nhận xét: Theo kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị điểm đau hiện tại củangười
bệnh có mức độ đau cao nhất vào 24 giờ đầu với giá trị trung bình là 7,32 điểm và giảm dần vào các ngày thứ 2 và đau ít hơn vào ngày thứ 3 lần lượt là 6,29 và 5,17.
Bảng 3.11. Mức độ đau nhiều nhất của nhóm đối tượng nghiên cứu (n=117)
Đau nhiều nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
24 giờ đầu 8.51 0,75
Ngày thứ 2 7.46 0,70
Ngày thứ 3 6.19 0,63
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị trung bình đau sau phẫu thuật khi
người bệnh cảm thấy đau nhiều nhất tại thời điểm 24 giờ đầu, ngày thứ 2, ngày thứ 3 lần lượt là 8,5 ; 7,46 ; 6,19 . Trong đó, điểm số đau trung bình khi người bệnh cảm
thấy đau nhiều nhất 24 giờ đầu sau phẫu thuật có điểm số cao nhất và giảm dần ở những giờ sau đó.
Bảng 3.12. Mức độ đau ít nhất của nhóm đối tượng nghiên cứu (n=117)
Đau ít nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
24 giờ đầu 4,96 1,00
Ngày thứ 2 4,04 0,90
Ngày thứ 3 3,05 0,88
Nhận xét: Theo kết quả nghiên cửu cho thấy mức độ đau ít nhất của người bệnh cao
nhất vào 24 giờ đầu với giá trị trung bình là 4,96 và giảm dần vào ngày thứ 2 và thứ 3 lần lượt 4,04 và 3,05.
Bảng 3.13. Mức độ đau trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu(n=117)
Đau trung bình Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
24 giờ đầu 6,41 0,74
Ngày thứ 2 5,44 0,70
Ngày thứ 3 4,37 0,74
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ đau trung bình của người bệnh
cao nhất vào 24 giờ đầu với giá trị trung bình là 6,41 và giảm dần vào ngày thứ 2 và thứ 3 lần lượt là 5,44 và 4,37.
Bảng 3.14. Tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới(n=117)
Đau sau phẫu thuật Mean SD
24 giờ đầu 27,21 2,81
Ngày thứ 2 23,24 2,66
Ngày thứ 3 18,79 2,55
Nhận xét: Theo kết quả nghiên cứu, đau nhiều nhất vào 24 giờ đầu, đau giảm
3.4. Mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới.
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa tuổi với tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới trong 72 giờ.
Thời gian r Phân tích tương
quan
24 giờ đầu 0,1 >0,05
Ngày thứ 2 0,1 >0,05
Ngày thứ 3 0,09 >0,05
(r) Pearson correlation
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự tương quan giữa tuổi và tổng điểm đau
trung bình sau phẫu thuật trong 72 giờ đầu là tương quan rất yếu và tương quan thuận. (r < 0,3)
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa giới tính với tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới trong 72 giờ.
Giới Mean (SD) Phân tích tương
quan
24 giờ đầu Nam 26,25 (0,32) <0,05
Nữ 28,48 (0,35) Ngày thứ 2 Nam 22,37 (0,31) <0,05 Nữ 24,4 (0,34) Ngày thứ 3 Nam 18,11 (0,30) <0,05 Nữ 19,68 (0,34) T – Test
Nhận xét: Theo kết quả nghiên cứu, Có sự liên quan giữa giới tính với tổng diểm
đau trung bình sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới trong 72 giờ đầu, Theo đó, nữ giới có cảm giác đau cao hơn so với nam giới trong cả 72 giờ đầu sau phẫu thuật, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa lo lắng sau phẫu thuật với tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới trong 72 giờ.
Lo lắng sau phẫu thuật r Phân tích tương
quan
24 giờ đầu 0,62 <0,05
Ngày thứ 2 0,64 <0,05
Ngày thứ 3 0,63 <0,05
(r) Pearson correlation
Nhận xét: Theo kết quả nghiên cứu, mối tương quan giữa mức độ lo lắng sau phẫu
thuật và tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật 72 giờ đầu là tương quan thuận và tương quan chặt chẽ, hệ số tương quan lần lượt là 0,62; 0,64 và 0,63; hệ số tương quan này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (kiểm định Pearson correlation).
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa chiều dài vết phẫu thuật với tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới trong 72 giờ.
Chiều dài vết phẫu thuật r Phân tích tương
quan
24 giờ đầu 0,25 <0,05
Ngày thứ 2 0,30 <0,05
Ngày thứ 3 0,20 <0,05
(r) Pearson correlation
Nhận xét: Theo kết quả nghiên cứu, mối tương quan giữa chiều dài vết phẫu thuật
và tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật 72 giờ đầu là tương quan thuận và tương quan yếu, hệ số tương quan lần lượt là 0,25; 0,30 và 0,20 (r <0,3).
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thời gian cuộc phẫu thuật với tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới trong 72 giờ.
Thời gian cuộc phẫu thuật r Phân tích tương
quan
24 giờ đầu 0,24 <0,05
Ngày thứ 2 0,23 <0,05
Ngày thứ 3 0,20 <0,05
Nhận xét: Theo kết quả nghiên cứu, mối tương quan giữa thời gian cuộc phẫu thuật và tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật 72 giờ đầu là tương quan thuận và tương quan yếu, hệ số tương quan lần lượt là 0,24; 0,23 và 0,20 (r < 0,3)
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thể trạng với tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới trong 72 giờ.
Thể trạng người bệnh Mean (SD) Phân tích
tương quan 24 giờ đầu Gầy 28,4 (2,13) > 0,05 Bình Thường 26,89 (2,87) Thừa Cân 28,0 (2,76) Ngày thứ 2 Gầy 24,38 (2,13) > 0,05 Bình Thường 22,93 (2,69) Thừa Cân 24,0 (2,76) Ngày thứ 3 Gầy 20,13 (1,89) > 0,05 Bình Thường 18,49 (2,42) Thừa Cân 19,17 (3,64) ANOVA Test
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy, không có sự khác biệt giữa các nhóm thể
trạng của người bệnh về tổng điểm đau trung bình sau 24 giờ đầu, ngày thứ 2, ngày thứ 3 do p >0,05.
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa bệnh kèm theo với tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới trong 72 giờ.
Bệnh kèm theo Mean (SD) Phân tích tương
quan 24 giờ đầu Có 28 (2,94) < 0,05 Không 26,97 (2,74) Ngày thứ 2 Có 24,03 (2,80) < 0,05 Không 23 (2,58) Ngày thứ 3 Có 19,59 (2,43) < 0,05 Không 18,54 (2,54) T – Test
Nhận xét: Theo kết quả nghiên cứu sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới 72 giờ đầu, người bệnh có bệnh kèm theo có điểm đau trung bình cao hơn so với người bệnh không có bệnh kèm theo, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (T – test).
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa nguyên nhân gãy xương với tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới trong 72 giờ.
Nguyên nhân gãy xương Mean (SD) Phân tích tương
quan
24 giờ đầu Tai nạn giao thông 28,41 (2,51) < 0,05 Tai nạn sinh hoạt + lao động 24,79 (1,54)
Ngày thứ 2 Tai nạn giao thông 24,38 (2,42)
< 0,05 Tai nạn sinh hoạt + lao động 20,95 (1,32)
Ngày thứ 3 Tai nạn giao thông 19,85 (2,36)
< 0,05 Tai nạn sinh hoạt + lao động 16,67 (1,24)
T – test
Nhận xét: Theo kết quả nghiên cứu, những người bệnh bị gãy xương do tai nạn
giao thông có tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật cao hơn so với những người bệnh bị gãy xương chi dưới do các nguyên nhân khác; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (T – Test).
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa vị trí gãy với tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới trong 72 giờ.
Vị trí gãy xương Mean (SD) Phân tích
tương quan
24 giờ đầu Thân và cổ xương đùi 28,85 (2,48) < 0,05 Mâm chày, xương cẳng chân 25,53 (2,05)
Ngày thứ 2 Thân và cổ xương đùi 24,93 (2,32) < 0,05 Mâm chày, xương cẳng chân 21,52 (1,71)
Ngày thứ 3 Thân và cổ xương đùi 20,32 (2,29) < 0,05 Mâm chày, xương cẳng chân 17,22 (1,70)
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung liên quan đến đối tượng tham gia nghiên cứu.
4.1.1. Giới tính của đối tượng tham gia nghiên cứu.
Giới tính của đối tượng tham gia nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.1 cho thấy nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới nhưng không đáng kể, nam giới chiếm tỷ lệ 57,26% , nữ giới chiếm 42,74%.
Kết quả nghiên cứu có sự tương đồng với nghiên cứu của Lemon P và cộng sự (2008) với tỷ lệ nam giới là 55,5 % và nữ giới là 44,5 % [32]. Nghiên cứu của Phan Thị An Dung (2016), tỷ lệ nam giới là 57,8 %, nữ giới là 42,2% [42]. Và nghiên cứu của Phạm Thị Quyên (2018), tỷ lệ nam giới là 51,3% và nữ giới là 48,7%. [12].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với một số nghiên cứu khác tỷ lệ nam giới chiếm tỷ lệ thấp hơn như nghiên cứu của Bùi Văn Khanh (2017) [7], tỷ lệ nam giới 7.1%, nữ giới 92,9%, có sự khác biệt vì đây là nghiên cứu đánh giá đau trên người bệnh phẫu thuật mở bứu giáp đơn thuần nên tỷ lệ nam mắc nhiều hơn nữ, nghiên cứu của Hoàng Vĩnh Phúc và cộng sự (2016), tỷ lệ nam giới chiếm 81,3%, nữ giới chiếm 18,7% có sự khác biệt vì cỡ mẫu là 43 người bệnh và chỉ nghiên cứu trên người bệnh bị gãy xương đùi [10].
4.1.2. Tuổi của đối tượng tham gia nghiên cứu.
Tuổi của người bệnh tham gia nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.2. cho thấy đa số người bệnh nằm ở hai nhóm tuổi: 41- 60 (46,15%) và trên 60 tuổi (36,75%), nhóm 18 - 20 tuổi chiếm tỷ lệ ít (3,42%). Tuổi trung bình của nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu là 53,68 ± 16,05
Kết quả nghiên cứu tương đồng với một số nghiên cứu trong nước:
Bùi Văn Khanh (2017) [7], nghiên cứu trên 112 người bệnh tại bệnh viện A Thái Nguyên tỷ lệ người bệnh thuộc nhóm tuổi 41- 60 tuổi (61,6%), nhóm tuổi trên 60 (19,6%), độ tuổi trung bình 51,79 ± 11,64. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với nghiên cứu của Hoàng Vĩnh Phúc và cộng sự (2016), nhóm tuổi
41- 60 (23,2%) và nhóm tuổi trên 60 (7,1%) [10]. Phạm Thị Quyên (2018), tuổi trung bình là 43,7 ±16,3 [12]. Trong nghiên cứu của Mayda và cộng sự (2014) tuổi trung bình của người bệnh phẫu thuật chỉnh hình xương là 33,6 [38].
4.1.2. Nghề nghiệp của đối tượng tham gia nghiên cứu.
Trong nghiên cứu, nghề nghiệp của đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu là nông dân (43,59%) và công nhân (35,04%). Nhóm người là cán bộ viên chức chiếm 12.82%, tỷ lệ học sinh - sinh viên và lao động tự do chiếm tỷ lệ thấp 8,55%.
Kết quả nghiên cứu có sự tương đồng với một số nghiên cứu: Mai Bá Hải (2015), tỷ lệ người bệnh là công nhân và nông dân chiếm 68,3 %, tỷ lệ người bệnh thất nghiệp là 19,5% [33]. Phan Thị An Dung (2016), tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia vào nghiên cứu cũng chiếm tỷ lệ thấp chỉ 5,3% [42]. Phạm Thị Quyên (2018) tỷ lệ người bệnh là công nhân chiếm tỷ lệ 36%, học sinh - sinh viên là 36% [12].
Tuy nhiên trong nghiên cứu của Phan Thị An Dung (2016) thì tỷ lệ người bệnh thất nghiệp có phần cao hơn nghiên cứu của chúng tôi với 26,7% và nhóm người bệnh là công nhân cao hơn chiếm tỷ lệ 65,6 % [42].
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ba yếu tố tuổi, giới tính và nghề nghiệp có mối liên quan với nhau: Người bệnh tham gia nghiên cứu chủ yếu có độ tuổi trong khoảng 41- 60 và nam giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn nữ giới, chủ yếu làm nghề nông nghiệp và công nhân được giải thích rằng đây là những đối tượng tham gia vào lực lượng lao động chính của xã hội nên họ có nguy cơ đối mặt với tai nạn giao thông và tai nạn lao động nhiều hơn so với các nhóm tuổi khác. Đối với nhóm trên 60 tuổi hay gặp gãy cổ xương đùi xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới nguyên nhân chủ yếu là tai nạn sinh hoạt và nhóm tuổi từ 18 – 20 tuổi chủ yếu là học sinh – sinh viên bị gãy xương chi dưới do tai nạn giao thông.
4.1.3. Trình độ học vấn của đối tượng tham gia nghiên cứu
Trình độ học vấn của người bệnh tham gia nghiên cứu được trình bày ở biểu đồ 3.1. cho thấy người bệnh có trình độ Trung học cơ sở và Trung học phổ thông là
chủ yếu chiếm 65.8%, tỷ lệ người bệnh có trình độ học vấn bậc Tiểu học chiếm 17.10%.
Kết quả nghiên cứu tương đồng với các nghiên cứu khác:
Nghiên cứu của Bùi Văn Khanh (2017) có 63,4 % người bệnh có trình độ trung học phổ thông [7]. Nghiên cứu của Phan Thị An Dung (2016), người bệnh có trình độ phổ thông chiếm 70,0%, trình độ học vấn dưới bậc tiểu học 1,1% [42]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Trang (2015) người bệnh có trình độ phổ thông chiếm 70,7%, trình độ học vấn dưới bậc tiểu học chiếm 2,4% [45].
4.1.4. Tình trạng hôn nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu
Tình trạng hôn nhân của nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu đã kết hôn chiếm 76,07%, kết quả này có sự tương đồng với 1 số nghiên cứu: Phan Thị An Dung (2016), người bệnh đã kết hôn chiếm 67,8% [42]. Nguyễn Thị Thùy Trang (2015), người bệnh đã kết hôn chiếm 70,0% [45]. Bùi Văn Khanh (2017), người bệnh đã kết hôn chiếm tỷ lệ 82,1%. Phạm Thị Quyên (2018) người bệnh đã kết hôn chiếm tỷ lệ 66,7% [12].
4.2. Mức độ đau sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới trong 72 giờ đầu.
Đau là một cảm nhận chủ quan của bản thân người bệnh, do đó cảm nhận đau càng khó định lượng và nó phụ thuộc vào kinh nghiệm của người điều dưỡng và sự đánh giá của người bệnh. Hiện nay tại địa điểm nhóm tiến hành nghiên cứu, phần lớn cách đánh giá đau sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới vẫn là hỏi người bệnh đau ít hay đau nhiều mà chưa dùng thang đo cụ thể nào vào áp dụng đánh giá mức độ đau của người bệnh. Trong các cách đánh giá mức độ đau sau phẫu thuật, thì đánh giá mức độ đau sau phẫu thuật bằng bảng kiểm đau rút gọn (PBI) có ưu điểm là dễ sử dụng, khách quan hóa cảm giác đau của người bệnh phản ánh được sự thay đổi mức độ đau sát hơn. Bảng kiểm đau rút gọn (PBI) đánh giá đau ở bốn thời điểm đau ( “đau nhiều nhất”, “đau ít nhất”, “đau trung bình” và “đau hiện tại”). Trung bình tổng bốn thời điểm trên thể hiện cho mức độ đau sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới của người bệnh, điều này sẽ hạn chế được sai số trong trường hợp người bệnh đã được điều trị giảm đau, lúc này người bệnh có thể cảm nhận đau sẽ ít nhất [48].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới tại thời điểm 24 giờ đầu, ngày thứ 2 và ngày thứ 3 lần lượt là 27,21; 23,24; 18,79 cho thấy mức độ đau của người bệnh đau nhiều nhất vào 24 giờ đầu và giảm dần vào ngày thứ 2 và đau ít hơn vào ngày thứ 3 sau phẫu thuật. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với một số nghiên cứu về đau sau phẫu thuật như: Bùi Văn Khanh (2017) tổng điểm đau trung bình của 3 ngày đầu lần lượt là 26,30; 23,43; 18,78 [7], trong các nghiên cứu của Phan Thị An Dung, Mai Bá Hải, Nguyễn Thị Thùy Trang đã khẳng định rằng 100% người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình xương chi dưới đều có mực độ đau từ nhiều cho đến trung bình trong 24 giờ đầu, ngày thứ 2 và ngày thứ 3 sau phẫu thuật [33], [42], [45]. Một số đề tài của nước ngoài như Dicle A và cộng sự (2009) [23], Her K và cộng sự (2012) [28], cũng cho ra kết quả tương tự.
Trong 24 giờ đầu tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới là 27,21. Cho thấy 24 giờ đầu sau phẫu thuật người bệnh có ngưỡng đau là rất cao nếu không được điều trị giảm đau kịp thời có thể dẫn đến một số ảnh hưởng tới