Các nghiên cứu về đau sau phẫu thuật gãy xương chi dưới trong và ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đau của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới tại khoa chấn thương bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2019 (Trang 29 - 32)

ngoài nuớc

1.5.1. Các nghiên cứu về đau sau phẫu thuật gãy xương chi dưới trên thế giới

Theo nghiên cứu của Pan R.H (2014) tỷ lệ tổn thương ở chi dưới ngày càng gia tăng, người ta ước tính rằng tổn thương chi dưới phổ biến nhất là gãy xương. Mức độ nguy hiểm của người bệnh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí

gãy. Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt phổ biến ở những người trẻ tuổi do tai nạn giao thông [40].

GXCD là phổ biến nhất, đặc biệt là do chấn thương mạnh gây ra. Trong những năm gần đây, số lượng người bệnh phải phẫu thuật chỉnh hình xương đã tăng trên toàn thế giới [24]. Trong năm 2011, các phẫu thuật chỉnh hình chính bao gồm: Phẫu thuật gãy xương quanh khớp gối, thay khớp háng và phẫu thuật cột sống được ước tính khoảng 5,3 triệu người và dự kiến sẽ đạt khoảng 6,6 triệu trường hợp vào năm 2020 ở các quốc gia: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha. Bằng chứng cho thấy ở Hoa Kỳ, khoảng trên 10.000 người bệnh đã phải phẫu thuật chỉnh hình xương đùi, xương chày và xương mác vào năm 2011 [47]. Ngoài ra, ở châu Á, đặc biệt là ở Ấn Độ, trong 4 tháng (từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2011) đã có 450 trường hợp tai nạn giao thông được đưa vào bệnh viện tuyến ba trong đó loại phổ biến nhất là gãy xương (49,33%) và vị trí gãy xương phổ biến nhất là chi dưới (48,2%) [47]. Hơn nữa, ở Đài Loan một cuộc khảo sát toàn quốc kéo dài 10 năm chỉ ra rằng ít nhất 12% nạn nhân tai nạn giao thông có gãy chi dưới [40].

Về mặt lý thuyết, các triệu chứng sau phẫu thuật đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tiền đề khác nhau phân loại thành ba loại đó là sinh lý, tâm lý và môi trường. Ba yếu tố liên quan đến nhau và có thể tương tác làm ảnh hưởng đến triệu chứng. Cùng với niềm tin này, các nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra các yếu tố có thể ảnh hưởng triệu chứng sau phẫu thuật như tuổi tác, giới tính, kích thước của vết mổ, lo lắng sau khi phẫu thuật và thời gian của phẫu thuật. Mặc dù tầm quan trọng của các yếu tố đã được công nhận nhưng các mối quan hệ giữa chúng và các triệu chứng sau phẫu thuật vẫn còn được tranh cãi. Việc đánh giá đau rất quan trọng và đó là trách nhiệm của nhân viên y tế để cấp cứu và hỗ trợ cho người bệnh [51]. Các nhóm nghiên cứu tin rằng những ngày đầu sau khi phẫu thuật là ngày đau đớn nhất. Các điểm đau trong ngày này đã được báo cáo trong khoảng 3,0-7,9 (đo bằng Visual Analog Scale) [34], [45]. Người bệnh cũng đã thừa nhận rằng họ cảm thấy rất đau đớn khi hết thuốc giảm đau trong quá trình phẫu thuật, Apfelbaum J.L và cộng sự đã nghiên cứu kinh nghiệm đau sau mổ trong 24 giờ đầu, ngày thứ 2 và ngày thứ 3 sau phẫu thuật, tỷ lệ

từ trung bình đến đau nặng (VAS ≥ 40). Trong 24 giờ đầu tiên sau phẫu thuật, 88% người bệnh bị đau vừa hoặc nặng tại một khoảng thời gian và 7% báo cáo đau không chịu nổi, sự tồn tại của đau sau phẫu thuật có thể dẫn đến suy giảm chức năng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh [17].

1.5.2.Các nghiên cứu về đau sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới tại Việt Nam

Do sự gia tăng tai nạn thương tích liên quan đến tai nạn xe máy và xe cơ giới, số người bị GXCD cũng tăng dần ở Việt Nam. Đồng Trường Giang và cộng sự (2013) báo cáo rằng tỷ lệ tai nạn giao thông rất cao. Trong số đó khoảng 50% người bệnh bị gãy xương bao gồm GXCD. Kết quả cũng chỉ ra rằng 28% trong số đó được điều trị bằng phẫu thuật chỉnh hình [6].

Nghiên cứu của Phạm Thị Quyên (2018) trên 150 người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình xương chi dưới tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng cho thấy số người bệnh có mức độ đau trung bình chiếm tỷ lệ cao (86,7%). Trong khi đó số lượng người bệnh còn đang chịu tình trạng đau nặng chiếm tỷ lệ 13,3% và điểm trung bình yếu tố lo lắng của người bệnh sau phẫu thuật là M = 11,8; SD =3,36 [12].

Tại Việt Nam, đánh giá đau cho người bệnh sau phẫu thuật cũng đã được quan tâm và nghiên cứu. Một số nghiên cứu đã cho thấy việc đánh giá đau và can thiệp giảm đau cho người bệnh có ý nghĩa trên lâm sàng. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn rất hạn chế và chưa được áp dụng rộng rãi, nhất quán. Hiện nay ở Việt Nam, phẫu thuật kết hợp xương chi dưới là một trong những phẫu thuật khá phổ biến và thường xuyên. Mặc dù các triệu chứng đau sau phẫu thuật ở những người bệnh phẫu thuật kết hợp xương chi dưới cũng đã được biết đến nhưng cũng còn rất ít tài liệu nghiên cứu về vấn đề này.

Tuy vậy, các nghiên cứu điều tra triệu chứng sau phẫu thuật cũng đã được tiến hành trong các quần thể người nước ngoài, đặc biệt là các nước phương tây. Về mặt lý thuyết, các triệu chứng là nhận thức của cá nhân được xác định bởi sự tương tác giữa các yếu tố vật lý, tâm lý và môi trường. Vì vậy, sự khác biệt về mặt sinh lý,

tâm lý, và đặc biệt là mặt xã hội giữa Việt Nam với các nước khác cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến các triệu chứng sau phẫu thuật.

Để giải quyết một số mặt hạn chế, tìm ra tính nhất quán và tổng quát về tình trạng đau của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới nhóm nghiến cứu đã tiến hành trên nhóm người bệnh bị tổn thương tại 4 vị chí ở xương chi dưới gãy thân xương đùi, cổ xương đùi, mâm chày, xương cẳng chân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đau của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới tại khoa chấn thương bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2019 (Trang 29 - 32)