Một số yếu tố ảnh hưởng đến đau sau phẫu thuật kết hợp xương chi dướ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đau của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới tại khoa chấn thương bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2019 (Trang 60)

trong 72 giờ đầu.

Mức độ và tính chất đau phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: vùng được tiến hành phẫu thuật, phương pháp vô cảm trong phẫu thuật, ngưỡng đau của người bệnh, các bệnh lý kèm theo, cũng như các yếu tố về tâm sinh lý khác. Khi mức độ đau vượt quá ngưỡng chịu đựng của người bệnh thì các phản ứng sinh lý sẽ xuất hiện như tăng trương lực giao cảm, tăng tiết các hormone đáp ứng với stress (catecholamine, cortisol), tăng tiêu tốn năng lượng, gây nên rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến tim mạch, hô hấp, gan, thận…Hậu quả không những gây khó khăn trong điều trị mà còn tăng nặng các bệnh lý kèm theo. Đặc biệt có bệnh nhân chuyển biến thành bệnh lý tâm thần hoặc phải chịu đựng cơn đau mãn tính không thể điều trị dứt điểm bằng các thuốc giảm đau thông thường, họ phải chấp nhận điều trị tâm lý liệu pháp trong thời gian rất dài mới thích nghi được.

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy lo lắng sau phẫu thuật, chiều dài vết phẫu thuật, thời gian cuộc phẫu thuật, bệnh kèm theo, nguyên nhân gây gãy xương và vị trí gãy xương có sự tương quan thuận với điểm số đau sau phẫu thuật. Tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật với tuổi, nghề nghiệp và trình độ học vấn, thể trạng người bệnh. Điều này phù hợp với các yếu tố ảnh hưởng của một số nghiên cứu khác.

4.3.1 Yếu tố lo lắng sau phẫu thuật.

Trong nghiên cứu của chúng tôi đánh giá lo lắng sau phẫu thuật bằng bộ câu hỏi (HADS), có kết quả điểm trung bình lo lắng sau phẫu thuật là 11,42 ± 2,02, trong đó đa số người bệnh thuộc nhóm lo lắng vừa với 93,16% và nhóm lo lắng nặng 5,13%. Cho thấy 100% người bệnh sau phẫu thuật đều có lo lắng từ mức độ nặng cho đến nhẹ.

Lo lắng sau phẫu thuật có sự tương quan chặt chẽ với mức độ đau sau phẫu thuật. Kết quả này cũng tương đồng với một số kết quả nghiên cứu khác như: Phạm

Thị Quyên (2018) điểm trung bình lo lắng là 11,4 ± 1,3 [12]. Nguyễn Thị Dân và Nguyễn Thị Thanh Hương (2015), cho rằng lo lắng sau phẫu thuật là yếu tố dự đoán đáng kể về mức độ đau sau phẫu thuật [4]. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Long (2010), cho rằng lo lắng sau phẫu thuật có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với đau sau phẫu thuật [39].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về mức độ lo lắng của người bệnh sau phẫu thuật thu được kết quả như vậy được lý giải như sau:

Về phía người bệnh: Lo lắng được xác định là một trong những yếu tố tâm lý liên quan đến cảm giác căng thẳng về an toàn, lo lắng về kết quả của điều trị, kinh tế , sợ sau thời gian điều trị sẽ để lại dị tật làm hạn chế khả năng lao động, sinh hoạt và thẩm mỹ của người bệnh.

Về phía điều dưỡng viên: chủ yếu người bệnh vào viện trong tình trạng cấp cứu nên trước khi phẫu thuật điều dưỡng giải thích và tư vấn cho người nhà là chủ yếu, do tính chất công việc bận rộn của điều dưỡng và số lượng điều dưỡng/ người bệnh còn chưa đảm bảo nên trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật người bệnh chưa được giải thích và tư vấn đầy đủ dẫn đến người bệnh lo lắng.

4.3.1 Yếu tố chiều dài vết phẫu thuật.

Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được chiều dài vết phẫu thuật trung bình là 11,89 ± 3,09 (cm). Ngắn nhất là 7 cm và dài nhất là 16 cm, chiều dài vết phẫu thuật có mối tương quan thuận với mức độ đau của người bệnh trong 72 giờ đầu sau phẫu thuật. Chiều dài vết phẫu thuật phụ thuộc vào loại phẫu thuật, phẫu thuật tại các vị trí thân xương đùi và xương cẳng chân có chiều dài lớn hơn so với phẫu thuật ở cổ xương đùi và mâm chày. Đau hậu phẫu phần lớn là đau do vết mổ, vết mổ càng dài thì mức độ đau của người bệnh càng tăng.

Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng chiều dài vết phẫu thuật có sự tương quan thuận với tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật vào 24 giờ đầu, ngày thứ 2 và ngày thứ 3 sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới, hệ số tương quan lần lượt là 0,25; 0,30 và 0,20 (r < 0,3). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Kalkman C.J và cộng sự (2003), chiều dài vết phẫu thuật là yếu tố dự báo độc

lập về cơn đau sau phẫu thuật [30]. Theo kết quả của Nguyễn Hoàng Long (2010), cho rằng chiều dài vết phẫu thuật là yếu tố ảnh hưởng đến đau sau phẫu thuật [39]. Điều này có thể lý giải rằng chiều dài vết phẫu thuật càng dài thì gây tổn thương mô càng nhiều, do đó chiều dài vết phẫu thuật càng dài thì đau sau phẫu thuật càng nhiều.

4.3.1 Yếu tố thời gian cuộc phẫu thuật.

Trong nghiên cứu của chúng tôi thu được thời gian cuộc phẫu thuật trung bình của nhóm nghiên cứu là 95,38 ± 19,14 phút, ngắn nhất là 60 phút và dài nhất là 120 phút. Thời gian cuộc phẫu thuật có tương quan thuận với tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật với hệ số tương quan lần lượt là 0,24; 0,23 và 0,20 (r < 0,3). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Long (2010), thời gian cuộc phẫu thuật ảnh hưởng đến đau sau phẫu thuật [39]. Ngoài ra cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Pavlin D.J và các cộng sự (2002), thời gian cuộc phẫu thuật có mối tương quan với đau sau phẫu thuật [41]. Điều này có thể lý giải rằng thời gian cuộc phẫu thuật phản ánh tổng thể thời gian trong phòng phẫu thuật, có thể liên quan trực tiếp đến tính xâm lấn của phẫu thuật, tức thời gian phẫu thuật càng nhiều thì tính xâm lấn càng cao, do đó thời gian phẫu thuật càng kéo dài thì hậu phẫu càng đau nhiều do đó cách giảm đau tốt nhất là về phía người bệnh cần mổ sớm, về phía phẫu thuật viên phải thạo tay nghề mổ nhanh và mổ khéo, giảm thiểu tối đa mức độ tổn thương thêm cho mô trong phẫu trường.

4.3.1 Yếu tố bệnh kèm theo.

Trong số 117 người bệnh tham gia nghiên cứu có 90 người bệnh không mắc bệnh kèm theo chiếm tỷ lệ 76,92%, 27 người bệnh bị bệnh kèm theo như tăng huyết áp, gout, đái tháo đường chiếm tỷ lệ 13,68%. Kết quả phân tích mối tương quan giữa bệnh kèm theo với tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật cho thấy người bệnh có bệnh kèm theo có điểm đau trung bình cao hơn so với người bệnh không có bệnh kèm theo, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Một số bệnh như tăng huyết áp, guot và đái tháo đường ảnh hưởng tới mức độ đau của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới đặc biệt bệnh gout là

tình trạng viêm khớp xảy ra khi người bệnh có quá nhiều axit uric trong máu và tạo thành các tinh thể sắc nhọn lắng đọng tại khớp xương. Gút gây đau đớn tới mức, nhiều người bệnh không thể chịu đựng được “sức nặng” của một tấm ga trải giường, đau của bệnh guot kết hợp với đau hiện tại làm cho người bệnh càng đau tăng.

4.3.1 Yếu tố nguyên nhân gây gãy xương.

Theo kết quả phân tích trong nghiên cứu tại biểu đồ 2 về nguyên nhân gãy xương cho thấy, nguyên nhân người bệnh phẫu thuật chỉnh hình xương chi dưới do tai nạn giao thông là chủ yếu với tỷ lệ 66,67%, tai nạn lao động chiếm tỷ lệ 27,35% và tai nạn sinh hoạt với tỷ lệ thấp nhất 5,98%. Tại bảng 3.22 cho thấy những người bệnh bị gãy xương do tai nạn giao thông có tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật cao hơn so với những người bệnh bị gãy xương chi dưới do các nguyên nhân khác.

Trong 117 người bệnh có tới 78 người bệnh bị gãy xương do tai nạn giao thông đa phần người bệnh bị tổn thương rất nặng . Cơn đau nhiều ít tùy thuộc mức độ sang chấn của mô trong cuộc mổ. Những ca gãy nát xương, dập thịt nhiều, gãy cũ thường sẽ đau nhiều vì cần phải sửa chữa phức tạp, sang chấn nhiều hơn do đó tổng điểm đau trung bình cao hơn với người bệnh bị gãy xương do nguyên nhân khác.

Trong nghiên cứu của chúng tôi không loại trừ bất kể nguyên nhân nào dẫn đến gãy xương chi dưới do đó kết quả thu được có phần khác với một số nghiên cứu khác, trong nghiên cứu của Phan Thị An Dung (2016) và Nguyễn Thị Thùy Trang (2015) thì 100% số người bệnh tham gia nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến gãy xương chi dưới là do tai nạn giao thông [42],[45]. Ở bảng 3.22 xét mối tương quan giữa nguyên nhân gãy xương với tổng điểm đau cho thấy những người bệnh bị gãy xương do tai nạn giao thông có tổng điểm đau cao hơn so với những người bệnh

gãy xương chi dưới do nguyên nhân khác, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05.

4.3.1 Yếu tố vị trí gãy xương.

Qua kết quả được trình bày ở biểu đồ 3, cho thấy số người bệnh gãy xương cẳng chân chiếm tỷ lệ cao nhất (38,46%) đến người bệnh bị gãy thân xương đùi

(27,35%), cổ xương đùi (23,08%) và mâm chày (11,11%). Vị trí gãy xương đùi trong nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Phan Thị An Dung (2016) với 43,3% và nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Trang (2015) là 35%. Gãy ở xương cẳng chân trong nghiên cứu của chúng tôi lại thấp hơn so với nghiên cứu của Phan Thị An Dung (2016) có tỷ lệ 56,7%, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Trang (2015) với tỷ lệ 65% [42], [45].

Tại bảng 3.23 phân tích mối tương quan giữa vị trí gãy và tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới cho thấy gãy xương ở vị trí xương đùi (thân và cổ xương đùi) có tổng điểm đau trung bình cao hơn so với các vị trí gãy xương khác (mâm chày, xương cẳng chân) sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Được lý giải như sau: Xương đùi là xương to dài , nhiều mạch máu và cơ bao bọc thường gãy sau 1 lực chấn thương lớn dẫn đến tình trạng người bệnh bị chấn thương phức tạp như gãy nát xương, tổn thương mạch máu,dập nát các mô đặc biệt hiện tượng chèn ép khoang làm cho người bệnh đau hơn so với các vị trí khác của chi dưới như xương cẳng chân.

4.4. Hạn chế của nghiên cứu

Do hạn chế về thời gian, kinh tế, nguồn lực nên chúng tôi lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện chính vì vậy, sai số có thể xảy ra khi sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện và một số trường hợp người bệnh giả vờ đau do yếu tố tâm lý.

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu 117 người bệnh về thực trạng đau sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới tại khoa Chấn thương Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định trong thời gian 19/03/2019 đến 19/06/2019, được rút ra một số kết luận sau:

1. Mức độ đau của người bệnh trong 72 giờ đầu sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trung bình tổng điểm đau của người bệnh sau phẫu thuật kêt hợp xương chi dưới (xương đùi, cổ xương đùi, mâm chày và xương cẳng chân) đau nhiều nhất vào 24 giờ đầu, đau giảm dần vào ngày thứ 2 và đau ít hơn ở ngày thứ 3 lần lượt là (27,21; 23,24; 18,79).

2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến đau của người bệnh trong 72 giờ đầu sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới

- Lo lắng sau phẫu thuật là yếu tố liên quan nhiều nhất tới mức độ đau của người bệnh, khi người bệnh càng lo lắng thì mức độ đau càng tăng.

- Vị trí gãy xương là yếu tố liên quan thứ 2 đến mức độ đau của người bệnh, người bệnh bị gãy xương ở thân và cổ xương đùi có mức độ đau cao hơn so với người bệnh gãy xương ở vị trí khác.

- Nguyên nhân gãy xương là yếu tố liên quan thứ 3 đến mức độ đau của người bệnh, người bệnh bị gãy xương do tai nạn giao thông có mức độ đau cao hơn so với người bệnh gãy xương do các nguyên nhân khác.

- Chiều dài vết phẫu thuật, thời gian cuộc phẫu thuật, thể trạng và các bệnh kèm theo có mối tương quan thuận với đau sau phẫu thuật.

- Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa đau sau phẫu thuật với tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, loại phẫu thuật.

KHUYẾN NGHỊ

Từ kết quả thu được nhóm nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị sau:

1. Trong 72 giờ đầu sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới, điều dưỡng cần phải có kiến thức, kỹ năng và thái độ đúng đối với tình trạng đau của người bệnh.

2. Áp dụng thang đánh giá mức độ đau (BPI) để quản lý đau sau phẫu thuật (bao gồm đánh giá và theo dõi mức độ đau) vì ưu điểm của thang đánh giá là đánh giá tại bốn thời điểm, thời điểm “đau nhiều nhất”, “đau ít nhất”, “đau trung bình” và “đau hiện tại” nên sẽ làm giảm thiểu sai số do dùng thuốc giảm đau.

3. Điều dưỡng khoa phòng cần quan tâm hơn nữa trong công tác giải thích , động viên người bệnh, và giúp người bệnh an tâm hơn trong quá trình điều trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Y tế (2012). Thông tư 13/2012/TT-BYT Thông tư hướng dẫn công tác gây

mê - hồi sức, Hà Nội.

2. Nguyễn Tấn Cường (2015). Điều dưỡng ngoại 2, NXB giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 93-142.

3. Phạm Gia Cường (2001). Đau, NXB Y học, Hà Nội, tr. 42-45.

4. Nguyễn Thị Dân và Nguyễn Thị Thanh Hương (2015), Đánh giá đau sau phẫu

thuật cắt túi mật nội soi tại bệnh viện Việt Đức, Hội nghị khoa học điều dưỡng

bệnh viện Việt Đức lần thứ VI, Bệnh viện Việt Đức.

5. Phạm Thị Minh Đức (2006). Sinh lý đau, NXB Y học, Hà Nội, tr. 21-22.

6. Đồng Trường Giang và các cộng sự (2013). Tai nạn thương tích. tạp trí y học

thực hành, 3, 30-37

7. Bùi Văn Khanh (2017). Tình trạng đau ở người bệnh sau phẫu thuật mở bướu

giáp đơn thuần tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện A Thái Nguyên năm 2017,

Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

8. Đỗ Văn Lợi (2017). Nghiên cứu hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng do và không do người bệnh tự điều

khiển, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

9. Nguyễn Đức Phúc và các cộng sự. (2010). Kỹ Thuật mổ chấn thương - chỉnh hình, NXB Y học, Đại học Y Hà Nội.

10.Hoàng Vĩnh Phúc và các cộng sự (2013). Đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân xương đùi người lớn bằng phương pháp đóng đinh nội tủy có chốt. Tạp chí y học quân sự, 313,tr. 1-5.

11.Hà Văn Quyết (2006). Bài giảngbệnh học ngoại khoa I, NXB Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 7-12.

12.Phạm Thị Quyên (2018). Rốiloạn giấc ngủ và một số yếu tố liên quan ở người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình xương chi dưới tại bệnh viện Việt tiệp Hải

Phòng năm 2018, Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng

13.Đào Tiến Thịnh (2017). Đánh giá đau và các yếu tố ảnh hưởng đến đau của người bệnh sau phẫu thuật mở ổ bụng tại khoa Ngoại tiêu hóa gan-mật bệnh

viện Trung ương Thái Nguyên năm 2017, Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, Trường

Đại học Điều dưỡng Nam Định.

14.Võ Văn Thiện (2013). Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ trong 24 giờ

đầu bằng gây tê tủy sống với morphin, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Viện -

Trường Tây Nguyên - Khánh Hòa lần thứ IX, tr. 1-8.

15.Nguyễn Hữu Tú (2010). Dự phòng và chống đau sau mổ, Sinh hoạt khoa học

chuyên đề chống đau sau mổ,Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, tr. 3-27.

II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

16.Al-Omari Q. D., W and R. Omar (2009). Factors associated with postoperative sensitivity of amalgam restorations, J Ir Dent Assoc, 55(2), p. 87-91.

17.Apfelbaum J. L (2003). Postoperative pain experience: results from a national survey suggest postoperative pain continues to be undermanaged, Anesth Analg,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đau của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới tại khoa chấn thương bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2019 (Trang 60)