4.1.1. Giới tính của đối tượng tham gia nghiên cứu.
Giới tính của đối tượng tham gia nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.1 cho thấy nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới nhưng không đáng kể, nam giới chiếm tỷ lệ 57,26% , nữ giới chiếm 42,74%.
Kết quả nghiên cứu có sự tương đồng với nghiên cứu của Lemon P và cộng sự (2008) với tỷ lệ nam giới là 55,5 % và nữ giới là 44,5 % [32]. Nghiên cứu của Phan Thị An Dung (2016), tỷ lệ nam giới là 57,8 %, nữ giới là 42,2% [42]. Và nghiên cứu của Phạm Thị Quyên (2018), tỷ lệ nam giới là 51,3% và nữ giới là 48,7%. [12].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với một số nghiên cứu khác tỷ lệ nam giới chiếm tỷ lệ thấp hơn như nghiên cứu của Bùi Văn Khanh (2017) [7], tỷ lệ nam giới 7.1%, nữ giới 92,9%, có sự khác biệt vì đây là nghiên cứu đánh giá đau trên người bệnh phẫu thuật mở bứu giáp đơn thuần nên tỷ lệ nam mắc nhiều hơn nữ, nghiên cứu của Hoàng Vĩnh Phúc và cộng sự (2016), tỷ lệ nam giới chiếm 81,3%, nữ giới chiếm 18,7% có sự khác biệt vì cỡ mẫu là 43 người bệnh và chỉ nghiên cứu trên người bệnh bị gãy xương đùi [10].
4.1.2. Tuổi của đối tượng tham gia nghiên cứu.
Tuổi của người bệnh tham gia nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.2. cho thấy đa số người bệnh nằm ở hai nhóm tuổi: 41- 60 (46,15%) và trên 60 tuổi (36,75%), nhóm 18 - 20 tuổi chiếm tỷ lệ ít (3,42%). Tuổi trung bình của nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu là 53,68 ± 16,05
Kết quả nghiên cứu tương đồng với một số nghiên cứu trong nước:
Bùi Văn Khanh (2017) [7], nghiên cứu trên 112 người bệnh tại bệnh viện A Thái Nguyên tỷ lệ người bệnh thuộc nhóm tuổi 41- 60 tuổi (61,6%), nhóm tuổi trên 60 (19,6%), độ tuổi trung bình 51,79 ± 11,64. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với nghiên cứu của Hoàng Vĩnh Phúc và cộng sự (2016), nhóm tuổi
41- 60 (23,2%) và nhóm tuổi trên 60 (7,1%) [10]. Phạm Thị Quyên (2018), tuổi trung bình là 43,7 ±16,3 [12]. Trong nghiên cứu của Mayda và cộng sự (2014) tuổi trung bình của người bệnh phẫu thuật chỉnh hình xương là 33,6 [38].
4.1.2. Nghề nghiệp của đối tượng tham gia nghiên cứu.
Trong nghiên cứu, nghề nghiệp của đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu là nông dân (43,59%) và công nhân (35,04%). Nhóm người là cán bộ viên chức chiếm 12.82%, tỷ lệ học sinh - sinh viên và lao động tự do chiếm tỷ lệ thấp 8,55%.
Kết quả nghiên cứu có sự tương đồng với một số nghiên cứu: Mai Bá Hải (2015), tỷ lệ người bệnh là công nhân và nông dân chiếm 68,3 %, tỷ lệ người bệnh thất nghiệp là 19,5% [33]. Phan Thị An Dung (2016), tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia vào nghiên cứu cũng chiếm tỷ lệ thấp chỉ 5,3% [42]. Phạm Thị Quyên (2018) tỷ lệ người bệnh là công nhân chiếm tỷ lệ 36%, học sinh - sinh viên là 36% [12].
Tuy nhiên trong nghiên cứu của Phan Thị An Dung (2016) thì tỷ lệ người bệnh thất nghiệp có phần cao hơn nghiên cứu của chúng tôi với 26,7% và nhóm người bệnh là công nhân cao hơn chiếm tỷ lệ 65,6 % [42].
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ba yếu tố tuổi, giới tính và nghề nghiệp có mối liên quan với nhau: Người bệnh tham gia nghiên cứu chủ yếu có độ tuổi trong khoảng 41- 60 và nam giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn nữ giới, chủ yếu làm nghề nông nghiệp và công nhân được giải thích rằng đây là những đối tượng tham gia vào lực lượng lao động chính của xã hội nên họ có nguy cơ đối mặt với tai nạn giao thông và tai nạn lao động nhiều hơn so với các nhóm tuổi khác. Đối với nhóm trên 60 tuổi hay gặp gãy cổ xương đùi xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới nguyên nhân chủ yếu là tai nạn sinh hoạt và nhóm tuổi từ 18 – 20 tuổi chủ yếu là học sinh – sinh viên bị gãy xương chi dưới do tai nạn giao thông.
4.1.3. Trình độ học vấn của đối tượng tham gia nghiên cứu
Trình độ học vấn của người bệnh tham gia nghiên cứu được trình bày ở biểu đồ 3.1. cho thấy người bệnh có trình độ Trung học cơ sở và Trung học phổ thông là
chủ yếu chiếm 65.8%, tỷ lệ người bệnh có trình độ học vấn bậc Tiểu học chiếm 17.10%.
Kết quả nghiên cứu tương đồng với các nghiên cứu khác:
Nghiên cứu của Bùi Văn Khanh (2017) có 63,4 % người bệnh có trình độ trung học phổ thông [7]. Nghiên cứu của Phan Thị An Dung (2016), người bệnh có trình độ phổ thông chiếm 70,0%, trình độ học vấn dưới bậc tiểu học 1,1% [42]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Trang (2015) người bệnh có trình độ phổ thông chiếm 70,7%, trình độ học vấn dưới bậc tiểu học chiếm 2,4% [45].
4.1.4. Tình trạng hôn nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu
Tình trạng hôn nhân của nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu đã kết hôn chiếm 76,07%, kết quả này có sự tương đồng với 1 số nghiên cứu: Phan Thị An Dung (2016), người bệnh đã kết hôn chiếm 67,8% [42]. Nguyễn Thị Thùy Trang (2015), người bệnh đã kết hôn chiếm 70,0% [45]. Bùi Văn Khanh (2017), người bệnh đã kết hôn chiếm tỷ lệ 82,1%. Phạm Thị Quyên (2018) người bệnh đã kết hôn chiếm tỷ lệ 66,7% [12].