Các nghiên cứu trong nước và ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện phụ sản nhi đà nẵng, năm 2018 (Trang 29 - 32)

Trong nhiều năm qua, đã có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm đến vấn đề tay chân miệng ở trẻ em dưới 5 tuổi nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ.

Nghiên cứu ngoài nước:

Theo báo cáo về “Các chính sách quản lý và phòng ngừa bệnh TCM tại Trung Quốc năm 2011”, tác giả Zhang Yanpin thuộc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (Centers for Disease Control and Prevention – CDC), nêu rõ “một trong 4 lý do khiến dịch TCM tiếp tục gia tăng tại nước này sau khi các chính sách quản lý và phòng bệnh TCM được triển khai là thiếu sự kiến thức, thái độ, thực hành của người lớn về bệnh TCM và cách phòng chống” [53].

Nghiên cứu của Jakrapong Aiewtrakun và cộng sự (2012) thu được kết quả tỷ lệ người chăm sóc có đủ kiến thức trong việc kiểm tra các kiến thức về phòng chống bệnh TCM là 95% nhưng chỉ có 3,5% trong họ biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh [25].

Một nghiên cứu mô tả cắt ngang của Ruttiya Charoenchokpanit, Tepanata Pumpaibool (2013) cho thấy 50,4% người có kiến thức thấp và chỉ có 3,7% có kiến thức tổng thể về TCM, có thái độ chung 68,2% đến tốt 31,8% đối với TCM; 60% có hành vi phòng ngừa ở mức độ tốt. Trong đó 31,8% không thể xác định được bất kỳ triệu chứng nào của TCM; 43,6% hiếm khi hoặc chưa bao giờ làm sạch đồ chơi sau khi con họ sử dụng chúng [29].

Nghiên cứu trong nước:

Năm 2011, Hội chữ thập đỏ Việt Nam (Viet Nam Red Cross – VNRC) đã phối hợp cùng Hội chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (International Federation of Red Cross and Red Crescent Societies – IFRC) tiến hành khảo sát ban đầu tại 08 tỉnh: An Giang, Bến Tre, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Quảng Ngãi và Đà Nẵng, kết quả cho thấy: trong nhóm người chăm sóc trẻ tại nhà có đến 21,2% không biết về đường lây truyền của bệnh; 16,5% không hoặc ít quan tâm ngay cả khi trong thôn xóm có người bị bệnh TCM, chỉ

có 45,9% luôn luôn sử dụng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn khi rửa tay cho trẻ; 64,2% lau chùi sàn nhà và 36,2% lau chùi đồ chơi của trẻ mỗi ngày [32].

Năm 2012, Cao Thị Thúy Ngân đã tiến hành nghiên cứu về kiến thức, thực hành phòng bệnh tay chân miệng tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa – Hà Nội, kết quả của nghiên cứu này cho thấy: tỷ lệ các bác mẹ có kiến thức không đạt là 58,5% (61,2% bà mẹ không biết về triệu chứng bệnh, 19,2% không biết về đường lây truyền),tỷ lệ có thực hành không đúng về phòng bệnh TCM chung là 69,5% (trong đó tỷ lệ có rửa tay bằng xà phòng là 53,3%; 42,2% có lau chùi sàn nhà và 29,5% lau rửa đồ chơi cho trẻ) [13].

Nghiên cứu của Trần Thị Anh Đào, Phạm ThanhHảivà cs (2012) cho thấy 43,72% bà mẹ có kiến thức chung tốt về phòng bệnh tay chân miệng, trong đó có 30,15% biết đúng đường lây; 99,5% biết đúng lứa tuổi thường mắc bệnh; 64,15% biết đúng dấu hiệu đặc trưng của bệnh; 83,42% biết chưa có vắc xin phòng bệnh, 75,04% - 85,93% biết đúng các biện pháp phòng bệnh [7].

Theo nghiên cứu của Võ Thị Tiến, Tạ Văn Trầm (2012) cho thấy đa số bà mẹ biết về nguyên nhân gây bệnh TCM, hiểu biết về vi rút gây bệnh, biết khi trẻ bị sốt, loét miệng, nổi phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân nhưng các dấu hiệu trở nặng của bệnh TCM vẫn còn biết ít: 90% bà mẹ đã biết với bệnh TCM khi trẻ sốt cao, 50% biết TCM có chới với và giật mình. Tuy nhiên, các dấu hiệu bệnh nặng như: nôn ói và giật mình (22%); thở rút ngực, mạch nhanh, ngồi không vững, đi loạng choạng chỉ chiếm khoảng 54% [17].

Nghiên cứu của Vũ Thị Thúy Mai và Đỗ Minh Sinh (2012) về can thiệp truyền thông với các nội dung cơ bản liên quan đến dự phòng bệnh TCM ở trẻ em cho bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã có cải thiện rõ rệt kiến thức dự phòng bệnh TCM: tăng tỷ lệ đáng kể các bà mẹ có kiến thức đúng sau can thiệp với tất cả nội dung can thiệp và vẫn còn duy trì ở mức cao với hầu hết nội dung can thiệp sau 3 tháng [12].

quả như nguồn thông tin nhận biết về bệnh chủ yếu từ các phương tiện truyền thông đại chúng, kiến thức chung tăng từ 43,7% trước can thiệp lên 75,7% sau can thiệp, thực hành chung về phòng bệnh TCM tăng lên từ 33,79% trước can thiệp lên 57,58% sau can thiệp [14].

Nghiên cứu của Đặng Quang Ánh (2013), nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 370 người chăm sóc trẻ có con dưới 5 tuổi tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, kết quả cho thấy tỷ lệ của người chăm sóc trẻ có kiến thức, thái độ và thực hành khá thấp, cụ thể chỉ có 17,6% có kiến thức đạt về bệnh TCM, 64,6% có thái độ đúng về bệnh TCM và 29,7% có thực hành đúng về phòng chống bệnh tay chân miệng [1].

Nghiên cứu của Hồ Thị Sương (2014) đã chỉ ra rằng: chỉ có 9,8% bà mẹ có kiến thức chung đúng; trong đó có đến 91,2% - 91,3% bà mẹ không biết phân biệt bệnh TCM với bệnh viêm loét miệng và các bệnh phát ban da [15].

Tuy có nhiều nghiên cứu về kiến thức bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi nhưng hầu hết các đề tài chỉ tập trung vào khảo sát thực trạng và tìm hiểu các yếu tố liên quan để đưa ra khuyến nghị là tăng cường công tác giáo dục sức khỏe cho bà mẹ và cộng đồng. Trong khi đó rất ít đề tài nghiên cứu đánh giá hiệu quả của công tác giáo dục sức khỏe trong việc thay đổi kiến thức cho bà mẹ và cộng đồng để từ đó củng cố, bổ sung cho chương trình giáo dục sức khỏe đạt hiệu quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện phụ sản nhi đà nẵng, năm 2018 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)