Đôi nét về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện phụ sản nhi đà nẵng, năm 2018 (Trang 32)

Thành phố Đà Nẵng: là thành phố lớn thứ4 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam vào năm 2011, thành phố Đà Nẵng có 69 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế thành phố, trong đó có 12 bệnh viện, 1 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng và 56 trạm y tế.

Nghiên cứu được triển khai tại bệnh viện Phụsản-Nhi Đà Nẵng, còn được gọi là bệnh viện 600 giường, đảm trách nhiệm vụ tuyến cuối về chuyên khoa

Phụ sản và Nhi khoa của thành phố Đà Nẵng và khu vực lân cận. Bệnh viện tọa lạc trên diện tích thoáng mát với hơn 7 ha, phường Khuê Mỹ, Quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, là bệnh viện hạng I với quy mô 600 giường, 18 khoa phòng, hơn 985 cán bộ nhân viên bao gồm 26 tiến sĩ và bác sĩ chuyên khoa II và 55 Thạc sĩ và bác sĩ chuyên khoa I.

Khoa Y học nhiệt đới thuộc bệnh viện Phụ sản -Nhi Đà Nẵng được thành lập vào năm 2012, có 15 phòng bệnh, 75 giường bệnh điều trị với số lượng bình quân trên dưới 30 bệnh nhi bịtay chân miệng mỗi ngày.

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi được chẩn đoán bịtay chân miệng nằm điều trị tại khoa Y học nhiệt đới, bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng.

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

- Bà mẹ tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Bà mẹ có thể giao tiếp bình thường để trả lời các câu hỏi. - Bà mẹ không có rối loạn về khả năng nhận thức.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Bà mẹ không tham gia giáo dục sức khỏe.

- Bà mẹ không tham gia đủ cả 3 lần đánh giá.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: từ tháng 01/2018 đến tháng 06/2018.

- Địa điểm: tại khoa Y học nhiệt đới, bệnh viện Phụ sản- Nhi Đà Nẵng,402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng.

Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp “nghiên cứu can thiệp trước - sau”. Đối tượng tham gia nghiên cứu Đánh giá trước can thiệp (T1) Can thiệp giáo dục sức khỏe Đánh giá ngay sau can thiệp (T2) So sánh, bàn luận và kết luận Đánh giá sau can thiệp 1 tháng (T3)

2.4. Cỡ mẫu

Cỡ mẫu của nghiên cứu là 68 bà mẹ có con dưới 5 tuổi được chẩn đoán tay chân miệng đang điều trị tại khoa Y học nhiệt đới, bệnh viện Phụ sản -Nhi Đà Nẵng.

Công thức tính cỡ mẫu được áp dụng như sau:

2 (1 ) 0 0 (1 ) 1 1 2 0 1 (1 ) (1 ) ( ) Z p p Z p p n p p              Trong đó:

- n là số bà mẹ tham gia nghiên cứu.

- Z(1- α) là giá trị Z thu được từ bảng Z tương ứng với giá trị α. Với lực mẫu là 90% (β = 0,2), mức ý nghĩa 95% (α = 0,05), tương đương với Z(1 - α) = 1,65 và Z(1 - β) = 1,29.

- p0 là tỷ lệ mẹ có kiến thức tốt trước can thiệp. Theo nghiên cứu của Huỳnh Kiều Chinh năm 2014 [5]: tỷ lệ bà mẹ có kiến thức tốt đạt 32%. Do đó lấy p0= 0,32.

- p1 là tỷ lệ mẹ có kiến thức tốt sau can thiệp. Ước tính p1= 0,5.

Thay vào công thức trên tính được n = 62. Để tránh trường hợp sai sót, mất số liệu chúng tôi lấy thêm 10% và thực tế chúng tôi chọn 68 bà mẹ.

2.5. Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện: chọn tất cả các bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc bệnh tay chân miệng điều trị tại khoa Y học nhiệt đới bệnh viện Phụ sản -Nhi Đà Nẵng trong thời gian thu thập dữ liệu tháng 01/2018 đến tháng 06/2018 đáp ứng những tiêu chí chọn mẫu sẽ được chọn tham gia vào nghiên cứu.

2.6. Phương pháp thu thập số liệu Công cụ thu thập số liệu: Công cụ thu thập số liệu:

Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, đáp ứng các mục tiêu, các nội dung nghiên cứu và tiêu chí đánh giá, vì vậy chúng tôi xây dựng bộ công cụ dựa trên

nghiên cứu của Hồ Thị Sương năm 2014 [15], theo tài liệu Hướng dẫn giám sát và phòng bệnh tay chân miệng của BộY tế (2012), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng (2012). Sau khi tham khảo các tài liệu trên chúng tôi tiến hành thực hiện các bước trong quy trình xây dựng bộ công cụ nghiên cứu.

Quá trình xây dựng bộ công cụ được thực hiện theo 3 bước:

Bước 1: Người nghiên cứu thảo luận với giáo viên hướng dẫn và các chuyên gia trong việc sử dụng nội dung của các tài liệu hướng dẫn phòng ngừa, điều trị bệnh TCM và bộ công cụ của các tác giả cho việc xây dựng bộ công cụ cho nghiên cứu này. Chúng tôi điều chỉnh và đơn giản hóa nội dung câu hỏi để phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu. Từ đó thiết kế ra bản thảo 1 của bộ công cụ khảo sát kiến thức về bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi.

Trình độ chuyên môn của các thành viên nhóm chuyên gia:

Các thành viên nhóm chuyên gia là những người am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu, có trình độ từ Thạc sĩ và kinh nghiệm làm việc ít nhất 5 năm trở lên.

Bước 2: Bản thảo 1 được gửi đến các chuyên gia chấm điểm và góp ý về sự phù hợp nội dung với định nghĩa và mục tiêu nghiên cứu của các mục trong bộ công cụ. Các chuyên gia sẽ đánh giá và cho điểm theo thang Likert 4 điểm tương ứng với 4 mức độ:

1.Rất không phù hợp 2. Không phù hợp 3. Phù hợp

4. Rất phù hợp

Các chuyên gia cũng đã đưa ra các góp ý sửa đổi ở những mục chưa phù hợp hoặc cần lược bỏ.

Nghiên cứu viên đã tổng hợp và đánh giá tính giá trị của bộ công cụ thông qua chỉ số CVI (CVI: Content Validity Index) cho bản thảo 1.

Chỉ số giá trị nội dung (CVI: Content Validity Index) là một kỹ thuật truyền thống sử dụng để đánh giá sự phù hợp của các câu hỏi khảo sát cho việc

tạo công cụ nghiên cứu. Nó liên quan đến các thông tin phản hồi ghi được từ năm đến mười chuyên gia đánh giá sự phù hợp, hiểu, rõ ràng và phù hợp của từng mục trong bộ công cụ và gợi ý để cải thiện. Chỉ số CVI dao động từ 0.80.98. Bất kỳ mục nào trong bộ công cụ được đánh giá không phù hợp bởi ít nhất 2 chuyên gia đã được sửa đổi. Đối với những mục có số điểm tối thiểu dưới 50% sẽ được lượt bỏ.

Sau nhiều lần thảo luận và điều chỉnh các mục trong bộ công cụ, nhóm nghiên cứu đã đưa ra bản thảo 2 (phụ lục 2).

Bước 3: Bản thảo 2 được gửi đến các chuyên gia chấm điểm và góp ý về sự phù hợp nội dung với định nghĩa và mục tiêu nghiên cứu của các mục trong bộ công cụ. Nghiên cứu viên đã tổng hợp và đánh giá tính giá trị của bộ công cụ, chỉ số CVI của bộ công cụ là 0.9.

Sau khi hoàn thành xong bộ câu hỏi, chúng tôi bắt đầu tiến hành khảo sát thử trên 30 bà mẹ theo tiêu chuẩn lựa chọn (30 bà mẹ này không tham gia vào đối tượng nghiên cứu được điều tra sau đó), phân tích hệ số Cronbach’s alpha, đảm bảo hệ số Cronbach’s alpha hiệu chỉnh của các nhân tố dao động trong khoảng từ 0,6 đến 0,9. Sau đó, chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi hoàn chỉnh để tiến hành khảo sát thu thập số liệu nghiên cứu.

Bộ công cụ khảo sát gồm có 4 phần:

Phần 1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu từ câu A1 đến câu A11.

Phần 2: Kiến thức chung của bà mẹ về bệnh tay chân miệng từ câu B1 đến câu B13.

Phần 3: Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng từ câu C1 đến câu C7.

Phần 4: Kiến thức của bà mẹ về phòng bệnh tay chân miệng từ câu D1 đến câu D7.

Người thu thập số liệu sử dụng phiếu khảo sát để phỏng vấn trực tiếp bà mẹ với cùng nội dung cho 3 lần đánh giá: trước can thiệp (khi vào viện); sau

can thiệp (trước khi ra viện) và 1 tháng sau can thiệp.

Tiến trình thu thập số liệu:

- Bước 1: lựa chọn được 68 bà mẹ đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu.

- Bước 2: 68 bà mẹ được giới thiệu mục đích, ý nghĩa, phương pháp và quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu, các bà mẹ ký vào bảng đồng thuận (phụ lục 1) và được phổ biến về hình thức tham gia nghiên cứu sau đó được hướng dẫn về cách trả lời các thông tin phiếu khảo sát.

- Bước 3: khảo sát kiến thức của 68 bà mẹ về bệnh tay chân miệng ở trẻ em khi nhập viện (trước giáo dục sức khỏe) bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu khảo sát (phụ lục 2). Các bà mẹ sẽ mất 15 - 20 phút để trả lời toàn bộ câu hỏi trong phiếu điều tra. Sau khi các bà mẹ hoàn thành, phiếu khảo sát sẽ được kiểm tra lại toàn bộ thông tin để tránh bỏ sót các thông tin.

- Bước 4: can thiệp giáo dục sức khỏe thông qua cung cấp nội dung kiến thức về bệnh tay chân miệng ở trẻ em và phát tờ rơi.

- Bước 5: đánh giá kiến thức của bà mẹ về bệnh tay chân miệng ở trẻ em sau giáo dục sức khỏe (trước khi ra viện) bằng phiếu khảo sát (phụ lục 2).

- Bước 6: đánh giá kiến thức của bà mẹ về bệnh tay chân miệng ở trẻ em sau giáo dục sức khỏe 1 tháng bằng phiếu khảo sát (phụ lục 2).

Sau 1 tháng kể từ ngày kết thúc chương trình can thiệp, tiến hành đánh giá kiến thức của các bà mẹ lần 3. Chúng tôi liên lạc bằng điện thoại trước khi đến từng nhà các bà mẹ (thông tin về số điện thoại và địa chỉ cụ thể đã được nghiên cứu viên lưu lại sau lần đánh giá thứ nhất). Sau đó chúng tôi tiếp cận các bà mẹ có trong danh sách chọn và tiến hành thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát như 2 lần trước.

2.7. Chương trình can thiệp

Nội dung can thiệp: nội dung giáo dục sức khỏe được xây dựng dựa trên Tài liệu hướng dẫn giám sát và phòng bệnh tay chân miệng của Bộ y tế (2012), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng (2012). Giáo dục sức khỏe cho bà mẹ có con dưới 5 tuổi kiến thức về bệnh tay chân miệng gồm:

nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, chăm sóc và các biện pháp phòng bệnh TCM.

Cách thức can thiệp: 68 bà mẹ được can thiệp giáo dục sức khỏe trong khoảng thời gian tại bệnh viện bằng phương pháp giáo dục sức khỏe trực tiếp bởi chủ đề tài nghiên cứu gồm:

- Bước 1: khảo sát kiến thức của 68 bà mẹ về bệnh TCM ở trẻ em lần 1 khi vào viện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu khảo sát chuẩn bị trước. Địa điểm: tại buồng bệnh. Thời gian: ngày đầu vào viện. Thời gian phỏng vấn: 15 phút.

- Bước 2: đánh giá kiến thức của 68 bà mẹ về bệnh tay chân miệng. Căn cứ vào những nội dung kiến thức còn thiếu hụt từ kết quả điều tra ban đầu, nội dung can thiệp giáo dục được xây dựng phù hợp với từng bà mẹ.

- Bước 3: tiến hành can thiệp giáo dục: buổi tư vấn giáo dục được nghiên cứu viên thực hiện với các bà mẹ vào 16h00 – 17h00 của ngày thứ 2 vào viện tại phòng giao ban khoa Y học nhiệt đới. Thời gian cho mỗi lần tư vấn giáo dục là 30 phút với các bước sau:

+ Cho các bà mẹ đọc tài liệu tư vấn, xem tờ rơi 05 phút.Các tờ rơi này được lấy mẫu từ Trung tâm truyền thông GGSK Trung ương và của Bộ Y tế.

+ Nghiên cứu viên thuyết trình rồi cho các bà mẹ thảo luận nhóm 20 phút.

+ Nghiên cứu viên tổng kết, cung cấp những thông tin quan trọng về kiến thức bệnh tay chân miệng cho các bà mẹ 05 phút.

- Bước 4: đánh giá lại kiến thức của các bà mẹ về bệnh tay chân miệng ở trẻ em lần 2 trước khi ra viện thông qua phiếu khảo sát chuẩn bị trước giống lần 1. Địa điểm: tại buồng bệnh. Thời gian: trước ngày ra viện. Thời gian phỏng vấn: 15 phút.

- Bước 5: đánh giá lại kiến thức của các bà mẹ về bệnh tay chân miệng ở trẻ em lần 3 thông qua phiếu khảo sát chuẩn bị trước giống lần 1. Thời gian: 1 tháng sau khi can thiệp. Địa điểm: tại nhà các bà mẹ. Thời gian phỏng vấn: 15

phút.

2.8. Các biến số nghiên cứu

STT Tên biến Định nghĩa Loại biến số Phương pháp thu thập

1 Họ và tên Biến định danh Phỏng vấn

2 Tuổi Tính từ ngày

sinh đến năm 2018 dương lịch

Biến liên tục Phỏng vấn

3 Địa chỉ Nơi sinh sống

của bà mẹ Biến định danh Phỏng vấn 4 Trình độ học vấn Cấp học cao nhất của bà mẹ đã hoàn thành tại các cơ sở đào tạo được nhà nước công nhận Biến định lượng thứ bậc Phỏng vấn

5 Nghề nghiệp Công việc đang làm có thu nhập cao nhất Biến định danh Phỏng vấn 6 Số con trong gia đình Số trẻ hiện sống cùng bà mẹ Biến định lượng thứ bậc Phỏng vấn

7 Kiến thức chung về bệnh tay chân miệng ở trẻ em: bao gồm kiến thức đúng về nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, đường lây truyền, triệu chứng, biến chứng, phân biệt với một số bệnh.

8 Kiến thức về chăm sóc trẻ bị tay chân miệng: bao gồm kiến thức đúng về chế độ ăn, chế độ vệ sinh, các dấu hiệu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.

9 Kiến thức về phòng bệnh tay chân miệng: bao gồm kiến thức đúng về các biện pháp phòng bệnh: rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh ăn uống, lau sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà, xử lý phân, chất thải triệt để.

Bà mẹ tham gia trả lời phỏng vấn với mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời không đúng 0 điểm. Tổng điểm của các câu là 59 điểm. Đánh giá phân loại kiến thức được phân loại dựa theo nghiên cứu của Đặng Quang Ánh [1]. Bà mẹ có kiến thức đúng khi trả lời đúng ≥ 75% tổng điểm các câu đúng (≥ 44 điểm). Bà mẹ có kiến thức chưa đúng khi trả lời < 75% tổng điểm các câu đúng (< 44 điểm).

Xác định đúng/sai dựa trên những nội dung về bệnh tay chân miệng ở trẻ em trong các tài liệu chính thống, hiện hành trong nước và thế giới gồm: Tài liệu hướng dẫn giám sát và phòng bệnh tay chân miệng của Bộ y tế (2012), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng (2012), Hướng dẫn quản lý lâm sàng và đáp ứng sức khoẻ cộng đồng đối với bệnh tay chân miệng (2011).

Đánh giá sự thay đổi sau can thiệp giáo dục so với trước can thiệp dựa trên mức chênh điểm trung bình trả lời các câu hỏi và sự khác biệt về tỷ lệ trả lời đúng đối với mỗi nội dung đánh giá.

2.10. Phương pháp phân tích số liệu

Nhập liệu: toàn bộ số liệu thu thập được nhập liệu bằng phần mềm EPIDATA 3.1.

Số liệu thu thập được bảo quản trong một môi trường an toàn để tránh mất mát và vi phạm bí mật.

Làm sạch số liệu: sau khi hoàn tất nhập liệu, các số liệu được làm sạch bằng cách dùng bảng tần số để phát hiện số liệu lạ, dùng lệnh lọc và tìm kiếm để điều chỉnh.

Phân tích số liệu: các số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Thông tin chung về bà mẹ được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả bao gồm tần suất, tỷ lệ... Phương pháp thống kê Paired - Samples T- test được áp dụng để mô tả sự khác biệt ý nghĩa về điểm kiến thức của bà mẹ trước và sau giáo dục sức khỏe.

2.11. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu

Nam Định đồng ý thông qua và được sự chấp thuận cho phép của Ban lãnh đạo bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng.

Nghiên cứu viên giải thích rõ mục đích của nghiên cứu cho các bà mẹ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện phụ sản nhi đà nẵng, năm 2018 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)