Thực trạng và sự thay đổi kiến thức của bà mẹvề phòng bệnh tay chân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện phụ sản nhi đà nẵng, năm 2018 (Trang 72 - 74)

chân miệng sau can thiệp giáo dục

Chăm sóc và điều trị bệnh Tay chân miệng đúng cách sẽ làm giảm được các biến chứng nặng có thể xảy ra nhưng không làm giảm tỷ lệ mắc bệnh TCM. Do đó, ngoài những hiểu biết cơ bản về kiến thức của bệnh như nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, cách chăm sóc... thì việc hiểu biết các biện pháp dự phòng bệnh có một ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn chặn sự xuất hiện và lây lan của dịch bệnh.

Qua phỏng vấn 68 bà mẹ, có 58,8% bà mẹbiết rằng bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin phòng bệnh ở Việt Nam và chỉ có 32,4% bà mẹ biết rằng bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, 67,6% cho rằng bệnh TCM đã có thuốc điều trị đặc hiệu hoặc không biết. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Trần Đỗ Hùng, Dương Thị Thùy Trang (2013) [10]. Điều này có thể lý giải do đa số các bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ đều có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu nên có thể các bà mẹ cho rằng bệnh TCM cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, sau khi được giáo dục sức khỏe, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về vấn đề này đã tăng lên rõ rệt.

Một số can thiệp y tế công cộng hiệu quả đã được áp dụng phòng chống bệnh TCM và được WHO khuyến cáo như: triển khai các chiến dịch truyền thông, triển khai các chiến dịch vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng [38], [47]. Theo kết quả thu được ở bảng 3.34, trước can thiệp thời điểm cần phải rửa tay cho trẻ được nhiều bà mẹ biết đến là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, chiếm tỷ lệ ngang nhau là 88,2%. Kết quả này khác với nghiên cứu Jakrapong Aiewtrakun

và cộng sự (2012), chỉ có 3,5% trong họ biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh [25]. Điều này có thể được lý giải là do thời điểm nghiên cứu khác nhau và các chiến dịch truyền thông ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn. Tuy nhiên chỉ có 23,5% bà mẹ cho rằng cần rửa tay cho trẻ sau khi tiếp xúc với các đồ vật, đồ chơi, 29,4% sau khi ho, hắt hơi vào tay, 45,6% khi thấy tay trẻ bẩn. Sau khi các bà mẹ được nghe tư vấn giáo dục sức khỏe, đã có sự thay đổi rất rõ rệt kiến thức đúng của bà mẹ về thời điểm cần phải rửa tay cho trẻ ngay sau can thiệp và vẫn duy trì ở mức tốt sau 1 tháng can thiệp.

Đồ chơi cho trẻ em là những thứ trẻ tiếp xúc rất thường xuyên hằng ngày và đây cũng là nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa, trong đó có bệnh tay chân miệng. Trước can thiệp, chỉ có 23,5% bà mẹ biết đến biện pháp phòng bệnhlau sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Ruttiya Charoenchokpanit, Tepanata Pumpaibool (2013), có 43,6% hiếm khi hoặc chưa bao giờ làm sạch đồ chơi sau khi con họ sử dụng chúng [29]. Ngoài ra, còn có các biện pháp phòng bệnh TCM ít được bà mẹ biết đến là “Không dùng chung đồ cá nhân_ Xử lý triệt để phân, chất thải” chiếm tỷ lệ lần lượt là 27,9%, 23,5%.Sau can thiệp giáo dục, kiến thức về phòng bệnh TCM của các bà mẹ tăng lên một cách rõ rệt như biện pháp lau sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà chiếm 64,7% ngay sau can thiệp và 60,3% sau can thiệp 1 tháng, biện pháp không dùng chung đồ cá nhân chiếm 85,3% ngay sau can thiệp và 80,9% sau can thiệp 1 tháng, biện pháp xử lý triệt để phân, chất thải chiếm 60,3% ngay sau can thiệp và 52,9% sau can thiệp 1 tháng.

Trước can thiệp điểm trung bình kiến thức về phòng bệnh tay chân miệng của các bà mẹ là 12,16± 3,80 (dao động từ 5 đến 20 điểm), ngay sau can thiệp điểm trung bình cao hơn là 17,76 ± 1,95 (dao động từ 11 đến 21 điểm) và vẫn còn duy trì ở mức cao sau 1 tháng can thiệp 16,93 ± 2,05 (dao động từ 9 đến 20 điểm). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình kiến thức về phòng bệnh tay chân miệng của các bà mẹ giữa ngay sau can thiệp và trước can

thiệp, giữa sau can thiệp 1 tháng và trước can thiệp (p<0,05) với khoảng tin cậy 95%. Điều này một lần nữa khẳng định hiệu quả của can thiệp giáo dục đối với sự thay đổi kiến thức phòng bệnh TCM cho các bà mẹ.

4.5. Phân loại kiến thức bà mẹ về bệnh tay chân miệng ở trẻ em trước can thiệp, ngay sau can thiệp và sau can thiệp 1 tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện phụ sản nhi đà nẵng, năm 2018 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)