Thực trạng và sự thay đổi kiến thức của bà mẹvề chăm sóc trẻ bị bệnh tay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện phụ sản nhi đà nẵng, năm 2018 (Trang 69 - 72)

bệnh tay chân miệng sau can thiệp giáo dục

Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng, để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và hạn chế được các biến chứng nặng có thể xảy ra thì đòi hỏi các bà mẹ phải biết chăm sóc trẻ đúng cách. Vì vậy kiến thức đúng về chăm sóc trẻ bị tay chân miệng là một điều rất cần thiết.

niệm sai lầm thường gặp sau: kiêng tắm, kiêng gió, ủ trẻ quá kỹ, châm chích cho mụn nước mau vỡ ra, đây chính là những nguyên nhân làm cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn và là con đường ngắn nhất của tình trạng bội nhiễm vi khuẩn rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Tuy nhiêntheo nghiên cứu chúng tôi ghi nhận ở bảng 3.29: trước can thiệp, có rất nhiều bà mẹ vẫn kiêng cử khi trẻ bị bệnh, như kiêng tắm gội chiếm tỷ lệ 35,3%, kiêng ăn 7,4%, kiêng ra gió và ánh sáng 4,3%và chỉ có 30,9% bà mẹ biết rằng không kiêng gì cả khi trẻ bị bệnh.Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Trần Đỗ Hùng, Dương Thị Thùy Trang (2013) là có 62,5%bà mẹ biết rằng không kiêng gì cả khi trẻ bị bệnh [10]. Sau can thiệp, tỷ lệ bà mẹ cókiến thức đúng tăng lên rõ rệt, chiếm tỷ lệ 82,4% ngay sau can thiệp và 76,5% sau can thiệp 1 tháng.

Hiểu biết về các dấu hiệu trở nặng của bệnh TCM là một trong những điều kiện chủ yếu giúp bà mẹ nhận biết tình trạng thực tế của trẻ và cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để tránh gây tử vong cho trẻ.Do đó, các bà mẹ cần phải theo dõi trẻ thường xuyên, chặt chẽ, phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm để có thể can thiệp y tế kịp thời. Theo kết quả ở bảng 3.30, trước can thiệp, kiến thức về dấu hiệu trở nặng của bệnh được bà mẹ biết nhiều nhất là sốt cao kéo dài ≥ 39˚C, chiếm tỷ lệ 91,2%. Trong khi đó, chỉ có 25% bà mẹ biết có dấu hiệu nôn ói, 23,5% biết có giật mình khi ngủ, quấy khóc. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu củaVõ Thị Tiến, Tạ Văn Trầm (2012), tỷ lệ lần lượt là 91,2%, 22%, 22% [17]. Sau khi giáo dục sức khỏe, đã có sự thay đổi rất rõ rệt kiến thức đúng của bà mẹ về dấu hiệu trở nặng bệnh TCM cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế ngay sau can thiệp và vẫn duy trì ở mức tốt sau 1 tháng can thiệp.

Đa số các bà mẹ đều biết rằng khi phát hiện trẻ bị tay chân miệng thì cần cách ly với trẻ khác chiếm tỷ lệ 94,2% nhưng trước can thiệp chỉ có 27,9% bà mẹ biết chính xác thời gian cách ly trẻ bị bệnh là từ 10 đến 14 ngày. Tuy nhiên, sau khi được tư vấn, kiến thức đúng của bà mẹ đã thay đổi đáng kể, tỷ lệ bà mẹ lựa chọn đúng tăng lên ngay sau can thiệp là 69,1% và sau can thiệp 1 tháng là 63,2%.

Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng, hiểu biết đúng về cách xử trí có vai trò quan trọng trong việc phòng tránh các biến chứng nặng và hạn chế sự lây lan của bệnh. Ngược lại nếu hiểu biết không đúng và không đầy đủ sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng cho cả cá nhân trẻ mắc bệnh, cho gia đình trẻ và cho cộng đồng. Qua phỏng vấn các bà mẹ về biện pháp chăm sóc khi trẻ bị TCM ở bảng 3.31, trước can thiệp có đến 41,2% bà mẹ cho rằng đến quầy thuốc mua thuốc bôi da cho trẻ khi chăm sóc trẻ bị TCM. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Vũ Thị Thúy Mai, Đỗ Minh Sinh (2012), có 42,3% bà mẹ tự mua thuốc về điều trị nếu nghi ngờ con họ bị mắc bệnh [12]. Lý giải điều này có thể là do thói quen các bà mẹ thường đến quầy thuốc mua thuốc về điều trị mà không cần có sự thăm khám bệnh hay chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Kiến thức của bà mẹ về các biện pháp chăm sóc đã thay đổi nhiều sau khi được tư vấn, ngay sau can thiệp tỷ lệ này đã giảm xuống còn 10,3% và sau can thiệp 1 tháng còn 8,8%. Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của Vũ Thị Thúy Mai, Đỗ Minh Sinh (2012), ngay sau can thiệp và sau can thiệp 3 tháng tỷ lệ này đã giảm xuống còn 0%. Qua đó cho thấy được hiệu quả của can thiệp truyền thông, tuy nhiêncần phải tăng cường tuyên truyền giáo dục cho các bà mẹ về các biện pháp chăm sóc khi trẻ bị TCM để tránh những thói quen tai hại ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Khi trẻ mắc tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng. Nếu trẻ ăn kém nên cho trẻ ăn nhiều hơn lúc bình thường, không kiêm khem để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra và để tránh bệnh có thể tiến triển nặng hơn. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trước can thiệp chỉ có 16,2% cho trẻ ăn nhiều hơn hằng ngày.Sau khi các bà mẹ được nghe tư vấn giáo dục sức khỏe, đã có sự thay đổi rất rõ rệt kiến thức đúng của bà mẹ về chế độ nuôi dưỡng khi trẻ bị bệnh.

Điểm trung bình kiến thức về chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng của các bà mẹ tăng ngay sau can thiệp (12,54 ± 1,54 dao động từ 9 đến 15 điểm) và vẫn còn duy trì ở mức cao sau 1 tháng can thiệp 11,79 ± 1,70 (dao động từ 7

đến 14 điểm). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình kiến thức chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng của các bà mẹ giữa ngay sau can thiệp và trước can thiệp, giữa sau can thiệp 1 tháng và trước can thiệp (p<0,05) với khoảng tin cậy 95%. Từ kết quả này cho thấy hiệu quả của chương trình can thiệp giáo dục sức khỏe trong việc thay đổi kiến thức về chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng của các bà mẹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện phụ sản nhi đà nẵng, năm 2018 (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)