Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện phụ sản nhi đà nẵng, năm 2018 (Trang 35 - 38)

Công cụ thu thập số liệu:

Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, đáp ứng các mục tiêu, các nội dung nghiên cứu và tiêu chí đánh giá, vì vậy chúng tôi xây dựng bộ công cụ dựa trên

nghiên cứu của Hồ Thị Sương năm 2014 [15], theo tài liệu Hướng dẫn giám sát và phòng bệnh tay chân miệng của BộY tế (2012), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng (2012). Sau khi tham khảo các tài liệu trên chúng tôi tiến hành thực hiện các bước trong quy trình xây dựng bộ công cụ nghiên cứu.

Quá trình xây dựng bộ công cụ được thực hiện theo 3 bước:

Bước 1: Người nghiên cứu thảo luận với giáo viên hướng dẫn và các chuyên gia trong việc sử dụng nội dung của các tài liệu hướng dẫn phòng ngừa, điều trị bệnh TCM và bộ công cụ của các tác giả cho việc xây dựng bộ công cụ cho nghiên cứu này. Chúng tôi điều chỉnh và đơn giản hóa nội dung câu hỏi để phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu. Từ đó thiết kế ra bản thảo 1 của bộ công cụ khảo sát kiến thức về bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi.

Trình độ chuyên môn của các thành viên nhóm chuyên gia:

Các thành viên nhóm chuyên gia là những người am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu, có trình độ từ Thạc sĩ và kinh nghiệm làm việc ít nhất 5 năm trở lên.

Bước 2: Bản thảo 1 được gửi đến các chuyên gia chấm điểm và góp ý về sự phù hợp nội dung với định nghĩa và mục tiêu nghiên cứu của các mục trong bộ công cụ. Các chuyên gia sẽ đánh giá và cho điểm theo thang Likert 4 điểm tương ứng với 4 mức độ:

1.Rất không phù hợp 2. Không phù hợp 3. Phù hợp

4. Rất phù hợp

Các chuyên gia cũng đã đưa ra các góp ý sửa đổi ở những mục chưa phù hợp hoặc cần lược bỏ.

Nghiên cứu viên đã tổng hợp và đánh giá tính giá trị của bộ công cụ thông qua chỉ số CVI (CVI: Content Validity Index) cho bản thảo 1.

Chỉ số giá trị nội dung (CVI: Content Validity Index) là một kỹ thuật truyền thống sử dụng để đánh giá sự phù hợp của các câu hỏi khảo sát cho việc

tạo công cụ nghiên cứu. Nó liên quan đến các thông tin phản hồi ghi được từ năm đến mười chuyên gia đánh giá sự phù hợp, hiểu, rõ ràng và phù hợp của từng mục trong bộ công cụ và gợi ý để cải thiện. Chỉ số CVI dao động từ 0.80.98. Bất kỳ mục nào trong bộ công cụ được đánh giá không phù hợp bởi ít nhất 2 chuyên gia đã được sửa đổi. Đối với những mục có số điểm tối thiểu dưới 50% sẽ được lượt bỏ.

Sau nhiều lần thảo luận và điều chỉnh các mục trong bộ công cụ, nhóm nghiên cứu đã đưa ra bản thảo 2 (phụ lục 2).

Bước 3: Bản thảo 2 được gửi đến các chuyên gia chấm điểm và góp ý về sự phù hợp nội dung với định nghĩa và mục tiêu nghiên cứu của các mục trong bộ công cụ. Nghiên cứu viên đã tổng hợp và đánh giá tính giá trị của bộ công cụ, chỉ số CVI của bộ công cụ là 0.9.

Sau khi hoàn thành xong bộ câu hỏi, chúng tôi bắt đầu tiến hành khảo sát thử trên 30 bà mẹ theo tiêu chuẩn lựa chọn (30 bà mẹ này không tham gia vào đối tượng nghiên cứu được điều tra sau đó), phân tích hệ số Cronbach’s alpha, đảm bảo hệ số Cronbach’s alpha hiệu chỉnh của các nhân tố dao động trong khoảng từ 0,6 đến 0,9. Sau đó, chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi hoàn chỉnh để tiến hành khảo sát thu thập số liệu nghiên cứu.

Bộ công cụ khảo sát gồm có 4 phần:

Phần 1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu từ câu A1 đến câu A11.

Phần 2: Kiến thức chung của bà mẹ về bệnh tay chân miệng từ câu B1 đến câu B13.

Phần 3: Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng từ câu C1 đến câu C7.

Phần 4: Kiến thức của bà mẹ về phòng bệnh tay chân miệng từ câu D1 đến câu D7.

Người thu thập số liệu sử dụng phiếu khảo sát để phỏng vấn trực tiếp bà mẹ với cùng nội dung cho 3 lần đánh giá: trước can thiệp (khi vào viện); sau

can thiệp (trước khi ra viện) và 1 tháng sau can thiệp.

Tiến trình thu thập số liệu:

- Bước 1: lựa chọn được 68 bà mẹ đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu.

- Bước 2: 68 bà mẹ được giới thiệu mục đích, ý nghĩa, phương pháp và quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu, các bà mẹ ký vào bảng đồng thuận (phụ lục 1) và được phổ biến về hình thức tham gia nghiên cứu sau đó được hướng dẫn về cách trả lời các thông tin phiếu khảo sát.

- Bước 3: khảo sát kiến thức của 68 bà mẹ về bệnh tay chân miệng ở trẻ em khi nhập viện (trước giáo dục sức khỏe) bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu khảo sát (phụ lục 2). Các bà mẹ sẽ mất 15 - 20 phút để trả lời toàn bộ câu hỏi trong phiếu điều tra. Sau khi các bà mẹ hoàn thành, phiếu khảo sát sẽ được kiểm tra lại toàn bộ thông tin để tránh bỏ sót các thông tin.

- Bước 4: can thiệp giáo dục sức khỏe thông qua cung cấp nội dung kiến thức về bệnh tay chân miệng ở trẻ em và phát tờ rơi.

- Bước 5: đánh giá kiến thức của bà mẹ về bệnh tay chân miệng ở trẻ em sau giáo dục sức khỏe (trước khi ra viện) bằng phiếu khảo sát (phụ lục 2).

- Bước 6: đánh giá kiến thức của bà mẹ về bệnh tay chân miệng ở trẻ em sau giáo dục sức khỏe 1 tháng bằng phiếu khảo sát (phụ lục 2).

Sau 1 tháng kể từ ngày kết thúc chương trình can thiệp, tiến hành đánh giá kiến thức của các bà mẹ lần 3. Chúng tôi liên lạc bằng điện thoại trước khi đến từng nhà các bà mẹ (thông tin về số điện thoại và địa chỉ cụ thể đã được nghiên cứu viên lưu lại sau lần đánh giá thứ nhất). Sau đó chúng tôi tiếp cận các bà mẹ có trong danh sách chọn và tiến hành thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát như 2 lần trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện phụ sản nhi đà nẵng, năm 2018 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)