bà mẹ sau can thiệp giáo dục
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gây thành dịch và thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể để lại nhiều biến chứng và dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Vì vậy để giảm tỷ lệ mắc bệnh đòi hỏi các bà mẹ phải có kiến thức chung về bệnh tay chân miệng. Theo nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn các bà mẹ đã được nghe về bệnh tay chân miệng trước đó chiếm tỷ lệ 92,6% nhưng chỉ là tên bệnh chứ không rõ nguyên nhân, đường lây truyền, các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu, biến chứng của bệnh. Theo kết
quả ở bảng 3.6, chỉ có 19,1% bà mẹ biết nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng là do vi rút, vẫn còn 38,2% bà mẹ cho rằng do vi khuẩn, 2,9% do ký sinh trùng và 39,8% bà mẹ không biết nguyên nhân gây bệnh. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Trần Đỗ Hùng, Dương Thị Thùy Trang (2013) có đến 66,7% bà mẹ không biết hoặc cho rằng vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh [10]. Sau can thiệp, kiến thức của bà mẹ được cải thiện đáng kể, tỷ lệ bà mẹ chọn vi rút ngay sau can thiệp là 82,4% và sau can thiệp 1 tháng là 80,9%.
Về đường lây truyền, trước can thiệp chỉ có 19,1% bà mẹ biết rằng đường lây truyền bệnh TCM là đường tiêu hóa và có đến 19,1% bà mẹ không biết về đường lây truyền. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của VNRC phối hợp cùng IFRC và nghiên cứu của Cao Thị Thúy Ngân với tỷ lệ bà mẹ không biết đường lây truyền lần lượt là 21,2%, 19,2% [13], [32].Các kết quả trên cho thấy rằng, trước khi có hoạt động truyền thông, tư vấn, kiến thức đúng của các bà mẹ về đường lây truyền còn có những hạn chế nhất định. Nhưng sau khi có hoạt động can thiệp giáo dục, kiến thức đúng của bà mẹ đã thay đổi rõ rệt, tỷ lệ này tăng lên ngay sau can thiệp là 79,4% và duy trì sau can thiệp 1 tháng là 73,5%. Qua đó chúng ta cần đẩy mạnh việc cung cấp kiến thức về đường lây truyền bệnh TCM trong công tác giáo dục sức khỏe, vì đây là một trong những biện pháp giúp phòng bệnh TCM có hiệu quả.
Theo kết quả phân tích vềcác yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tay chân miệng ở bảng 3.24, trước can thiệp yếu tố nguy cơ gây bệnh được bà mẹ biết nhiều nhất là do vệ sinh cá nhân không đảm bảo chiếm 66,2% và các yếu tố bà mẹ ít biết đến là do tiếp xúc với người mắc bệnhchiếm 25%, do sàn nhà không đảm bảo vệ sinh chiếm 27,9%, do đồ dùng của trẻ không đảm bảo vệ sinh chiếm 32,4%. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Vũ Thị Thúy Mai, Đỗ Minh Sinh (2012), có tỷ lệ lần lượt là 16%, 3,6%,18,6%, 35,6% [12]. Sau can thiệp giáo dục, kiến thức đúng của bà mẹvề các yếu tố nguy cơ được tăng lên rõ rệtngay sau can thiệp và vẫn duy trì mức tốt sau 1 tháng can thiệp. Vì chỉ có 4 yếu tố nguy cơ, trong đó có một yếu tố nguy cơ rất dễ nhớ là do tiếp xúc với
người mắc bệnh, ba yếu tố nguy cơ còn lại liên quan đến việc không đảm bảo vệ sinh của trẻ. Do đó, chỉ cần truyền thông nhắc lại thông qua kênh truyền thông đại chúng thì tính duy trì lâu dài những kiến thức về yếu tố nguy cơ của các bà mẹ cũng là một điều rất dễ nhận thấy.
Phỏng vấn 68 bà mẹ về biến chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em, trước can thiệp kiến thức đúng của các bà mẹ về biến chứng nặng bệnh Tay chân miệng thấp: trong đó viêm cơ tim, suy tim 25%, phù phổi cấp 27,9%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Đặng Quang Ánh (2013) với tỷ lệ viêm cơ tim 19,2%, phù phổi cấp 20,3% [1].Sau can thiệp giáo dục, kiến thức đúng của bà mẹ đã tăng lên, ngay sau can thiệp viêm cơ tim, suy tim 89,7%, phù phổi cấp 73,5%, và sau can thiệp 1 tháng chiếm tỷ lệ viêm cơ tim, suy tim 76,5%, phù phổi cấp 57,4%. Điều này chứng tỏ các bà mẹ đã dần ý thức được mức độ nghiêm trọng mà bệnh tay chân miệng gây ra và chúng tôi hi vọng rằng các bà mẹ sẽ chủ động hơn trong công tác chăm sóc, phòng bệnh cho trẻ.
Bệnh tay chân miệng có những biểu hiện dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như bệnh viêm loét miệng và bệnh có phát ban da như thủy đậu, viêm da, sốt phát ban. Việc phân biệt được bệnh tay chân miệng với các bệnh này là hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cách xử trí của các bà mẹ và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ[4].Theo kết quả thu được ở bảng 3.27, trước can thiệp có rất ít bà mẹ biết được cách phân biệt bệnh, bệnh viêm loét miệng 27,9%, bệnh có phát ban 22,1%.Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Vũ Thị Thúy Mai, Đỗ Minh Sinh (2012) với nhiệt miệng 3,6%, bệnh thủy đậu 10,3%, bệnh viêm da và sốt phát ban đều chiếm tỷ lệ 0%[12]. Điều này có thể được lý giải do trong nghiên cứu của Vũ Thị Thúy Mai, Đỗ Minh Sinh (2012) nghề nghiệp chủ yếu của các bà mẹ là làm nông nghiệp chiếm 60% còn nghề nghiệp của các bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ bà mẹ là buôn bán 22,1%, cán bộ công chức 27,9%, nội trợ 16,2%, công nhân 33,8% và nông dân 0% nên khả năng các bà mẹ tiếp nhận thông tin qua nhiều nguồn khác nhau là đa dạng hơn. Tuy nhiên ngay sau khi giáo dục sức khỏekiến thức đúng của các bà mẹ đã
có sự thay đổi rõ rệt, tỷ lệ bà mẹ phân biệt được bệnh TCM với bệnh viêm loét miệng, bệnh có phát ban da ngay sau can thiệp chiếm lần lượt là 85,3%, 82,4% và sau can thiệp 1 tháng chiếm lần lượt là 80,9%, 76,5%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Vũ Thị Thúy Mai, Đỗ Minh Sinh (2012), tỷ lệ bà mẹ phân biệt được bệnh TCM với bệnh nhiệt miệng, thủy đậu, viêm da, sốt phát ban ngay sau can thiệp chiếm lần lượt là 92,3%, 86,1%, 86,6%, 84,5% và sau can thiệp 3 tháng chiếm lần lượt là 65,5%, 73,7%, 50,5%, 69,1% [12].Điều này chứng tỏ hiệu quả của can thiệp truyền thông, mặc dù kiến thức của phần này khó và tương đối dài nhưng sau khi được truyền thông, giáo dục hầu hết các bà mẹ có thể phân biệt được bệnh TCM với các bệnh khác, từ đó khả năng kiểm soát bệnh TCM của cộng đồng sẽ được cải thiện đáng kể.
Điểm trung bình kiến thức chung về bệnh tay chân miệng của các bà mẹ tăng ngay sau can thiệp (18,82 ± 3,34 ,dao động từ 10 đến 23 điểm) và vẫn còn duy trì ở mức cao sau 1 tháng can thiệp 16,82 ± 2,62 (dao động từ 10 đến 21 điểm). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình kiến thức chung về bệnh Tay chân miệng của các bà mẹ giữa ngay sau can thiệp và trước can thiệp, giữa sau can thiệp 1 tháng và trước can thiệp (p<0,05) với khoảng tin cậy 95%. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Hồ Thị Thiên Ngân (2013) và cộng sự đã có sự cải thiện về kiến thức chung về bệnh TCM sau can thiệp giáo dục [14]. Từ kết quả này cho thấy hiệu quả của chương trình can thiệp giáo dục sức khỏe trong việc thay đổi kiến thức chung của bà mẹ về bệnh tay chân miệng ở trẻ em.