Thực trạng ñộ t quỵ não và nhận thức về ñộ t quỵ não của người cao tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi nhận thức về đột quỵ não của người cao tuổi tại xã giao lạc giao thủy nam định sau can thiệp giáo dục sức khỏe (Trang 27 - 29)

Người cao tuổi thường hay mắc bệnh mạn tính, theo kết quả nghiên cứu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều cho thấy nhĩm bệnh mạn tính phổ biến nhất ở người từ 60 tuổi trở lên là tăng huyết áp, đái tháo đường, đột quỵ, bệnh xương khớp, rối loạn lipid máu, thừa cân béo phì. Trong đĩ, tăng huyết áp và đái tháo đường, đột quỵ là 3 nguyên nhân gây tử vong phổ biến ở người từ 60 tuổi trở lên [34], [35].

Nguy cơ xảy ra đột quỵ gia tăng theo tuổi, tuổi càng cao, nguy cơ ĐQN càng tăng, điều này phù hợp với kinh điển về vai trị của tuổi đối với ĐQN, tuổi tăng là yếu tố nguy cơ độc lập quan trọng trong ĐQN. Theo Trần Văn Tuấn điều tra về dịch tễ học đột quỵ não tại tỉnh Thái Nguyên, thời gian từ tháng 10 năm 2003 đến tháng 2 năm 2004. Các kết quả thu được như sau: Tỷ lệ mắc bệnh gặp nhiều ở nhĩm

trên 60 tuổi (76,75%), tỷ lệ mới mắc bệnh trung bình hàng năm là 28,98/100.000 dân, tỷ lệ hiện mắc trung bình hàng năm là 106/100.000 dân, tỷ lệ tử vong trung bình hàng năm là 17/100.000 dân [18].

Theo Nguyễn Văn Thắng nghiên cứu về dịch tễ học và can thiệp dự phịng đột quỵ não tại tỉnh Hà Tây cũ 2011 cho kết quả tại thời điểm điều tra 12/2006 cĩ 149 người hiện mắc đột quỵ trên 87.677 dân, tỷ lệ hiện mắc trên 100.000 dân là 169,9 trong đĩ ở nhĩm tuổi <60 chiếm 22,8, nhĩm tuổi ≥ 60 chiếm 77,2%. Năm 2006 tỷ lệ mới mắc là 33/100.000 dân và cao nhất ở nhĩm tuổi ≥60 chiếm 69%. Tỷ lệ tử vong là 20,5/100.000 dân [13]

Ở Việt Nam, cơ sở hạ tầng cịn thiếu thốn, nên việc chẩn đốn, xử trí và quản lý người bệnh đột quỵ cịn gặp nhiều khĩ khăn. Kiến thức vềđột quỵ của người dân cũng cịn hạn chế, khơng nhận biết được các triệu chứng để kịp thời đưa người bệnh đi cấp cứu. Hậu quả là tỷ lệ người bệnh bị di chứng nặng nề là rất cao. Một nghiên cứu của Vũ Anh Nhị và đồng nghiệp tiến hành cĩ tới 40% thân nhân người bệnh khi được hỏi khơng hiểu biết về đột quỵ và các dấu hiệu nhận biết. Thậm chí, họ cịn nhầm lẫn đột quỵ với các bệnh khác như trúng giĩ, đau nửa đầu hoặc đau tim. Chính vì thế, khơng ít người đã chọn cách sơ cứu sai như xoa dầu nĩng, cạo giĩ, cắt lể hoặc cúng bái dẫn đến chậm trễ trong cấp cứu người bệnh.

Tại Nam Định chưa cĩ nghiên cứu nào điều tra về nhận thức đột qụy não của người cao tuổi nhưng quan sát thực tế trên lâm sàng tại khoa thần kinh bệnh viện đa khoa Nam Định cho thấy nhận thức vềđột quỵ não cịn chưa cao, nhiều người bệnh đến bệnh viện trong tình trạng nặng như đã cĩ liệt, chưa nhận thức được các dấu hiệu cảnh báo, nguy cơ và cách dự phịng đột quỵ não.

Xã Giao Lạc là một xã thuộc huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định cách xa bệnh viện đa khoa tỉnh khoảng 50- 70km, là một xã vùng ven biển, người dân cĩ thĩi quen ăn mặn đặc biệt là người cao tuổi trong khi đĩ tỷ lệ người cao tuổi khá cao nhưng trình độ dân trí thấp, ít tiếp cận với các dịch vụ y tế do đĩ nhận thức về các bệnh mạn tính trong đĩ cĩ đột quỵ não là thấp, nhiều người cho rằng đột quỵ não

khơng thể dự phịng, bị liệt thì khơng thể phục hồi hoặc nhầm lẫn đột quỵ não với trúng giĩ hay bệnh đau đầu nên thường chủ quan và khơng đi khám dẫn đến tử vong đột ngột hoặc vào viện muộn dẫn dến di chứng nặng nề. Vì vậy giáo dục sức khỏe cho người dân nĩi chung và đặc biệt là cho người cao tuổi là vơ cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi nhận thức về đột quỵ não của người cao tuổi tại xã giao lạc giao thủy nam định sau can thiệp giáo dục sức khỏe (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)