Địa hình và khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động và sử dụng nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 49)

- Địa hình: Địa hình của huyện có chiều hướng dốc xuống dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, với độ dốc 0,04% và độ chênh lệch cao trung bình là 1,1 m/km dài. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 14m, thấp nhất là 10m thuộc xã Dương Thành, đỉnh cao nhất là Đèo Bóp, thuộc xã Tân Thành, có chiều cao lên đến 250m. Huyện Phú Bình còn có nhiều đồi núi thấp, thích hợp cho việc khai thác nguyên vật liệu phục vụ xây dựng hạ tầng giao thông vận tải và các khu công nghiệp.

- Khí hậu: Khí hậu của huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện dao động khoảng 23,1 - 24,4 ºC. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 - 28,9ºC) và tháng lạnh nhất (tháng 1 - 15,2ºC) là 13,7ºC.

+ Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2000 đến 2500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Độẩm trung bình hàng năm khoảng 81 - 82%.

Huyện Phú Bình còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió lục địa, hướng Tây hoặc Tây Nam; gió biển theo hướng Đông Nam. Vào các tháng 7, 8 ,9 thường có bão làm ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn.

b, Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất:

Tài nguyên đất đai của Phú Bình có nhiều chủng loại nhưng phân bố không tập trung. Theo số liệu thống kê năm 2019 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 24.337 ha, trong đó đất nông lâm nghiệp có 20.376,5 ha (chiếm 83,78%); đất phi nông nghiệp có 3954,5 ha (chiếm 16,2%); đất chưa sử dụng có 6,0 ha (chiếm 0,02%). Như vậy, đất nông nghiệp của huyện chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên, đây sẽ là điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế xã hội.

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất huyện Phú Bình giai đoạn 2017 - 2019 Loại đất Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển (%) DT (ha) cấu (%) DT (ha) cấu (%) DT (ha) cấu (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 BQC Tổng diện tích đất 24.337,0 100,00 24.337,0 100,00 24.337,0 100,00 100,00 100,00 100,00

I. Đất nông lâm nghiệp 20.430,4 83,95 20.402,6 83,83 20.376,5 83,73 99,86 99,87 99,87

1. Đất SX nông nghiệp 14.464,0 70,80 14.442,3 70,79 14.419,5 70,77 99,85 99,84 99,85

Đất trồng cây hàng năm 10.125,0 70,00 10.102,7 69,95 10.087,4 69,96 99,78 99,85 99,81

Đất cây lâu năm, cây CN 4339,0 30,00 4.339,6 30,05 4.332,1 30,04 100,01 99,83 99,92 2. Đất lâm nghiệp 5.530,0 27,07 5.525,8 27,08 5.524,5 27,11 99,92 99,98 99,95 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 400,0 1,96 397,9 1,95 396,0 1,94 99,48 99,52 99,50 4. Đất nông nghiệp khác 36,4 0,18 36,6 0,18 36,5 0,18 100,55 99,73 100,14 II. Đất phi nông nghiệp 3.899,9 16,02 3.928,3 16,14 3.954,5 16,25 100,73 100,67 100,70 1. Đất ở 1.103,7 28,30 1.107,2 28,19 1.110,9 28,09 100,32 100,33 100,33

Đất ở nông thôn 1.037,8 94,03 1.041,0 94,02 1.044,5 94,02 100,31 100,34 100,32

Đất ở thành thị 65,9 5,97 66,2 5,98 66,4 5,98 100,46 100,30 100,38

2. Đất chuyên dùng 2.796,2 71,70 2.821,1 71,81 2.843,6 71,91 100,89 100,80 100,84 III. Đất chưa sử dụng 6,7 0,03 6,1 0,03 6,0 0,02 91,04 98,36 94,63

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là: 24.337 ha, được chia làm 3 loại đất như sau: diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 84% trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm gần 71% tổng diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 27%, còn lại diện tích mặt nước không đáng kể chỉ chiếm gần 2% trong tổng diện tích đất nông nghiệp; đứng thứ 2 là phi nông nghiệp chiếm khoảng gần 16% trong đó diện tích đất chuyên dùng là chủ yếu chiếm 72%, đất ở chiếm 28%; Đất chưa sử dụng chiếm 0,02% tổng diện tích đất tự nhiên.

Trong giai đoạn 2017 - 2019 cơ cấu sử dụng đất của huyện Phú Bình có sự

chuyển dịch không đáng kể. Số liệu thống kê cho thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm nhẹ, diện tích giảm bình quân 0,15%/năm chuyển sang đất phi nông nghiệp; đất lâm nghiệp giảm bình quân là 0,05%/năm; các diện tích đất lâm nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp như xây dựng Khu công nghiệp Điềm Thụy; đất phi nông nghiệp tăng 0,7%/năm; đất ở tăng nhẹ cụ thể tăng 0,33%/năm; diện tích

đất chưa sử dụng của huyện Phú Bình giảm bình quân 5,4%/năm.

Nhìn chung các loại đất của huyện Phú Bình thuộc loại đất khá bạc màu, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình làm ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng phát triển của các loại cây trồng.

- Tài nguyên nước mặt

Nguồn nước cung cấp cho Phú Bình chủ yếu của sông Cầu và các suối, hồ đập. Sông Cầu là một sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình, chiều dài đoạn sông chảy qua Phú Bình là 29 km, vì vậy ngoài việc cung cấp nước phục vụ tưới tiêu, sản xuất, sinh hoạt... sông Cầu còn là tuyến giao thông đường thủy quan trọng, phục vụ nhu cầu vận tải cát, sỏi, nguyên vật liệu xây dựng.

- Tài nguyên khoáng sản

Về tài nguyên khoáng sản tự nhiên, Phú Bình không có các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn như ở các huyện khác của tỉnh. Phú Bình có nguồn cát, đá sỏi ở

sông Cầu. Đây là nguồn vật liệu xây dựng khá dồi dào, phục vụ cho các hoạt động khai thác đáp ứng cho nhu cầu trong huyện và địa bàn lân cận.

Huyện Phú Bình còn có một hệ thống kênh đào có chiều dài 33 km được xây dựng từ thời Pháp thuộc, kênh đào chảy qua địa phận huyện từ xã Đồng

Liên, qua xã Đào Xá, Bảo Lý, Hương Sơn, Tân Đức rồi chảy về địa phận tỉnh Bắc Giang.

2.1.2. Đặc đim kinh tế - xã hi

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện giai đoạn vừa qua rất nhanh theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2017 cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm 20,3% đến năm 2019 giảm xuống còn 18,9% (giảm 1,4%); ngành công nghiệp - xây dựng năm 2017 chiếm 51,5% đến năm 2019 tăng lên 52,3% (tăng 0,8%), trong đó chủ yếu tăng do lĩnh vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Khu công nghiệp Điềm Thụy; ngành thương mại dịch vụ biến động tăng giảm không lớn. Kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện hướng tích cực, theo đúng chủ trương đường lối đề

ra tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI nhiệm kỳ (2015-2020), với mục tiêu phấn đấu tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vu, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng cường thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người dân. Về giá trị sản xuất và cơ cấu của các ngành được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2: Giá trị, cơ cấu ngành kinh tế huyện Phú Bình giai đoạn 2017 -2019

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tốc độ phát triển (%) SL (triệu đồng) CC (%) SL (triệu đồng) CC (%) SL (triệu đồng) CC (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 BQC Tổng GTSX 7.308,80 100,00 7.975,10 100,00 8564,4 100,00 109,12 107,39 108,25 - Nông - lâm - thủy sản 1.485,50 20,32 1.620,60 20,32 1617,1 18,88 109,09 99,78 104,34 -Công nghiệp - xây dựng 3.761,00 51,46 4.155,10 52,10 4396,5 51,33 110,48 105,81 108,12 -TM-Dịch vụ 2.062,30 28,22 2.199,40 27,58 2550,7 29,78 106,65 115,97 111,21

(Nguồn: Báo cáo kinh tế huyện Phú Bình)

Qua bảng 2.2 ta thấy giá trị ngành kinh tế trên địa bàn huyện đều biến động qua các năm, tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2017 là 7.308,8 triệu đồng đến năm 2019 đã tăng lên 8.564,4 triệu đồng được chia làm 3 ngành:

- Giá trị ngành Nông - lâm - thủy sản năm 2017 là 1.485,5 triệu đồng chiếm 20,32% tổng giá trị sản xuất, đến năm 2019 đã tăng lên 1.617,1 triệu đồng chiếm 18,88% tổng giá trị sản xuất, đã có sự dịch chuyển cơ cấu sang 2 ngành còn lại nhất là ngành thương mại và dịch vụ.

- Giá trị ngành Công nghiệp- xây dựng năm 2017 là 3.761 triệu đồng, chiếm gần 51,46% tổng giá trị sản xuất; năm 2019 tăng lên 4.396,5 triệu đồng chiếm 51,33% tổng giá trị SX, tăng bình quân là 8,12%/năm. Đánh giá trung huyện phát triển hướng công nghiệp - xây dựng chưa mạnh.

- Giá trị ngành Thương mại- dịch vụ năm 2017 là 2.062,3 triệu đồng chiếm 28,22% tổng giá trị SX, đây là tỷ lệ rất cao; năm 2019 tăng lên 2.550,7 triệu đồng chiếm 29,78%. Tỷ lệ giá trị sản xuất ngành thương mại dịch cao là do huyện có Khu công nghiệp Điềm Thụy và du lịch tâm linh đền Cầu Muối cũng đang phát triển khá tốt. Giá trị tăng bình quân trong 3 năm là 11,21%/năm.

Trên đây đã thể hiện sự tăng về giá trị của cả ba ngành kinh tế trên địa bàn huyện qua đó thể hiện các ngành kinh tế của huyện có sự gia tăng về giá trị ở cả ba ngành trong đó ngành Nông - lâm - thủy sản vẫn là ngành chủ đạo của huyện, các ngành thương mại- dịch vụ và công nghiệp xây dựng đang có hướng phát triển mạnh.

2.1.1.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Năm 2017 thực hiện chủ trương của Quốc hội tách xã Đồng Liên, huyện Phú Bình và sát nhập vào thành phố Thái Nguyên, đã làm cho dân số của huyện giảm xuống còn 142.205 người (giảm 2.735 người so với năm 2016). Mật độ dân số trung bình là 630 người/km2, phân bố không đều giữa các xã trong huyện, các xã có mật

độ dân số cao trên 1000 người/km2 là Nhã Lộng, Thanh Ninh và Hà Châu. Các xã có mật độ dân số thấp dưới 400 người/km2 gồm Bàn Đạt, Tân Khánh, Tân Kim và Tân Thành.

Số người đang trong độ tuổi lao động năm 2017 là 93.569 người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 73%, lao động phi nông nghiệp chiếm 27%. Đến năm 2019 người đang trong độ tuổi lao động là 96.070 người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 62%, lao động phi nông nghiệp chiếm 38%. Qua thống kê số liệu cho ta thấy số lao động nông nghiệp năm 2019 giảm là do thay đổi trong cơ cấu lao

động có su hướng giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Điều nay cũng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, trong mấy năm gần đây với chủ trương thu hút đầu tư nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, tại Khu công nghiệp Điềm Thụy đã thu hút 40 dự án FDI, các dự án may TNG, TDT, Thành Hưng, Kim loại màu Việt Bắc, các khu du lịch sinh thái... do vậy tỷ trọng lao động phi nông nghiệp ngày một tăng lên, lao

động nông nghiệp mặc dù giảm dần về tỷ trọng xong giá trị sản xuất nông lâm nghiệp vẫn tăng ổn định, do áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất tiết kiệm nhân công, thời gian, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp....

Đánh giá một cách tổng quan, nguồn lao động của Phú Bình tuy khá dồi dào nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, số lao động trẻ hầu như sau khi tốt nghiệp THPT đều tìm kiếm việc làm tại các công ty, nhà máy hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, những lao động trẻ tuổi thường ít mặn mà với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Do vậy để phát huy nâng cao giá trị

ngành nông nghiệp trong những năm tới huyện cần phải có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, tập trung thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Bảng 2.3. Tình hình dân số và lao động trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2017-2019 Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 Tốc độ phát triển (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 BQC 1. Tổng nhân khẩu Khẩu 153.225 100,00 156.194 100,00 157.415 100,00 101,94 100,78 101,36 - Nhân khẩu nông thôn Khẩu 144.018 93,99 146.842 94,01 147.888 93,95 101,96 100,71 101,34 - Nhân khẩu khu vực

thành thị Khẩu 9.207 6,01 9.352 5,99 9.527 6,05 101,57 101,87 101,72

2. Tổng số hộ Hộ 36.375 100,00 36.480 100,00 36.745 100,00 100,29 100,73 100,51 - Hộ nông nghiệp Hộ 26.931 74,04 26.065 71,45 25.429 69,20 96,78 97,60 97,17 - Hộ phi nông nghiệp Hộ 9.444 25,96 10.415 28,55 11.316 30,80 110,28 108,65 109,47 3. Tổng số lao động Người 93.569 100,00 93.910 100,00 96.070 100,00 100,36 102,30 101,33 - Lao động nông nghiệp Người 68.450 73,15 60.397 64,31 59.365 61,79 88,24 98,29 93,13

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phú Bình năm

Đánh giá một cách tổng quan, nguồn lao động của Phú Bình tuy khá dồi dào nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, số lao động trẻ hầu như sau khi tốt nghiệp

THPT đều tìm kiếm việc làm tại các công ty, nhà máy hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, những lao động trẻ tuổi thường ít mặn mà với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Do vậy để phát huy nâng cao giá trị

ngành nông nghiệp trong những năm tới huyện cần phải có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, tập trung thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Để giải quyết vấn đề này cần có chính sách hợp lý: Nâng cao dân trí, mở thêm ngành nghề, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhằm giải phóng sức lao động dư thừa phục vụ cho ngành khác. Từđó, giúp nền kinh tế của huyện phát triển một cách toàn diện, cân đối trong cơ cấu trong trời gian tới.

Hầu hết những người trong độ tuổi lao động của huyện đều có việc làm chủ yếu là lao động phổ thông. Chất lượng nguồn lao động nhìn chung đã được cải thiện nhiều, lực lượng lao động có sức trẻ, cần cù, chịu khó. Tuy nhiên trình độ chuyên môn kỹ thuật của sốđông còn hạn chế vì vậy về chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật, nên năng suất lao động còn thấp.

Đó là tình trạng thiếu hụt kỹ năng của người lao động. Lao động có tay nghề

cao, công nhân kỹ thuật thiếu do đầu tư cho giáo dục chưa đủ, cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, thiếu cơ sởđịnh hướng.

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm huy động các nguồn lực từ nhân dân, và huyện hội hóa, hệ

thống điện, đường, trường trạm đã được quan tâm xây dựng đảm bảo thuận tiện cho sự phát triển kinh tế- văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao của nhân dân.

2.1.3. H thng cơ s h tng ca huyn Phú Bình

- Giao thông: Huyện Phú Bình có một hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh và phân bố hợp lý giữa các đường quốc lộ - tỉnh lộ - huyện lộ và liên xã. Toàn huyện có 487km đường trong đó quốc lộ 30km, tỉnh lộ 15km, đường ô vuông đô thị có 42km, còn lại là đường dân sinh, đã trải nhựa và bê tông Hệ thống giao thông thuận lợi, tạo điều kiện tốt cho việc giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế xã hội của huyện. Ngoài hệ thống đường bộ, thành phố còn có hệ thống đường thủy

- Thuỷ lợi: Cho đến nay huyện có hơn 121 công trình thủy lợi lớn nhỏ tương

đương 537km, ngoài nguồn nước sông Cầu cung cấp nước tưới cho các vùng phía

Đông và phía Nam của huyện, còn hồ Núi Cốc cung cấp nước tưới cho các xã ở

phía Bắc. Hệ thống kênh mương nội đồng là rất tốt điều đótạo điều kiện thuận lợi

đến hoạt động sản xuất của người nông dân như: năng suất, chất lượng cây trồng của nông dân.

- Điện: Nguồn cung cấp điện cho huyện hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110kV và 220kV thông qua đường hạ thế xuống 35kV - 12kV - 6kV/380V/220V; 100% người dân ở huyện được sử dụng điện lưới quốc gia.

- Hệ thống giáo dục: Cơ sở vật chất, thiết bị trường học được đầu tư nâng cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động và sử dụng nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)