Cơ chế huy động và phân cấp sử dụng vốn trong XDNTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động và sử dụng nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 30)

1.1.4.1. Cơ chế huy động nguồn vốn

Trên cơ sở nhu cầu nguồn vốn để đảm bảo thỏa mãn các tiêu chuẩn nông thôn mới, chính quyền các cấp có trách nhiệm tổng hợp, hoạch định và xây dựng kế

hoạch, cơ chế huy động nguồn vốn cho địa phương mình.

- Một là, cơ chế hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách: Lập kế hoạch sử dụng vốn từ

cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh và trung ương trên cơ sở kế hoạch chỉ tiêu hoàn thành nông thôn mới được giao hàng năm và theo tùng thời kỳ.

- Hai là, cơ chế kêu gọi nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án: Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, bao gồm: Các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên

nhà nước hỗ trợ trực tiếp của Chương trình XDNTM - bao gồm cả trái phiếu Chính phủ (nếu có).

- Ba là, cơ chế kêu gọi hợp tác đầu tư theo hình thức công – tư: Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và

được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật. Xây dựng cơ chế và cách thức thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp theo hình thức BT, PPP áp dụng cho Chương trình nông thôn mới.

- Bốn là, cơ chế vận động, tuyên truyền và sự ủng hộ của người dân: Tuyên truyền, vận động người dân tham gia ý kiến vào xây dựng NTM. Giúp cho người dân hiểu được họ có vai trò chủ thể, có quyền ra quyết định lựa chọn các công trình, các hoạt động cần ưu tiên trong xây dựng NTM.

1.1.4.2. Phân cấp quản lý, sử dụng nguồn vốn trong XDNTM

Trong quá trình chuẩn bị đầu tư cần tiến hành lấy ý kiến tham gia của cộng

đồng dân cư về báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thiết kế, bản vẽ thi công và dự toán các công trình cơ sở hạ tầng. UBND huyện là cấp quyết định đầu tư, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật các công trình có mức vốn đầu tư trên 3 tỷđồng có nguồn gốc từ

ngân sách và các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao. UBND xã là cấp quyết định

đầu tư, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật các công trình có mức vốn đầu tưđến 3 tỷđồng có nguồn gốc từ ngân sách.

Lựa chọn nhà thầu: Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng cơ sở hạ tầng các xã thực hiện theo 3 hình thức:

- Giao cho các cộng đồng dân cư thôn, bản, ấp (những người hưởng lợi trực tiếp từ chương trình) tự thực hiện xây dựng.

- Lựa chọn nhóm thợ, cá nhân trong xã có đủ năng lực để xây dựng. - Lựa chọn nhà thầu thông qua hình thức đấu thầu (theo quy định hiện hành). Khuyến khích thực hiện hình thức giao cho cộng đồng dân cư hưởng lợi trực tiếp từ công trình tự thực hiện xây dựng.

Đối với tất cả các xã, hỗ trợ 100% từ ngân sách nhà nước cho: Công tác quy hoạch; xây dựng trụ sở xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về XDNTM cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã. Đối với các xã thuộc các huyện nghèo thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP, ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, hỗ trợ tối đa 100% từ ngân sách nhà nước cho: Xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã,

đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã, thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; phát triển sản xuất và dịch vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản.

Tùy theo điều kiện của từng địa phương để sử dụng nguyên tắc hỗ trợ xây dựng các công trình, hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) không quy định bắt buộc nhân dân

đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. Nhân dân bàn bạc mức tự

nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua. Hộ nghèo tham gia trực tiếp lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương được chính quyền địa phương xem xét, trả thù lao theo mức phù hợp với mức tiền lương chung của thị trường lao động tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương. Ủy ban nhân dân địa phương xem xét, quyết định mức thù lao cụ thể sau khi trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành, huyện, xã triển khai thực hiện (Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định 695/QĐ-TTg).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động và sử dụng nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)