nông thôn mới
1.1.7.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở mỗi địa phương
Vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của mỗi địa phương, đến việc thu hút vốn đầu tư và phát triển KTXH. Những
địa bàn có vị trí thuận lợi, gần các khu đô thị, khu công nghiệp, khu vực có nhiều nguồn tài nguyên,...dễ thu hút vốn đầu tư hơn các khu vực khác.
Ngoài ra, các điều kiện về kinh tế xã hội như: cơ sở hạ tầng, thu nhập của người dân, trình độ của lao động địa phương càng thuận lợi, phát triển cao thì càng thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư vào phát triển KTXH.
1.1.7.2. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước phát triển kinh tế, thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
Các chính sách kinh tế bao gồm cả các chính sách của Trung ương và của địa phương. Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động lớn nhất đến kết quả huy
đầu tưở các địa phương. NV đầu tư này vừa tạo nguồn thu cho các nhà đầu tư, tạo nguồn thu cho nhà nước thông qua thuế. Hơn nữa, là vấn đề tạo việc làm cho lao
động địa phương, hỗ trợ các hoạt động phát triển kinh tế ở các địa phương thông qua việc đầu tư hạ tầng cơ sở,…
1.1.7.3. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Chiến lược phát triển KTXH của các địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả huy động các nguồn lực thực hiện chương trình. Ở những địa phương có điều kiện phát triển mọi mặt nó làm giảm số lượng vốn cần hoàn thành các tiêu chí của chương trình vì các tiêu chí đánh giá gần như đã đạt. Những xã nghèo, kết cấu hạ
tầng nông thôn yếu kém thì chính quyền địa phương có nhu cầu phát triển KTXH càng lớn, đòi hỏi sựđóng góp của người dân nông thôn nhiều hơn. Các chiến lược phát triển được định hướng dài hạn, ổn định là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn đầu tư. Ngoài ra, cũng cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, có các chính sách khuyến khích đầu tư,...mới nâng cao được huy động vốn để phát triển kinh tế xã hội.
1.1.7.4. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý địa phương
Lãnh đạo chương trình ở các cấp giữ vai trò quan trọng trong định hướng mục tiêu, kế hoạch hành động và xây dựng lòng tin của cộng đồng về sự thành công của chương trình cũng như đảm bảo sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính để thực hiện. Đối với người lãnh đạo có trách nhiệm, hiểu biết, có trình độ, tạo được lòng tin với nhân dân thì sẽ vận động được người dân tham gia nhiệt tình trong quá trình thực hiện chương trình. Hơn nữa, cán bộ địa phương là những người gần dân nhất, hiểu được tâm tư nguyện vọng của người dân sẽđưa ra được những hướng đầu tưđúng đắn và hợp lòng dân. Đội ngũ cán bộ phải được đào tạo sâu về chuyên môn, phải nghiên cứu,
đầu tư sao cho có hiệu quả cao nhất, tránh thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Các nhân tố
này tác động trực tiếp đến hiệu quả của công cuộc đầu tư nói chung và của từng dự án
đầu tư nói riêng. Nếu năng lực chuyên môn thấp, công tác quản lý kém thì sẽ dẫn đến kết quảđầu tư.
1.1.7.5. Nhận thức về chương trình xây dựng nông thôn mới
XDNTM ở các địa phương. Việc nhận thức đúng và đủ về nội dung của chương trình sẽ làm cho quá trình xây dựng được thực hiện bài bản, chủ động trong quá trình thực hiện các nội dung đặc biệt là công tác huy động và sử dụng nguồn lực phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
Công tác tuyên truyền về XDNTM là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc tổ chức thực hiện chương trình, là nhiệm vụ của các cấp, các ngành từ Trung
ương đến cơ sở. Chất lượng của công tác tuyên truyền quyết định đến nhận thức của người dân về chương trình và mức độ sẵn lòng tham gia đóng góp. Khi người dân hiểu về vai trò của Chương trình XDNTM, hiểu rõ nội dung, phương pháp, cách làm, nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc XDNTM người dân sẽ chủđộng trong việc tham gia thực hiện chương trình, từng bước xóa bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước trong quá trình thực hiện.
1.1.7.6. Cơ chế chính sách của nhà nước
Đây là nhân tố thuộc về môi trường pháp lý, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động các NV cho thực hiện XDNTM thông qua tất cả các kênh huy động, trong đó
đặc biệt quan trọng là kênh đầu tư của các doanh nghiệp và nhà đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn.
Hệ thống chính sách hợp lý sẽ có tác động thu hút mạnh mẽ sựđầu tư và đóng góp các nguồn lực, trong đó có NV từ các nhà đầu tư cho quá trình thực hiện chương trình XD NTM.
1.1.7.7. Lợi ích của các đối tượng đóng góp cho chương trình
Khi tham gia đóng góp trong Chương trình thì sẽ có lợi ích gì? Là câu hỏi mà các đối tượng tham gia đóng góp sẽđặt ra. Vì vậy, khi thực hiện các chính sách huy
động nguồn lực để thực hiện chương trình, các địa phương cũng cần xác định các lợi ích mà các đối tượng tham gia đóng góp được nhận. Chẳng hạn, để huy động nguồn từ các doanh nghiệp thì địa phương cần có các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp về thuế, về các thủ tục, về mở rộng sản xuất,... Đối với nguồn huy động từ người dân, thì người dân là chủ thể của chương trình, là người hưởng thụ thành quả
chương trình XDNTM, tuy nhiên, để người dân tham gia một cách tự nguyện thì cần phải làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu những lợi ích mà họ sẽ được hưởng khi thực hiện chương trình này, vì trình độ dân trí ở mỗi địa phương
khác nhau nên cần có các hình thức tuyên truyền phù hợp.
1.1.7.8. Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện Chương trình
XDNTM dựa vào việc huy động cộng đồng để tận dụng các nguồn lực địa phương được coi là một hình thức quan trọng để phát triển các địa phương vì cộng
đồng hiểu rõ nhất về những khó khăn mà họ phải đối mặt để tìm ra những giải pháp cần thiết để giải quyết những khó khăn này.
Sự sẵn lòng tham gia đóng góp của người dân trong Chương trình XDNTM chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: khả năng tài chính, kết quả công tác tuyên truyền vận động, tính công khai, minh bạch trong quá trình huy động...