Các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB hoạt động tín dụng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 29 - 33)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB hoạt động tín dụng:

1.3.4.1. Những nhân tố từ phía khách hàng

- Sự hợp tác của khách hàng:

Mặc dù việc tạo điều kiện cho ngân hàng kiểm tra, kiểm soát khoản vay là một trong những nghĩa vụ của khách hàng, tuy nhiên trên thực tế không phải khách hàng nào cũng nhận thức đầy đủ nghĩa vụ này. Do đó hoạt động kiểm soát chỉ có thể đạt chất lượng cao khi khách hàng có thiện chí hợp tác với ngân hàng bằng việc cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ.

- Quy mô và sự phức tạp của khách hàng:

Tổng tài sản, doanh thu, số lượng chi nhánh và các công ty con, số ngành nghề kinh doanh, bản chất ngành nghề kinh doanh, số lượng khách hàng, địa bàn hoạt động của khách hàng. Khách hàng càng lớn, hoạt động vay càng phức tạp thì số tiền càng lớn, hệ thống sổ sách phức tạp hơn, khách hàng có thể vay ở nhiều ngân hàng khác nhau. Do đó mức độ kiểm soát càng khó khăn hơn. Khối lượng thông tin cần thu thập càng lớn, gây tốn kém thời gian, chi phí…

- Thời gian quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng:

Nếu khách hàng đã có mối quan hệ lâu dài với ngân hàng từ trước thì ngân hàng đã có sẵn thông tin, phương thức kiểm soát,… có thể giúp ngân hàng giảm thiểu chi phí kiểm soát.

Tuy nhiên, nếu như khách hàng lần đầu đến với ngân hàng thì việc tốn kém thời gian, chi phí là điều không thể tránh khỏi.

- Khả năng của khách hàng trong quản lý, sử dụng vốn vay.

Khi cho vay chắc hẳn ngân hàng sẽ thu nợ thông qua lãi hay vốn từ hoạt động kinh doanh của khách hàng thay vì khách hàng trả nợ bằng tài sản cầm cố, thế chấp.

Điều này phụ thuộc rất lớn vào cách quản lý và sử dụng vốn vay. Các nhân tố tác động đến điều này có thể là: vị thế, năng lực của khách hàng vay, trình độ khoa học kỹ thuật, đội ngũ quản lý, đạo đức nghề nghiệp….Và chắc chắn rằng, khi việc quản lý và sử dụng vốn vay của khách hàng có hiệu quả sẽ khiến hoạt động kiểm soát cho vay của ngân hàng dễ dàng hơn và ngược lại.

- Độ rủi ro của khoản vay: Tùy theo mức độ rủi ro tăng dần của từng khoản tín dụng thì mức độ kiểm soát sẽ chặt chẽ hơn.

1.3.4.2. Những nhân tố từ phía ngân hàng:

- Văn hoá tín dụng:

Phụ thuộc vào cán bộ tín dụng. Trên thực tế, các nhà quản lý ngân hàng coi cán bộ tín dụng là “đội ngũ đầu tiên” chống lại những vấn đề rủi ro tín dụng. Việc thẩm định tín dụng trước khi cho vay, cũng như việc kiểm tra sau khi cho vay phụ thuộc vào văn hoá tín dụng vì cán bộ tín dụng là người có những thông tin bí mật về năng lực tài chính của người vay và họ cũng là những người đầu tiên trong ngân hàng biết về những thay đổi trong chất lượng tín dụng. Do vậy, những thủ tục kiểm tra khoản vay chính xác có thể làm tăng sự khuyến khích đối với cán bộ tín dụng trong việc theo dõi khoản vay mà họ thực hiện. Việc tiêu phí thời gian và năng lượng vào những nhiệm vụ khác, sự phát hiện suy giảm chất lượng có thể phát sinh từ những đánh giá tín dụng sai lệch lúc đầu, những mối quan hệ cá nhân và những mối quan hệ phát sinh giữa cán bộ tín dụng và người vay có thể là những yếu tố không khuyến khích đối với cán bộ tín dụng.

Văn hoá tín dụng cần phải khắc phục được những bất cập này bằng cách hình thành môi trường mà trong đó thể hiện rõ ràng là cán bộ tín dụng được tin tưởng theo dõi chất lượng tín dụng. Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm trao đổi thông tin liên quan đến những khoản vay mà họ chịu trách nhiệm. Mục tiêu cuối cùng của việc kiểm tra khoản vay là theo dõi cán bộ tín dụng ( người chịu trách nhiệm theo dõi khoản vay) chứ không phải chỉ là bản thân khoản vay đó.

- Năng lực của cán bộ tín dụng:

Ngoài khả năng chuyên môn trong việc dự báo, phân tích ngành, phân tích tài chính, kiến thức pháp luật, hoạt động kiểm soát tín dụng đòi hỏi cán bộ tín dụng có một số kĩ năng sau:

+ Kỹ năng thu thập thông tin: Thông tin là quan trọng, càng thu thập được nhiều thông tin và thông tin càng có độ tin cậy cao càng tốt.

+ Kỹ năng và khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề: Kiểm soát tín dụng bao gồm việc kiểm soát nhiều yếu tố nhưng cần biết cách tổng hợp các yếu tố với nhau để có thể đưa ra những nhận định có ý nghĩa. Cần nhận biết được vấn đề nào mang tính tạm thời, vấn đề nào mang tính dài hạn để tìm cách khắc phục.

+ Nhạy bén trong việc phát hiện các dấu hiệu cảnh báo cũng như phải tỉnh táo trước bất kỳ cơ hội kinh doanh nào.

+ Kỹ năng thương lượng với khách hàng, tính chủ động trong cho vay và sau khi cho vay.

+ Kỹ năng xử lý nợ xấu, mối quan hệ và hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền (chính quyền địa phương, toà án…)

- Hệ thống định hạng tín nhiệm:

Là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc lượng hoá mức độ rủi ro của từng khoản vay của cả danh mục tín dụng. Tuy nhiên, các hệ thống định hạng tín dụng không phải là hoàn hảo và chứa đựng những nhân tố khách quan và chủ quan. Các nhân tố chủ quan làm cho kết quả của việc đánh

giá không tránh khỏi việc thiếu thống nhất. Nhưng dù sao, có một hệ thống nào đó còn hơn là bỏ qua việc đo lường rủi ro của khoản vay.

Hệ thống xếp hạng tín dụng chỉ hoạt động tốt khi các thông tin đầu vào là chính xác, trung thực và phương pháp đánh giá, xếp loại các các chỉ tiêu trong hệ thống phải khoa học, được thừa nhận trong khu vực và quốc tế, và phù hợp với từng hoàn cảnh. Điều này phụ thuộc rất lớn vào năng lực của cán bộ tín dụng.

Tuy nhiên, hệ thống định hạng này chỉ là biện pháp hỗ trợ, chứ không thể thay thế cho công tác thẩm định của cán bộ tín dụng.

- Công nghệ trong ngân hàng:

Công nghệ ngân hàng và trang thiết bị kỹ thuật cũng là một trong những nhân tố tác động đến hoạt động kiểm soát tín dụng của các ngân hàng nhất là trong thời đại khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão hiện nay. Một ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại, được trang bị các phương tiện kỹ thuật cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hoá các thủ tục, rút ngắn thời gian thẩm định đối với từng khách hàng và từ đó, tiết kiệm được rất nhiều thời gian dành cho công tác kiểm soát tín dụng. Sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại còn giúp cho việc thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, làm tiền đề cho hoạt động kiểm soát đạt hiệu quả cao hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương I, luận văn đã trình bày những vấn đề chung về KSNB hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Agribank, gồm các khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc của hệ thống kiểm tra nội bộ trong Agribank. Trong đó, luận văn tập trung làm rõ nội dung KSNB hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, các tiêu chí đánh giá KSNB hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trong Agribank và các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB hoạt động tín dụng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)